Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN 4


Bài 8
愛 蓮 說
  水 陸 草 木 之 花 可 愛 者 甚 蕃. 晉 陶 淵 明 獨 愛 菊. 自 李 唐
來, 世 人 甚 愛 牡 丹. 予 獨 愛 蓮 之 出 淤 泥 而 不 染, 濯 清 漣 而 不 妖, 中 通 外 直, 不 蔓 不 支, 香 遠 益 清, 亭 亭 淨 植, 可 遠 觀 而 不 可 褻 玩 焉. 予 謂: “菊, 花 之 隱 逸 者 也. 牡 丹, 花 之 富 貴 者 也. 蓮, 花 之 君 子 者 也.”
噫! 菊 之 愛, 陶 後 鮮 有 聞. 蓮 之 愛, 同 予 者 何 人? 牡 丹 之 愛,
宜 乎 眾 矣.           (周 敦 頤)
ÁI LIÊN THUYẾT
 Thuỷ lục thảo mộc chi hoa, khả ái giả thậm phiền. Tấn Đào Uyên Minh độc ái cúc.
Tự Lý Đường lai thế nhân thậm ái mẫu đơn. Dư độc ái liên chi xuất ứ nê nhi bất nhiễm,
trạc thanh liên nhi bất yêu, trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh,
đình đình tịnh thực. Khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên. Dư vị: “Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã. Mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã. Liên, hoa chi quân tử giả dã”.
 Y! Cúc chi ái. Đào hậu tiển hữu văn, liên chi ái đồng dư giả hà nhân? Mẫu đơn chi
ái nghi hồ chúng hỹ.              (Chu Đôn Di)
 Dịch nghĩa 
    NÓI VỀ VIỆC YÊU HOA SEN
  Hoa của các loài cây cỏ dưới mặt nước, trên mặt đất, loại đáng yêu rất là nhiều. Ông
Đào Uyên Minh đời Tấn chỉ yêu riêng một mình hoa cúc. Từ thời nhà Đường của họ Lý, người đời lại rất yêu hoa mẫu đơn. Ta chỉ yêu một mình hoa sen mà mọc lên từ chốn bùn lầy nước đọng nhưng không hề bị nhiễm bẩn, gội con sóng trong mà chẳng hề có cái đẹp lả lơi, bên trong thì thông suốt, bên ngoài thì thẳng thuốm, không cành không nhánh, mùi hương tỏ xa càng thêm thơm mát, đứng dong dỏng cao khiết. Chỉ có thể đứng xa mà nhìn không thể bỡn cợt nó được. Ta cho rằng:“Cúc là loài hoa của sự ẩn dật. Mẫu đơn là loài hoa phú quý. Còn hoa sen là loài hoa quân tử vậy”.
 Ôi! Sự yêu hoa cúc, sau ông Đào Uyên Minh ít nghe nói tới, sự yêu hoa sen cùng ta là
ai? Sự yêu hoa mẫu đơn thì thích hợp với mọi người vậy.        Minh Hải dịch  
 Dịch văn 
NÓI VỀ YÊU HOA SEN
  Hoa của loài thảo mộc dưới nước trên đất, thứ đáng yêu rất nhiều. Đào Uyên
Minh đời Tấn yêu hoa cúc. Từ Lý Đường lại đây, người đời rất mến chuộng mẫu đơn. Duy một ta yêu sen ở chỗ bùn lầy đọng bẩn mà không nhiễm, gội sóng trong mà chẳng có cái đẹp lả lơi. Trong thông ngoài thẳng, không nhánh không cành, hương xa càng thanh đạm. Từ dưới nước mọc thẳng lên trong sạch, có thể đứng xa mà nhìn mà chẳng ngắm khinh nhờn. Ta cho rằng: Cúc là hoa ẩn dật, mẫu đơn là hoa phú quý, sen là hoa quân tử.
 Ôi! Kẻ yêu cúc, sau họ Đào ít nghe nói đến. Người yêu sen, kẻ cùng ta, là người nào? Còn người yêu mẫu đơn đương nhiên nhiều vậy.           GS. Nguyễn Tri Tài dịch
  II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và trường phái ẩn dật trong văn hoá
Trung Hoa 
 1. Về tác giả Chu Đôn Di 周 敦 頤và bài văn Ái Liên Thuyết 愛蓮說  Chu Đôn Di 周 敦 頤 (1017 - 1073, có sách nói sinh năm 1016), vốn tên là Đôn Thực 敦 實, nhưng vì kỵ huý vua Anh Tông 英 宗 nhà Tống nên đổi thành Đôn Di 敦 頤. Ông tự là Mậu Thúc 茂 叔, người Đạo huyện 道 縣, tỉnh Hồ Nam 胡 南. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với cậu là Trịnh Hướng 鄭 向 làm quan Long Đồ Các Đại học sĩ 龍 圖 閣 大 學 士.
 Hành trạng của ông, không thấy chép rõ trong sử sách, chỉ biết rằng ông đã từng giữ các chức quan như: Chủ bạ 主 簿, Phán quan 判 官, Thông phán 通 判, Tri huyện 知 縣 sau thời gian lặn lội ở những vùng núi cao, đèo sâu, ông cáo bệnh về Lư Sơn 盧 山 làm nhà ở Liên Hoa Phong 蓮 華 峰, phía trước có suôi róc rách nên đời sau xưng tụng là Liêm khê tiêm sinh 濂 溪 先 生.
 Về phẩm chất đạo đức, ông đã được Phan Bội Châu 潘 佩 珠 khen là từ Xuân Thu đến giờ ngoài Khổng Tử ra chỉ có ông là đức hạnh vẹn toàn. Nếu Vương An Thạch 王 安 石 là người khơi nguồn thì Chu Đôn Di xứng đáng là bậc khai sơn của trường phái Lý học 理 學Tống Nho 宋 儒.
 Về tác phẩm, ông có Thái cực đồ thuyết 太 极 圖 說(chỉ hơn 250 chữ), Thông thư 通 書, đời sau biên tập thành bộ Chu Tử toàn thư 周 子 全 書 .  
 Về quan điểm triết học, Chu Đôn Di đã dựa vào Dịch truyện 易 傳 và thuyết Trung Dung 中 庸, các kinh điển của Nho gia 儒 家, có tham bác một phần tư tưởng của Đạo gia 道 家 và Vô cực đồ 無 极 圖của Trần Đoàn lão tổ 陳 摶 老 祖 (tự là Đồ Nam 圖 南, hiệu là Hi Di 希 夷) một đạo sĩ thời Ngũ đại 五 代 mà đề ra một hệ thống
lý thuyết mới có hệ thống, rõ ràng khúc chiết, đơn giản cho Lý học Tống Nho. 
 Ông dùng quan điểm của Đạo gia sáng tạo ra học thuyết vũ trụ sinh thành với quan điểm Vô cực nhi thái cực 极 而 太 极, ông cho rằng 5 loại vật chất như Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là từ hai khí âm dương sinh ra, âm dương sinh ra hai mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau ở thái cực. Thái cực là Lý 理,tức tinh thần khách thể nhưng thái cực lại được sản sinh từ Vô 無,nghĩa là từ trong hư vô sinh ra hữu. Ông cũng kế thừa quan điểm tư tưởng Thành do Tử Tư 子 思 và Mạnh Tử 孟 子 đề xuất, tư tưởng Thành là sự thể hiện bản thể vô cực, lại là bản tính chí thiện của con người, là căn bản của của đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong con người. Từ đó, ông quy bản thể của vũ trụ, nhân tính trong đạo đức con người có tiên nghiệm và luân lý đạo đức phong kiến vào một chữ Thành, trở thành nguyên lý cao nhất mà lý trời nắm giữ.
 Theo Chu Đôn Di, muốn đạt đến Thành, người ta phải chủ ở Tĩnh (Chủ tĩnh 主 靜), tức không hề có ham muốn vật chất tầm thường, phải yêu mến yên tĩnh ở tâm, không vọng động, tức là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt trật tự lễ giáo phong kiến, thấu được cái lý. Qua đó có thể thấy tư tưởng triết học của Chu Đôn Di, về thực chất là phục vụ cho lợi ích và địa vị của giai cấp thống phong kiến đương thời.
 Theo GS. Đặng Thiều Ngọc 鄧 韶 玉, trong Cổ văn giám thưởng từ điển 古 文 鋻 賞 辭 典, Thượng Hải Từ Thư xuất bản xã, trang 1255, “bài văn  Ái Liên Thuyết là một trong những danh tác tản văn thời Tống, nó không chỉ ẩn hàm tư tưởng sâu sắc, nghệ thuật độc đáo. Toàn văn chỉ có 119 chữ. Nó bộc bạch về phẩm cách của các loài hoa. Đối với hoa sen, bài văn đã miêu tả khá chi tiết về phẩm cách của nó trong sự đối ứng với tính cách người quân tử và luận bàn về tình cảm yêu mến hoa sen của người quân tử. Do đó, nó có nội dung trữ tình thú vị, hấp dẫn, chủ đề tư tưởng rất minh bạch. Trong bài văn tác giả sử dụng thủ pháp nhân hoá để minh hoạ cho các phẩm cách cao khiết của người quân tử, mượn hoa để nói người. Ẩn dật, phú quý, quân tử, tác giả sử dụng 3 hình ảnh này để tỷ dụ cho 3 loài hoa Cúc, Mẫu đơn, Liên. Điều đó biểu lộ khí tượng chân chính của con người, ca tụng sự kiên trinh của bản thân và giới thuyết cho hệ thống tư tưởng của mình” (Minh Hải dịch).  
  2. Về trường phái ẩn sĩ trong văn hoá Trung Hoa
  Trong các thư tịch cổ Trung Hoa, người xưa thường dùng các khái niệm ẩn sĩ 隱 士, u nhân 幽 人, dật nhân 逸 人, cao sỹ 高 士,…để ám chỉ những người có tư tưởng xuất thế, xa lánh chốn quan trường, vui thú điền vương, không vướng nợ công danh…Trong Hậu Hán thư 后 漢 書 có Dật dân liệt truyện 逸 民 列 傳, Tấn thư 晉 書, Đường thư 唐 書, Tống sử 宋 史, Minh sử 明 史cũng có Ẩn dật truyện 隱 逸 傳, Nam Tề thư 南 齊 書có Cao dật truyện 高 逸 傳, bộ Thanh sử cảo 清 史 稿 có mục Di dật truyện 移 逸 傳. Kê Khang 嵇 康, Hoàng Phủ Mật 皇 甫 謐 (Tấn 晉 代) có viết Cao sỹ truyện 高 士 傳, Viên Thục 袁 蜀viết Chân ẩn truyện 真 隱 傳tất cả những tác phẩm này tuy có tên gọi khác nhau nhưng có chung một nội dung phản ánh, có cùng một đối tượng thể hiện, đó là ẩn sỹ. Vậy ẩn sỹ là gì? Theo Hậu Hán Thư 后 漢 書, Dật dân liệt truyện 逸 民 列 傳 (Nam Triều 南 朝 Tống Phạm Việp 范 曄 soạn, Đường Lý Hiền 李 賢chú thích, Trung Hoa Thư Cục), ẩn sĩ là những ngời có đạo đức, tài năng, vốn có thể trở thành quan lại nhưng vì một lý do nào đó họ không muốn làm quan. Họ có thể chủ động rời bỏ quan trường hoặc không tham gia quan trường, tìm về nơi thôn dã dựng lều quy ẩn. Họ lấy việc tu thân, tác thi, trước thuật làm niềm vui an lạc, ít quan tâm đến thế sự đương thời.
 Sách Cao sĩ truyện 高 士 傳 của Hoàng Phủ Mật 皇 甫 謐 cho rằng, Sào Phủ 巢 父, Hứa Do 許 由là những ẩn sĩ đầu tiên của Trung Hoa. Đến cuối thời Thương Ân 商 殷có 3 ẩn sĩ nổi tiếng là Khương Thượng 姜 尚, Bá Di 伯 夷, Thúc Tề 叔 齊.
Trong Luận ngữ 論 語có nhắc đến 3 nhân vật là Trường Thư 長 沮, Kiệt Nịch 桀 溺và Sở Cuồng Tiếp Dư 楚 狂 接輿. Thời Xuân Thu, Giới Tử Thôi 介子 推 (có khi gọi là Giới Chi Thôi 介 之 推) là 1 ẩn sĩ nổi tiếng. Đoàn Can Mộc 段 干 木 sống vào thời Nguỵ Văn Hầu 魏 文 侯 cũng là một ẩn sĩ hữu danh. Nhan Xúc    thời Chiến Quốc và các học giả theo trường phái Lão Trang cũng là những u nhân nổi tiếng. Lão Đam 老 聃, Trang Chu 莊 周 trong trước tác của mình đã phát biểu khá nhiều luận điểm liên quan đến vấn đề này nên được hậu nhân tôn xưng là ông tổ của trường phái ẩn dật. Thời Tần mạt 秦 末, Hán sơ 漢 初, ẩn sĩ trung hoa nổi tiếng là Dĩ thượng lão nhân 苡 上 老 人 và Thương sơn tứ hạo 商 山 四 皓,…
 Về ẩn sĩ, theo Đông Phương Sóc 東 方 朔có thể phân làm hai loại: Kẻ trốn vào trong núi (sơn lâm 山 林) là tiểu ẩn 小 隱, vì không thắng được những cám dỗ về vật chất nên mới trốn vào núi. Còn những người ở lại kinh thành (triều thị 朝 巿) là đại ẩn 大 隱. Họ tự có công phu tu dưỡng rất tốt nên chẳng sợ những thứ cám dỗ bình  thường. Đại diện cho loại đại ẩn có Trúc lâm thất hiền 竹 林 七 賢 do Kê Khang 嵇 康, Nguyễn Tịch 阮 籍chủ trương thành lập. Đến đời Đường Tống 唐 宋, các ẩn sĩ ngày càng được triều đình trọng vọng như Điền Nham Du 田 岩 瑜,Vương Hi Di 王 僖 宧, Tư Mã Thừa Trinh 司 馬 承 貞, Trần Đoàn 陳 摶,… Trong bộ Tam quốc diễn nghĩa 三 國 演 義 của La Quán Trung 羅 貫 忠 (Minh 明) đã miêu tả khá chi tiết cuộc sống ẩn dật của Tư Mã Đức Tháo 司 馬 德 操, Từ Thứ 徐 庶, Gia Cát Lượng 諸 葛 亮 ở Ngoạ Long Cương 臥 龍 岡.
 Nhìn chung, con đường trở thành 01 ẩn sĩ trong xã hội phong kiến Trung  Hoa rất phức tạp, đa dạng. Mỗi triều đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra những động lực khác nhau, quan niệm khác nhau về ẩn sĩ và chủ nghĩa ẩn dật. Tuy nhiên, dù quan niệm nào, dù thật hay giả, dù đại ẩn hay tiểu ẩn thì tất cả cũng đã góp phần làm nên
diện mạo phong phú cho văn hoá ẩn dật Trung Hoa.
 Con đường trở thành ẩn sĩ trong văn hoá Trung Hoa có thể khái quát thành mấy dạng thức như sau:
- Ẩn cư phản đối chế độ thống trị: Trường Thư 長 沮, Kiệt Nịch 桀溺,...
- Ẩn cư tránh nguy hiểm, cầu an: Tôn Đản 孫 誕, Kê Khang 嵇 康,…
 - Ẩn cư để thoát khỏi thị phi chốn quan trường: Bạch Cư Dị 白 居 易, Phạm Lãi 范 蠡,…
 - Ẩn cư vì yêu sự tự do, không màng danh lợi: Sào Phủ 巢 父, Đào Tiềm 陶 潛,…
 - Ẩn cư để chờ thời: Khổng Minh 孔明, Ninh Thích 寧 適, Lưu Cơ    ,…
 - Ẩn cư để tìm đường đến với quan trường: Khương Thượng 姜 尚, Phó Duyệt 傅 悅,…
 Từ một số dạng thức trên, ta có thể phân loại ẩn sĩ Trung Hoa thành theo các tiêu chí như sau:
- Ẩn sĩ khí tiết 
- Ẩn sĩ đạo đức
 - Ẩn sĩ học giả 
- Ẩn sĩ là đạo sĩ hoặc hoà thượng
- Ẩn sĩ là tài sĩ, tao nhân mặc khách
 - Ẩn sĩ sống bừa bãi phóng túng 
- Ẩn sĩ chờ thời


III. Chú giải từ ngữ
 1. Ái   ( Tâm)   : - Yêu, mến
   愛 屋 及 烏Ái ốc cập ô: Yêu mái nhà yêu cả con quạ trên mái
   愛 莫 能 助Ái mạc năng trợ: Yêu mà không thể giúp được
 2. Liên   ( Thảo)   : - Hoa sen
   Một số từ chỉ hoa sen
       菡 苕Hàm thiều  
   芙 蕖 Phù cừ   芙 蓉Phù dung
   蓮 葉Liên diệp: Lá sen  蓮 房Liên phòng: Đài sen, toà sen
   蓮 子Liên tử: Hạt sen  蓮 鬚Liên tu: Râu sen
   蓮 藕Liên ngẫu: Ngó sen, củ  蓮 座Liên toà: Nơi thờ phật
   蓮 步Liên bộ: Gót sen, gót chân người con gái đẹp
  “Sương in mặt tuyết pha thân/ Sen vàng lãng đãng như gần như xa,…”   (Truyện Kiều)
  “Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu/ Ghẹo hoa kia lại đến gót sen,…”   (Cung oán ngâm khúc)
 3. Thuyết   ( Ngôn)   : - Nói
           Thuế          - Thuyết phục
           Duyệt                                               - Vui, đẹp lòng
   道 聽 途 說Đạo thính đồ thuyết: Chuyện đầu đường xó chợ
   說 風 涼 話Thuyết phong lương thoại: Miệng nam mô một bồ dao găm,
lòng độc ác
   說 短 道 長Thuyết đoản đạo trường: Nói cái hay, bàn cái dở
 4. Lục   ( Phụ)    : - Đất liền
 5. Thậm   ( Cam)    : - Rất, quá
 6. Phiền (phồn)(Thảo)    : - Cỏ tốt xanh rì, nhiều, đông đúc
 7. Tấn   ( Nhật)    : - Tên triều đại (265 - 420)
 8. Đào   ( Phụ)    : - Đồ sành, mừng rỡ, họ Đào
 9. Uyên   ( Thuỷ)    : - Vũng nước sâu, uyên áo
 10. 明Minh   ( Nhật)     : - Sáng, rõ ràng
Ghi chú: 陶 淵 明 Đào Uyên Minh (365 – 427), tên  Tiềm 潛,tự là Nguyên Lượng 元 亮, hiệu là Ngũ Liễu Tiên Sinh 五 柳 先 生, là người đất Sài Tang 柴 桑, Tầm Dương 尋 陽, từng làm huyện lệnh Bành Trạch 彭 澤 nên còn gọi là Đào Bành Trạch 陶 彭 澤. Ông là đại ẩn sĩ, đại văn học gia thời Đông Tấn 東 晉. Thơ của ông cực kỳ phóng khoáng, khí khái, tinh thần quật cường, nổi tiếng nhất là các bài như: Ngũ liễu tiên sinh truyện 五 柳 先 生 傳,Đào hoa nguyên ký 桃 花 源 記, Quy khứ lai từ  歸 去 來 辭.           
 Về hành trạng: ông sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ chính trị hủ bại. Tuy xuất thân trong một gia đình quyền quý, ông nội là Đào Mậu 陶 茂, cha là Đào Dật 陶 逸 đều làm đến chức Thái Thú 太 守. Ông ngoại là Mạnh Gia 孟 嘉 đảm nhiệm chức Chinh tây đại tướng quân 征 西 大 將 君. Song, lúc ông chào đời thì gia cảnh suy vi và khi trưởng thành ông bị tiêm nhiễm tư tưởng Lão Trang nên có chí ẩn dật sơn. Năm 29 tuổi có làm chức Liễu Châu tế tửu 柳 州 祭 酒, đến đời Tấn An Đế 晉 安 帝 (niên hiệu Nghĩa Hi 義 熙) ông được bổ làm huyện lệnh Bành Trạch, được 80 ngày thì bỏ về (năm 405). Từ năm 41 tuổi quyết tâm quy ẩn, đến khi chết được tặng thuỵ là Tĩnh Tiết 靖 節.  Thơ văn của ông đều đạt thành tựu cao, hiện còn 126 bài với nội dung phong phú, đa dạng như Tặng Dương trưởng sử 贈 陽 長 史, Nghĩ cổ 擬 古, Ẩm tửu 飲 酒,… tinh thần không chịu khom lưng vì 5 đấu gạo (ngũ đấu mễ 五 斗 米) và phẩm cách của ông không chịu hoà chung với thế tục được các thế hệ thi nhân đời sau ngưỡng mộ. Tiểu sử của ông được chép kỹ trong Tấn thư 晉 書(quyển 94) và Nam sử 南 史 (quyển 75).
 11. Độc   (Khuyển)   : - Tên 1 loài thú           - Lẻ loi, một mình
 12. Cúc   ( Thảo)   : - Tên 1 loài hoa
   菊 月Cúc nguyệt: Tháng 8
   菊 秀 蘭 芳Cúc tú lan phương: Chỉ người quân tử
   杞 菊 延 年Kỷ cúc diên niên: Chỉ mong muốn được trường thọ
 13.    ( Mộc)   : - Cây lý, họ Lý, hành lý
   Từ đồng âm:
   Sửa chữa, lý lẽ    Dặm, làng   Cá chép 
Quê mùa    Giày    Bên trong
   瓜 田 李 下Qua điền lý hạ: ruộng dưa cây lý (đạo của người quân tử)
 14. Đường  ( Khẩu)   : - Nói lung tung, hoang đường
            - Tên triều đại (618 - 907)
            - Họ Đường  
   唐 唐Đường đường: Hiên ngang, bệ vệ
   唐 人Đường nhân: Chỉ người Trung Quốc ở nước ngoài
   唐 書Đường thư: Bộ sử về triều đại nhà Đường
   唐 堯Đường Nghiêu: Vua Nghiêu, quốc hiệu là Đường
   唐 虞Đường Ngu: Vua Nghiêu, vua Thuấn
 15. Mẫu   ( Ngưu)   : - Giống đực, con đực
 16. Tẫn   ( Ngưu)   : - Giống cái, con cái
 17. Đan (Đơn)  ( Chủ)   : - Màu đỏ
   丹 詔Đan chiếu: Sắc mệnh của vua
   丹 藥Đan dược: Thuốc tiên, linh đơn
   丹 心Đan tâm: Tấm lòng son
   丹 青Đan thanh: Nét vẽ
   丹 墀Đan trì: Thềm cung vua, cung vua
   丹 桂Đan quế: Thi đỗ, người tài
   丹 台Đan đài: Cung vua
 “Câu cẩm tú đàn anh họ Lý/  Nét đan thanh bậc chị chàng Vương,…” (Cung oán ngâm khúc)
 “Cùng nhau chầu chực đan đài/  Thoả lòng cố cựu vẹn tài kim lan,…”        (Lưu nữ tướng)
 “Công rằng:Đan quế hai nhành/ Bảng vàng thẻ bạc đã đành làm nên,…”      (Lục Vân Tiên)
“Còn trên thế ít nhiều dư phúc/ Chắc linh đài chín khúc đan tâm,…”        (Tự tình khúc)
“Tiếng thánh thót cung đàn thuý dịch/ Giọng nỉ non ngón địch đan trì” (Cung oán ngâm khúc)
Phụ chú về danh hiệu các loài hoa
   桂 花Quế hoa: Cửu lý phiêu hương (Hương bay chín dặm)
    Mẫu đơn: Hoa trung vương hậu, Hoa vương (Hoàng hậu trong các loài hoa, vua trong của hoa)
杜 鵑 Đỗ quyên: Hoa trung Tây Thi (Tây Thi trong các loài hoa)
蓮 花 Liên hoa: Hoa trung tiên tử (Nàng tiên trong các loài hoa)
水 仙 Thuỷ tiên: Lăng ba tiên tử (nàng tiên giỡn sóng)
  Cúc hoa: Hoa trung tứ quân tử chi nhất (một trong bốn loài hoa quân tử)  
蘭 花 Lan hoa: Thiên hạ đệ nhất hương (mùi thơm nhất thiên hạ)
  Nguyệt quý: Hoa trung hoàng hậu (hoàng hậu trong các loài hoa)
  Sơn trà: Hoa trung trần phẩm (phẩm cách cao khiết trong các loài hoa)
18.    ( Quyết)   : - Ta, tôi (đại từ nhân xưng)
19.    ( Thuỷ)   : - Nước đọng lại không chảy
Ghi chú: Có bản chép là (污) 汙 Ô  mang nghĩa “Nước đục, không sạch sẽ”
20.    ( Thuỷ)   : - Bùn lầy, bùn dơ
           Nệ          - Bó buộc, câu nệ
21. Nhiễm  ( Thuỷ)   : - Nhuộm, nhuốm bẩn, lây sang
22. Trạc   ( Thuỷ)   : - Tắm, giặt, gội, giội nước
23. Thanh  ( Thuỷ)   : - Nước trong, trong suốt           - Xong hết
Từ đồng âm:
  Âm thanh Màu xanh  Chuồng xí
清 風 Thanh phong: Gió mát  清 夜 Thanh dạ: Đêm trong
清 談 Thanh đàm: Nói suông  清 涼 Thanh lương: Mát mẻ
清 明 Thanh minh: Trời trong  清 規 Thanh quy: Giới luật 
清 新 Thanh tân: Mới mẻ, sáng sủa
清 心 寡 慾 Thanh tâm quả dục: Tấm lòng sạch sẽ, ít ham muốn
清 白 傳 家 Thanh bạch truyền gia: Thanh liêm chính trực
清 風 兩 袖 Thanh phong lưỡng tụ: Quan thanh liêm 
清 談 誤 國 Thanh đàm ngộ quốc: Nói suông không ích cho đất nước
清 靜 無 為 Thanh tĩnh vô vi: Tĩnh tâm không nhu cầu vật chất
“Vườn Tây uyển khúc trùng thanh dạ/ Gác Lâm xuân điệu ngã đình hoa”(Cung oán ngâm khúc)
“Đã thương mới dám ngỏ lời/ Nhỡ trong thanh sử hôm mai ghi lòng,…”    (Trinh thử)
24. Liên    (Thuỷ)   : - Sóng gợn lăn tăn, sóng nhỏ
Lãng : Sóng nói chung  Ba : Sóng lớn hơn Liên
Lan : Sóng lớn hơn Ba  Đào : Sóng cả, sóng dữ  
25. Yêu   ( Nữ)    : - Đẹp, quái lạ, lẳng lơ
26. Mạn   ( Thảo)   : - Loài cây bò lan, bò lan
27. Chi   ( Chi)   : - Cành, nhánh
28. Hương  ( Hương)   : - Mùi thơm, lời khen
29. Ích   ( Mãnh)   : - Càng, thêm lên, giàu có
           - Tên Châu Ích
30. Đình   ( Đầu)   : - Nhà nghỉ mát
                亭 亭 Đình đình    :   Đứng sừng sững
31. Tịnh   (Thuỷ)   : - Sạch sẽ
32. Thực   ( Mộc)   : - Thực vật, trồng trọt
33. Viễn   ( Sước)   : - Xa
34. Quan   (  Kiến)   : - Xem, xem xét kỹ
            Quán         - Am thờ của đạo Lão
觀 鼎 Quan đỉnh: Ngấp nghé muốn tiếm ngôi vua
坐 井 觀 天 Toạ tỉnh quan thiên: Ếch ngồi đáy giếng
35. Ngoạn  ( Ngọc)   : - Đồ chơi, đi chơi
     - Đùa giỡn
玩 世 Ngoạn thế: Thái độ không chấp nhận quy củ của xã hội 
玩 月 Ngoạn nguyệt: Thưởng trăng, ngắm trăng
36. Tiết   ( Y)    : - Cái áo lót, dơ bẩn, sàm sỡ
37. Ẩn    ( Phụ)   : - Núp, trốn, thương xót
           Ấn          - Tựa, dựa
38. Dật   ( Sước)   : - Ở ẩn, yên vui
逸 品 Dật phẩm: Phong cách cao quý
逸 思 Dật tứ: Ý tứ cao siêu khác thường
“Thấy Sinh dật tứ đường bay/ Ông càng thêm trọng thêm say mười phần”    (Ngọc Kiều Lê)
39. Phú    (Miên)   : - Giàu có
40. Quý   ( Bối)   : - Sang trọng
41. Y   ( Khẩu)   : - Ôi, than ôi (thán từ)
42. Tiển   ( Ngư)   : - Ít, hiếm
     -  Tươi tốt, đẹp
43. Nghi           ( Miên)    : - Nên, thích đáng, phù hợp  
宜 室 宜 家Nghi thất nghi gia: Con gái về nhà chồng
“Trăm nghìn dặm quản chi non nước/ Chữ nghi gia mừng được phải duyên”   (Ai tư vãn)  
“Ước sao lại cứ như lời/ Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia,…”        (Quốc sử diễn ca)
44. Chúng  Mục   : - Đông, nhiều, nhiều người
45. Hỹ   Thỉ   : - Vậy (lời dứt câu)
46. Đôn   Phốc   : - Đầy đặn, đôn hậu
47. Di   Hiệt   : - Cái má
IV. Ngữ pháp Cách sử dụng động từ trong cổ văn Hán ngữ
Động từ trong tiếng Hán cổ được phân thành hai loại:
Nội động từ 內 動 詞 hay còn gọi là Tự động từ 自 動 詞
Ngoại động từ 外 動 詞 hay còn gọi là Tha động từ 他 動 詞. Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày cách sử dụng của Ngoại động từ.
1. Dùng theo cách trí động 
Một số ngoại động từ được dùng với ý nghĩa “làm cho”, “Làm chi trở nên” đối
với tân ngữ của nó, cách sử dụng này được gọi là cách sử dụng trí động,
Ví dụ như:
樵 夫 伐 木 而 小 之 Tiều phu phạt mộc nhi tiểu chi: Tiều phu chặt cây gỗ rồi
chẻ nhỏ nó ra.
生 死 而 肉 骨 Sinh tử nhi nhục cốt: Làm cho người chết sống lại, làm cho
xương có thịt.
買 臣 深 怨 常 欲 死 之 Mãi Thần thâm oán thường dục tử chi: (Chu) Mãi
Thần có oán cừu rất sâu lúc nào cũng muốn giết nó.
古 之 為 治 者 將 以 愚 民 Cổ chi vi trị giả tương dĩ ngu dân: Những người trị
quốc đời xưa, muốn làm cho dân ngu.
2. Dùng theo cách ý động
Một số động từ được sử dụng với ý nghĩa “coi là”, “cho là” đối với tân ngữ của
nó thì cách sử dụng đó được gọi là ý động. Ngoại động từ thuộc loại này do danh từ, tính từ chuyển thành. Đây cũng là 1 trong những đặc điểm cơ bản của động từ tiếng Hán - Sự linh hoạt về từ loại của từ.
諸 侯 用 夷 禮 則 夷 之 Chư hầu dụng di lễ tắc di chi: Chư hầu dùng lễ của
man di thì cũng coi là man di.  
人 主 自 智 而 愚 人 Nhân chủ tự trí nhi ngu nhân: Bậc nhân chủ tự coi mình
là trí mà coi người khác là ngu.
登 泰 山 而 小 天 下 Đăng Thái sơn nhi tiểu thiên hạ: Đừng leo lên núi Thái
rồi xem thiên hạ là nhỏ.
草 樹 半 空 低 日 月 Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt: Cây cối giữa lưng
chừng trời cho mặt trời mặt trăng là nhỏ.
乾 坤 隻 眼 小 塵 埃 Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai: Đất trời thu vào tầm
mắt cho cuộc đời là nhỏ.
V. Bài tập thực hành
- Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về trường phái ẩn sĩ trong văn hoá
văn học Trung Hoa và Việt Nam.
- Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy câu sau:
+ Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn.
+ Nhất chi xung phá song tiền nguyệt, bất đáo La Phù mộng diệc hương.
+ Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
- Phân tích cú pháp một số câu trong bài Ái liên thuyết. 
Bài 9
南 國 山 河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
(李 常 傑)
NAM QUỐC SƠN HÀ
     Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
              (Lý Thường Kiệt)


          SÔNG NÚI NƯỚC NAM
        Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản
       Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời
       Có làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm
       Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn                    Minh Hải dịch
Dịch thơ 
          SÔNG NÚI NƯỚC NAM
    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm lược
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. 
                 PGS. Bùi Duy Tân dịch                                 
  II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
   1. Về tác giả Lý Thường Kiệt  李 常 傑
Lý Thường Kiệt 李 常 傑(1019-1105), tên thật là Ngô Tuấn 吳 俊, tự là Thường Kiệt 常 傑. Sau nhờ có công lớn, ông được các vua nhà Lý , ban cho quốc tính 國 姓 nên lấy tên tự làm tên chính, nên gọi là Lý Thường Kiệt. Khi mất, ông được ban tên thuỵ là Quảng Châu 廣 州.
 Theo sử cũ, quê của ông ở phường Thái Hoà 泰 和 坊, thuộc kinh thành Thăng Long 昇 龍 城. Song, theo bài văn khắc trên chuông chùa Bắc Biên 北 邊 寺, gần Hà Nội 河 內và trong cuốn Tây hồ chí 西 湖 志 thì ông vốn là người làng An Xá 安 舍, huyện Quảng Đức 廣 德, thuộc khu vực phía Nam hồ Tây, còn  Phường Thái Hoà chỉ là nơi ở sau này, khi đã giữ những chức vụ trọng yếu của triều đình.
 Bản thân Lý Thường Kiệt là người tinh thông thao lược, có tài văn chương, từng giữ chức Thái uý 太 尉, là quan trọng thần phục vụ qua ba đời vua Thái Tông 太 宗, Thánh Tông 聖 宗, Nhân Tông 仁 宗của triều Lý 李 朝. Ông là người có công lớn trong việc kiến thiết và bảo vệ độc lập dân tộc như đánh Tống , bình Chiêm , chặn đứng các cuộc xâm lược của ngoại bang nên được các vua nhà Lý tin dùng, nhân dân kính phục.
 Về trước tác của ông, ngoài bài thơ Nam quốc sơn hà 南 國 山 河, tương truyền ông còn là tác giả của bài hịch văn nổi tiếng là Phạt Tống lộ bố văn 伐 宋 露 布 文.Bài văn này được viết vào năm 1075, khi ông đã biết rõ âm mưu của Tống Thần Tông 宋 神 宗, thừa tướng 承 相 Vương An Thạch 王 安 石và phái Biến pháp trong triều đình nhà Tống (Trung Quốc 中 國) thời bấy giờ. Đây là một âm mưu chính trị thâm độc, là sự xâm lược của Tống triều, đồng thời cũng là sự chuyển đổi và hướng các mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn phong kiến sang mâu thuẫn dân tộc, ra bên ngoài. Đứng trước âm mưu đó, Lý Thường Kiệt đã chủ động tổ chức quân đội đánh vào các châu Khâm , Liêm để phá vỡ hậu cứ chiến tranh của quân Tống.
  2. Về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà 南 國 山 河
  Bài thơ này còn có tên gọi khác là Thần thi 神 詩, nhan đề Nam quốc sơn hà là do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, nhà xuất bản Văn học, in năm 1976 đặt ra. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 của Ngô Sĩ Liên 吳 士 連 (đời Hậu Lê 後 黎), được tục biên từ bộ Đại Việt sử ký 大 越 史 記
của Lê Văn Hưu 黎 文 休(đời Trần ) và Đại Việt thông sử 大 越 通 史của Lê Quý Đôn  黎 貴 惇(Lê Mạt 黎 末) thì tác giả của bài thơ này là Thái uý Lý Thường Kiệt.   
 Tác phẩm có nhiều dị bản khác nhau. Trong Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, PGS Bùi Duy Tân đã xác nhận bài thơ này hiện đã có 28 dị bản khác nhau. Bài thơ xuất hiện trong thời gian Lý Thường Kiệt chỉ huy quân và dân Đại Việt đánh tan mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ 郭 逵 cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1077, trước phòng tuyến sông Như Nguyệt 如 月(tức Sông Cầu).
Tuy nhiên, với hình thức là một bài thơ nhưng nội dung lại là lời hịch, nó có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thông qua lời thơ đanh thép, ý thơ hào hùng, bài thơ đã có tác dụng to lớn trong việc động viên, khích lệ tướng sĩ đương thời và được lưu truyền trong nhân dân.
III. Chú giải từ ngữ 
1. Nam   Thập   : - Tên 1 hướng, hướng Nam
                Chu Nam 周 南, Thiệu Nam 召 南      - Tên 1 phần trong Quốc phong               
của Kinh Thi    
 2. Quốc   Vi    : - Nước
 3. Sơn (san)  sơn   : - Núi
 4.    Thuỷ   : - Tên sông Hoàng Hà 黃 河
          - Sông (nói chung)
 5. Đế   Cân   : - Vua
Ghi chú: Thời Tam đại  三 代 ( Hạ , Thương 商,Chu 周), tất cả các vua đều xưng Vương 王,đến đời Tần Thuỷ Hoàng 秦 始 皇thì vua tự xưng là đế , tiếp đến đời Hán vua cũng xưng đếvà phong cho hoàng thân, quốc thích, những người có công lao to lớn đối với triều đình tước Vương .
 6.    Thi   :      - Ở, cư trú
                                      - Cai quản, đảm đương 
 7. Tiệt   Qua   :    - Cắt đứt, chấm dứt
 8. Nhiên   Hoả   : - Đốt lửa, nhóm lửa
  - Phụ từ, đi chung với 1 số từ: Thiên nhiên, tự nhiên, hốt nhiên 
    截 然Tiệt nhiên      :   Rõ ràng
9. Định    Miên   :      - Dẹp cho yên ổn, sắp đặt tốt
 10. Phận Đao    : - Số mệnh, khu vực  
             Phân                 - Chia ra
             Phần                 - 1 góc của cơ thể
11. Tại   Thổ   :    - Ở, còn
 12. Thư   ( Viết)   : - Sách, viết (động từ)
 13. 如Như    ( Nữ)    : - Từ dùng để so sánh 
 14.    ( Nhân)   : - Sao, gì, đâu, nào?
       如 何 Như hà     :   Tại sao, vì sao?
 15. Nghịch  ( Sước)   : - Ngược, trái ngược, rối loạn 
 16. Lỗ   ()    :           - Tù binh, giặc, tiếng mắng chửi
 17. Lai   ( Nhân)   :        - Lại, về, đến, tới
 18. Xâm   ( Nhân)   :     - Đánh không chính nghĩa
                                                 - Xâm lấn, cướp đoạt
 19. Phạm   (Khuyển)   : - Mắc phải, chạm phải
 20. Nhữ   (Thuỷ)   :       - Anh, mày…
 21. Đẳng   ( Trúc)   :      - Thứ bậc, ngang bằng
                                                - Đứng sau đại từ nhân xưng để chỉ số nhiều
       汝 等 Nhữ đẳng    :   Các ngươi, chúng bay,…
 22.   Hành  ( Hành)   : - Đi, làm, sẽ,…
            Hạnh         - Nết người
             Hàng         - Dãy, lớp
             Hãng         - Nhà buôn lớn
             Hạng         - Thứ bậc
 23.   Thủ   ( Hựu)   : - Lấy, chuốc lấy, rước lấy
 24.   Bại   ( Phốc)   : - Thất bại, thua trận, đổ nát
 25.      ()    : - Trống rỗng, không có gì
      敗 虛 Bại hư      :   Chỉ sự thất bại hoàn toàn
  IV. Ngữ pháp 
  1. Cách dùng chữ  ?
 - Hình dung từ nghi vấn (có danh từ kèm theo sau): 何日? (Hà nhật): ngày nào,
何 事 ? (Hà sự): Việc gì?, 何故 ? (Hà cố): Cớ gì?
 - Đại từ nghi vấn: 何 在? (Hà tại): ở đâu? 何 為 ? (Hà vi): làm gì?
 - Phó từ nghi vấn: 如 何 ? (Như hà): Cớ sao, vì sao?   68 
  2. Phân biệt Ngữ  (nhóm từ) và cú (câu)
 - Ngữ là một nhóm từ có ý nghĩa nhưng chưa đầy đủ thành câu, ví dụ:
 + 貉 將 之 女Lạc tướng chi nữ: Con quan Lạc tướng.
 + 交 趾 太 守Giao Chỉ thái thú: Thái thú đất Giao Chỉ.
 Qua hai ví dụ trên ta thấy, trong nhóm từ các từ liên hệ phụ thuộc với nhau,
giữa từ phụ đứng trước và từ chính đứng sau có thể có giới từ Chi 之.
 - Cú là tập hợp của từ và ngũ tạo thành câu có ý nghĩa đầy đủ, ví dụ:
 + 徵 側 為 貉 將 之 女 Trưng Trắc vi Lạc tướng chi nữ: Trưng Trắc là con gái
quan Lạc tướng.
 +  交 趾 太 守 殺 徵 側 之 夫 Giao Chỉ thái thú sát Trưng Trắc chi phu: Thái
thú đất Giao Chỉ giết chồng bà Trưng Trắc.
Động từ Vi và Sát là hạt nhân của hai ví dụ trên, nó có chức năng nối kết
từ ngữ của chúng thành câu có ý nghĩa hoàn chỉnh.
  V. Bài tập thực hành
 - Viết theo quy tắc bút thuận các chữ sau:察, 江, 荷, 打, 筐
 - Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa các câu sau:
  + Lý Thái Tổ kiến song long tại Nhĩ hà tân.
 + Lý Thường Kiệt, Lý triều chi anh hùng dã.
 + Nguyễn Trãi, Thượng Phúc nhân dã.
 + Thăng Long thành tích hiệu Long Biên địa.


Bài 10
告 疾 示 眾
春 去 百 花 落
春 到 百 花 開
事 逐 眼 前 過
老 從 頭 上 來
莫 謂 春 殘 花 落 盡
庭 前 昨 夜 一 枝 梅
                             (滿 覺 禪 師)
CÁO TẬT THỊ CHÚNG
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
                                                                                     (Mãn Giác thiền sư)



Dịch nghĩa  
   CÓ BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI
Mùa xuân qua đi trăm hoa rụng hết
Mùa xuân đến trăm hoa đua nở
Việc đời cứ đuổi nhau qua trước mắt
Cái già đã tới ở trên đầu
Chớ bảo mùa xuân tàn thì hoa sẽ rụng hết
Đêm hôm qua sân trước một nhành mai nở.
               Minh Hải dịch
  Dịch thơ   
         CÓ BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI
    Xuân đi trăm hoa rụng
    Xuân đến trăm hoa nở
    Việc đời đua trước mắt
    Trên đầu già đến rồi
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân trước một nhành mai.
                 Minh Hải dịch
  II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
   1. Về tác giả Mãn Giác Thiền Sư  滿 覺 禪 師
 Mãn Giác thiền sư 滿 覺 禪 師 (1051-1096) tên thật là Lý Trường 李長, ông là con trai của Trung thư viên ngoại lang 中 書 員 外 郎 Lý Hoài Tố 李懷素, người làng An Cách 安 格. Theo GS Lê Mạnh Thát trong “Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh”, thiền sư họ Nguyễn tên Trường 長, sinh năm 1052 và mất năm 1096.
 Thuở nhỏ, ông vào hầu thái tử Càn Đức 乾 德, được thái tử rất trọng vọng. Khi Càn Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông 李 仁 宗, ông được ban pháp hiệu là Hoài Tín trưởng lão 懷 信 長 老, được mời vào trụ trì chùa Giao Nguyên 交 元 trong cung gần điện Cảnh Hưng 景 興. Từ đó, ông mới xưng hiệu là Mãn Giác 滿 覺 và được
thụ phong Nội Đạo Tràng 內 道 場.
 Hiện tại vẫn chưa rõ những trước thuật của ông, chỉ còn 1 bài thơ Cáo tật thị chúng được lưu lại trong sách Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英.
2. Về tác phẩm Thiền uyển tập anh và Cáo tật thị chúng
  2.1 Giới thiệu sơ lược về Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英
  Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 (Anh tú vườn thiền) ra đời vào khoảng năm 1337, sách viết theo lối ký truyện, ghi chép các dòng phái Thiền Tông 禪 宗 Việt Nam trong khoảng 7 thế kỷ (từ đầu thế kỷ VI đến thế kỷ XIII). Chưa rõ tác giả. Đây là một tài liệu quý hiếm về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ góc độ văn hiến học, tác phẩm cũng là một di sản văn học quý báu thời kỳ Lý - Trần. Chính Lê Quý Đôn 黎 貴 惇 là người đầu tiên khai thác tác phẩm này và tuyển được từ đây 14 bài thơ của 14 tác giả và đưa vào bộ Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄
Cũng như nhiều thư tịch khác, xung quanh vấn đề văn bản của Thiền uyển tập anh vẫn còn khá nhiều nghi vấn khoa học như tình tiết các tiểu truyện, văn bản các bài kệ, mức độ ảnh hưởng hoặc vay mượn của Trung Hoa,… Tuy vậy, dù ở bất kỳ thời đại nào, tác phẩm cũng có một vị trí khá quan trọng trong dòng lịch sử văn học
Việt Nam.
  2.2 Giới thiệu về bài thơ Cáo tật thị chúng 告 疾 示 眾
 Theo Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường trong Từ điển văn học Việt Nam - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX thì: đây là một bài kệ ngắn, gồm 6 câu, vừa ngầm diễn tả quan niệm luân hồi của Phật giáo, vừa như muốn nói đến tính tương đối của chính quan niệm đó. Có thể vì vậy mà giới nghiên cứu phê bình thường xem đây
như 1 cách nhìn lạc quan về cuộc sống vĩnh cửu, thường lạc,…  Theo PGS.TS. Phạm Văn Khoái, bài thơ diễn tả 1 tinh thần lạc quan lớn của con người trước những điều đau khổ: Sinh - Lão - Bệnh - Tử,… nếu nhận thức được
những điều tự nhiên ấy trên tinh thần cái gì đến sẽ đến thì các điều ấy có gì đáng ngại. Mãn Giác thiền sư đã phát hiện ra chân lý giản đơn ấy và muốn truyền chân lý ấy cho mọi người,… Như vậy, tinh thần lạc quan của bài kệ còn được diễn đạt bằng 1 thứ ngôn ngữ đầy tính vận động. Trong 6 câu của bài kệ, 5 câu đã có những động từ
biểu thị hành động, thể hiện sự liên hệ lôgic giữa xuân và hoa; khứ và lạc; đáo và khai; trục và quá; tòng và lai; tàn và lạc,… để biểu thị một lôgic thông thường: Xuân đến trăm hoa nở,… song trong cái lôgic ấy, thiền sư dường như muốn khuyên mọi người rằng vẫn có nhành mai nở ngay khi theo lôgic thông thường: xuân qua trăm
hoa rụng vậy.
  III. Chú giải từ ngữ
 1.Cáo   ( Khẩu)   :          - Nói cho biết, bảo cho biết
  Cáo   ( Ngôn)   : - Dạy bảo của kẻ bề trên
                                      - Lời chỉ dụ của vua, kính cẩn
                                      - Một thể loại văn học
 2. Tật   ( Nạch)   : - Đau, ốm, nhanh, vội, gấp
 3. Thị   ( Thị)   : - Cho người khác biết, dạy dỗ
   Từ đồng âm:
   Họ  Chợ, thành phố  Hầu hạ  Phải, đúng
 4. Chúng   ( Mục)   : - Số đông, nhiều
   眾 口 難 調Chúng khẩu nan điều: Nhiều người khó điều hoà  
   眾 星 捧 月Chúng tinh bổng nguyệt   : Chòm sao nâng trăng
  5. Xuân   ( Nhật)   : - Tên 1 mùa trong năm  
   春 榜Xuân bảng: Bảng ghi danh  người đỗ trong kỳ thi Hội
   春 芳Xuân phương: Hương thơm của hoa cỏ
   春 風 Xuân phong: Gió mùa xuân
 6. Khứ   ( Khư)   : - Đi
          Khử                    : - Trừ bỏ, loại bỏ
 7. Bách (Bá)  ( Bạch)   : - 100, số nhiều
   百 步 穿 楊Bách bộ xuyên dương: Trăm bước xuyên lá liễu
   百 花 齊 放Bách hoa tề phóng: Trăm hoa đua nở
   百 川 歸 海Bách xuyên quy hải: Trăm sông đổ ra biển
 8. Hoa   ( Thảo)   : - Bông hoa 
   鳥 語 花 香Điểu ngữ hoa hương: Chim hót, hoa toả hương
   花 朝 月 夕Hoa triêu nguyệt tịch: Hoa sáng trăng đêm
   花 好 月 圓Hoa hảo nguyệt viên: Hoa đẹp trăng tròn
 9. Lạc   ( Thảo)   : - Rơi, rớt, rụng
 10. Đáo   ( Đao)   : - Đến, tới
 11. Khai   ( Môn)   : - Mở, nở (hoa)
 12. Sự   ( Quyết)   : - Việc, thờ phụng
 13. Trục   ( Sước)   : - Đuổi, đuổi theo
 14. Nhãn   ( Mục)   : - Con mắt
   Phụ chú:
   Khẩu (miệng)  Nha (răng)  Tị (mũi)     Nhĩ (tai)  
Thiệt (lưỡi)  Phát (tóc)     Đầu (cái đầu)  
15. Tiền   ( Đao)   : - Trước
前 後 不 一 Tiền hậu bất nhất: Trước sau không như một
前 呼 後 擁 Tiền hô hậu ủng: Trước hô sau ứng
16. Quá   ( Sước)    : - Qua, đi qua, lỗi lầm
過 門 不 入 Quá môn bất nhập: Qua cửa nhà không vào
過 眼 雲 煙 Quá nhãn vân yên: Khói mây bay qua trước mắt
過 河 折 橋 Quá hà chiết kiều: Qua sông phá cầu  
17. Lão   ( Lão)   : - Già, cũ
老 馬 識 途 Lão mã thức đồ: Ngựa quen đường cũ
老 蚌 生 珠 Lão bạng sinh châu: Con trai già sinh ngọc
老 羞 成 怒 Lão tu thành nộ: Xấu hổ quá hoá cuồng
18. 從 Tòng   ( Sách)   : - Theo, đi theo
            Tụng          - Theo hầu xe vua
            Tung          - Trục tung, trục Bắc Nam
            Thung         - Đi với từ “ dung”, thong thả
19. Đầu   ( Hiệt)   : - Cái đầu
20. Lai   (Nhân)   : - Đến, tới, về sau, tương lai
21. Mạc   ( Thảo)   : - Chớ, đừng, tuyệt không
22. Vị   ( Ngôn)   : - Bảo rằng, nói rằng, nói với
23. Tàn   ( Ngạt)   : - Hung bạo, dư thừa
24. Tận   ( Mãnh)   : - Hết, hết thảy, hết tất cả
25. Đình   (广 Nghiễm)   : - Sân trước, chỗ làm việc quan
26. Tạc   ( Nhật)   : - Hôm qua   
 27. Dạ   ( Tịch)   : - Đêm
秉 燭 夜 Bỉnh chúc dạ du: Cầm đuốc chơi đêm
夜 長 夢 多 Dạ trường mộng đa: Đêm dài lắm mộng
28. Nhất   ( Nhất)   : - Số một
一 以貫 之 Nhất dĩ quán chi: Lấy 1 làm thông suốt cả
一 帆 風 順 Nhất phàm phong thuận: Thuận buồm xuôi gió
一 路 平 安 Nhất lộ bình an: Thượng lộ bình an
29. Chi   ( Mộc)   : - Cành, nhánh; chống giữ
30. Mai   ( Mộc)   : - Cây mơ, cây mai; mùa
調 梅 Điều mai ( Thi): Chỉ quan tể tướng
梅 節 Mai tiết: Mùa xuân
梅 妻 鶴 子 Mai thê hạc tử: Vợ Mai con Hạc (ẩn dật)
桂 魄 梅 魂 Quế phách mai hồn: Phách quế hồn mai (giấc ngủ)
31. 滿 Mãn   ( Thuỷ)   : - Tràn đầy, đầy đủ, kiêu ngạo
32. Giác   ( Kiến)   : - Hiểu biết, giác ngộ, cảm nhận  
33. Thiền   (Kỳ)    : - Viết tắt của hai chữ Thiền Na                        
(Dhyana), sự suy ngẫm về đạo lý
34.     ( Cân)   : - Kinh sư, thầy, đơn vị quân đội
      禪 師 Thiền sư      :   Người xuất gia theo đạo Phật
IV. Ngữ pháp      Phân biệt Tự  và Từ
 - Tự là đơn vị hình thể thanh âm của ngôn ngữ, một tự có thể có nghĩa hoặc
không có nghĩa.
 + Tự có nghĩa: Nhân 人, Sơn ,  Độc ,  Xuân
 + Tự không có nghĩa: Thanh , Tất , Bồ , Bồ , Đình , Xuất , Đào
, Bặc匐,
 Muốn có nghĩa, phải kết hợp chúng lại với nhau thành một từ phức:
  蜻 蜓Thanh đình (con chuồn chuồn), 蟋 蟀Tất suất (con dế), 葡 萄Bồ đào
(trái nho), 匍 匐 Bồ bặc (bò lổm ngổm),… 
 - Từ là đơn vị ý nghĩa cơ bản trong ngôn ngữ, một từ có thể gồm 1 tự hoặc
nhiều từ.
 + Từ một tự: Sơn 山, Thuỷ 水,Yên , Hoa , Tuyết , Nguyệt, phong 風,
Thiên 天, Địa 地,
 + Từ nhiều tự: Thân thể 身 體, Tinh thần 精 神, Sự nghiệp 事 業, Tham tàn
, Đồ thư quán 圖 書 館, Thăng Long thành 昇 龍 城.
 + Chú ý: Có khi mỗi tự là một từ, nhưng khi kết hợp với nhau thì chúng lại có
ý nghĩa khác với ý nghĩa của mỗi từ đứng riêng biệt:
  Quốc (nước),  Gia (nhà), 國 家 Quốc gia (đất nước)
 V. BÀI TẬP THỰC HÀNH
 - Trình bày những hiểu biết của anh chị về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
- Viết ra chữ Hán và phiên âm dịch nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt.
 - Học thuộc lòng bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét