學而第一 THIÊN I – HỌC NHI
I.1子曰:「學而時習之,不亦說乎?有朋自遠方來,不亦樂乎?人不知而不慍,不亦君子乎?」
Tử viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ, nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?”
Dịch.- Khổng tử nói: “Học mà mỗi buổi tập, chẳng cũng thích ư? (Khi học đã tấn tới rồi) có bạn[2] (cùng chí hướng) ở xa nghe tiếng mà tìm lại (để bàn về đạo lí với nhau) chẳng cũng vui ư? Nhưng nếu không ai biết tới mình mà mình không hờn giận thì chẳng cũng quân tử[3] ư?”.
I.2有子曰:「其為人也孝弟,而好犯上者,鮮矣;不好犯上,而好作亂者,未之有也。君子務本,本立而道生。孝弟也者,其為仁之本與!」
Hữu tử viết: “Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ. Bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bản dư”.
Dịch. – Hữu tử nói: “Làm người, có nết hiếu, đễ thì ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân đấy chăng?
Chú thích. – Hữu tử, họ Hữu, tên Nhược, người nước Lỗ, học trò Khổng tử, được bạn học kính mến.
Chữ quân tử ở đây nên hiểu làm người cầm quyền, như vậy bài này là lời khuyên hạng người trị dân; nhưng cũng có thể hiểu là người có đạo đức.
Dịch. – Hữu tử nói: “Làm người, có nết hiếu, đễ thì ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân đấy chăng?
Chú thích. – Hữu tử, họ Hữu, tên Nhược, người nước Lỗ, học trò Khổng tử, được bạn học kính mến.
Chữ quân tử ở đây nên hiểu làm người cầm quyền, như vậy bài này là lời khuyên hạng người trị dân; nhưng cũng có thể hiểu là người có đạo đức.
I.3 子曰:「巧言令色,鮮矣仁!」
Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hĩ nhân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, hạng người đó ít có lòng nhân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, hạng người đó ít có lòng nhân”.
I.4
曾子曰:「吾日三省吾身: 為人謀而不忠乎?與朋友交而不信乎?傳不習乎?」
Tăng tử viết: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?”
Dịch. – Tăng tử[4] nói: “Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập (cho nhuần) không?
Dịch. – Tăng tử[4] nói: “Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập (cho nhuần) không?
[1.5]
子曰:「道千乘之國,敬事而信,節用而愛人,使民以時。」
Tử viết: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời”.
Dịch.- Khổng tử nói: “Trị một nước (chư hầu không lớn không nhỏ) có ngàn cổ xe thì phải thận trọng trong việc mà thành thật với dân, không lãng phí là yêu dân, khiến dân làm việc, phải hợp thời (khi dân rãnh việc nông)”.
Dịch.- Khổng tử nói: “Trị một nước (chư hầu không lớn không nhỏ) có ngàn cổ xe thì phải thận trọng trong việc mà thành thật với dân, không lãng phí là yêu dân, khiến dân làm việc, phải hợp thời (khi dân rãnh việc nông)”.
[1.6]
子曰:「弟子,入則孝,出則弟,謹而信,凡愛眾,而親仁。行有餘力,則以學文。」
Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm[5] ái chúng, nhi thân nhân; hành hữu dư lực tắc dĩ học văn”.
Dịch.- Khổng tử nói: “Con em (thanh niên) ở trong nhà thì hiếu, thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…).
Dịch.- Khổng tử nói: “Con em (thanh niên) ở trong nhà thì hiếu, thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…).
[1.7]
子夏曰:「賢賢易色;事父母,能竭其力;事君,能致其身;與朋友交,言而有信。雖曰未學,吾必謂之學矣。」
Tử Hạ viết: “Hiền hiền dị[7] sắc, sự phụ mẫu năng kiệt kì lực, sự quân năng trí kì thân, dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hĩ”.[8]
[1.8]子曰:「君子不重,則不威;學則不固。主忠信。無友不如己者。過,則勿憚改。」
I.8
Tử viết: “Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố; chủ trung tín, vô hữu bất như kỉ giả, quá tắc vật đạn cải”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không trang trọng thì không uy nghi, học tất không vững (không đạt lí); chuyên chú vào sự trung tín, không kết bạn với người không (trung tín) như mình; có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không trang trọng thì không uy nghi, học tất không vững (không đạt lí); chuyên chú vào sự trung tín, không kết bạn với người không (trung tín) như mình; có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”.
[1.9] 曾子曰:「慎終,追遠,民德歸厚矣。」
I.9
Tăng Tử viết: “Thận chung truy viễn, dân đức qui hậu hĩ”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Thận trọng trong tang lễ cha mẹ, truy niệm và tế tự tổ tiên xa, thì đức của dân sẽ thuần hậu”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Thận trọng trong tang lễ cha mẹ, truy niệm và tế tự tổ tiên xa, thì đức của dân sẽ thuần hậu”.
[1.10] 子禽問於子貢曰:「夫子至於是邦也,必聞其政,求之與?抑與之與?」
子貢曰:「夫子溫﹑良﹑恭﹑儉﹑讓以得之。夫子之求之也,其諸異乎人之求之與?」
I.10
Tử Cầm[9] vấn ư Tử Cống[10] viết: “Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chính, cầu chi dư, ức dữ chi dư”.
Tử Cống viết: “Phu tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu tử chi cầu chi dã, kì chư dị hồ nhân chi cầu chi dư?”
Dịch. – Tử Cầm hỏi Tử Cống: “Thầy mình (đây trỏ Khổng tử) tới nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, như vậy là thầy cầu nghe hay là nhà cầm quyền tự ý báo cho biết?”
Tử Cống đáp: “Thầy mình có thái độ ôn hoà, lương thiện, cung thuận, tiết kiệm, khiêm tốn, nhờ vậy mà người ta báo cho biết. Vậy cách cầu nghe của thầy mình hoặc giả có chỗ không giống cách cầu nghe của người khác chăng?”
Tử Cống viết: “Phu tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu tử chi cầu chi dã, kì chư dị hồ nhân chi cầu chi dư?”
Dịch. – Tử Cầm hỏi Tử Cống: “Thầy mình (đây trỏ Khổng tử) tới nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, như vậy là thầy cầu nghe hay là nhà cầm quyền tự ý báo cho biết?”
Tử Cống đáp: “Thầy mình có thái độ ôn hoà, lương thiện, cung thuận, tiết kiệm, khiêm tốn, nhờ vậy mà người ta báo cho biết. Vậy cách cầu nghe của thầy mình hoặc giả có chỗ không giống cách cầu nghe của người khác chăng?”
[1.11] 子曰:「父在,觀其志;父沒,觀其行;三年無改於父之道,可謂孝矣。」
I.11
Tử viết: “Phụ tại, quan kì chí; phụ một, quan kì hành; tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cha còn thì xét chí hướng của người, cha mất rồi thì xét hành vi của người, ba năm sau mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu”.
Chú thích. – Nguyên văn chỉ dùng chữ đạo. Chúng tôi nghĩ đã gọi đạo thì phải tốt đẹp, có tốt đẹp thì con mới nên giữ đúng; hễ ba năm hết tang mà còn giữ được thì tất sẽ giữ được hoài. Còn điều không thiện của cha thì không thể gọi là đạo được, có thể sửa đổi liền.
Cổ nhân có người hiểu khác: dù cha sinh tiền có làm gì trái đạo thì người con có hiếu cũng không nỡ sửa đổi ngay, mà đợi hết tang cha đã.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cha còn thì xét chí hướng của người, cha mất rồi thì xét hành vi của người, ba năm sau mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu”.
Chú thích. – Nguyên văn chỉ dùng chữ đạo. Chúng tôi nghĩ đã gọi đạo thì phải tốt đẹp, có tốt đẹp thì con mới nên giữ đúng; hễ ba năm hết tang mà còn giữ được thì tất sẽ giữ được hoài. Còn điều không thiện của cha thì không thể gọi là đạo được, có thể sửa đổi liền.
Cổ nhân có người hiểu khác: dù cha sinh tiền có làm gì trái đạo thì người con có hiếu cũng không nỡ sửa đổi ngay, mà đợi hết tang cha đã.
[1.12]
有子曰:「禮之用,和為貴。先王之道,斯為美;小大由之。有所不行,知和而和,不以禮節之,亦不可行也。」
I.12
Hữu tử viết: “Lễ chi dụng, hòa vi quí. Tiên vương chi đạo tư vi mĩ, tiểu đại do chi. Hữu sở bất hành, tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã”.
Dịch. – Hữu tử nói: “Công dụng của lễ nghi, quí nhất là điều hoà (cho thích hợp, cho hoà hợp). Phép trị nước của tiên vương nhờ đó mà hoàn mĩ, việc lớn việc nhỏ đều theo lễ cả. Tuy nhiên, có điều này (tiên vương) không làm: biết công dụng của lễ là hoà, mà chỉ trọng hoà (khí), không dùng lễ để tiết chế (thì sẽ phóng đãng). Đó là việc không nên làm.
Chú thích. – Ý bài này cũng như ý câu “hoà nhi bất lưu” (hoà mà không phóng túng) trong Trung dung.
Dịch. – Hữu tử nói: “Công dụng của lễ nghi, quí nhất là điều hoà (cho thích hợp, cho hoà hợp). Phép trị nước của tiên vương nhờ đó mà hoàn mĩ, việc lớn việc nhỏ đều theo lễ cả. Tuy nhiên, có điều này (tiên vương) không làm: biết công dụng của lễ là hoà, mà chỉ trọng hoà (khí), không dùng lễ để tiết chế (thì sẽ phóng đãng). Đó là việc không nên làm.
Chú thích. – Ý bài này cũng như ý câu “hoà nhi bất lưu” (hoà mà không phóng túng) trong Trung dung.
[1.13]
有子曰:「信近於義,言可複也。恭近於禮,遠恥辱也。因不失其親,亦可宗也。」
I.13
Hữu tử viết: “Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã. Cung cận ư lễ, viễn sỉ nhục dã. Nhân bất thất kì thân, diệc khả tôn dã”.
Dịch. – Hữu tử nói: “Lời ước hẹn phải hợp nghĩa thì mới giữ được. Cung kính phải hợp lễ thì mới tránh được nhục. Thân cận với người đáng cho mình thân cận (tức người có đức nhân) thì người đó mình có thể tôn kính được (hoặc nương nhờ người đáng cho mình thân cận – người có đức nhân – thì người đó có thể làm chủ mình được).
Chú thích. – Chữ nhân ở đây có thể hiểu là thân cận hay nương nhờ. Chữ tôn có thể hiểu là kính mà coi là chủ mình.
Dịch. – Hữu tử nói: “Lời ước hẹn phải hợp nghĩa thì mới giữ được. Cung kính phải hợp lễ thì mới tránh được nhục. Thân cận với người đáng cho mình thân cận (tức người có đức nhân) thì người đó mình có thể tôn kính được (hoặc nương nhờ người đáng cho mình thân cận – người có đức nhân – thì người đó có thể làm chủ mình được).
Chú thích. – Chữ nhân ở đây có thể hiểu là thân cận hay nương nhờ. Chữ tôn có thể hiểu là kính mà coi là chủ mình.
[1.14]
子曰:「君子食無求飽,居無求安,敏於事而慎於言,就有道而正焉,可謂好學也已。」
I.14
Tử viết: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học”.
Chú thích. - Thực vô cầu bảo, cư vô cầu an: không hiểu theo nghĩa từng chữ. Khổng tử muốn nói: nên thận trọng đến sự sửa mình hơn cái ăn cái ở.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học”.
Chú thích. - Thực vô cầu bảo, cư vô cầu an: không hiểu theo nghĩa từng chữ. Khổng tử muốn nói: nên thận trọng đến sự sửa mình hơn cái ăn cái ở.
[1.15]
子貢曰:「貧而無諂,富而無驕,何如?」
子曰:「可也;未若貧而樂,富而好禮者也。」
子貢曰:「詩云:『如切如磋,如琢如磨』,其斯之謂與?」
子曰:「賜也,始可與言詩已矣,告諸往而知來者。」
I.15
Tử Cống viết: “Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như?
Tử viết: “Khả dã; vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã”.
Tử Cống viết: “Thi vân: “Như thiết như tha, như trác như ma” - Kì tư chi vị dư?”.
Tử viết: “Tứ dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lai giả”.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, hạng người đó ra sao?
Khổng tử đáp: “Khá đấy; nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ lễ”.
Tử Cống thưa: “Kinh Thi có câu: Như cắt sừng bò, như giũa ngà voi, như đẽo ngọc đẹp, như mài đá quí”. Ý nghĩa như vậy chăng?”
Khổng tử khen: “Tứ, như anh mới đáng cho ta giảng Kinh Thi cho. Vì bảo cho điều trước mà anh hiểu được điều sau”.
Tử viết: “Khả dã; vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã”.
Tử Cống viết: “Thi vân: “Như thiết như tha, như trác như ma” - Kì tư chi vị dư?”.
Tử viết: “Tứ dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lai giả”.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, hạng người đó ra sao?
Khổng tử đáp: “Khá đấy; nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ lễ”.
Tử Cống thưa: “Kinh Thi có câu: Như cắt sừng bò, như giũa ngà voi, như đẽo ngọc đẹp, như mài đá quí”. Ý nghĩa như vậy chăng?”
Khổng tử khen: “Tứ, như anh mới đáng cho ta giảng Kinh Thi cho. Vì bảo cho điều trước mà anh hiểu được điều sau”.
[1.16]
子曰:「不患人之不己知,患不知人也。」
I.16
Tử viết: “Bất hoạn nhân chi bất kỉ tri, hoạn bất tri nhân dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người”.
Chú thích. – Lo mình không biết người là lo không biết người nào hiền để theo, người xấu để tránh. Nên so sánh “bất hoạn nhân chi bất kỉ tri” trong bài này với “nhân bất tri nhi bất uấn” trong bài đầu.
THIÊN II - VI CHÍNH 為政第二
Dịch. – Khổng tử nói: “Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người”.
Chú thích. – Lo mình không biết người là lo không biết người nào hiền để theo, người xấu để tránh. Nên so sánh “bất hoạn nhân chi bất kỉ tri” trong bài này với “nhân bất tri nhi bất uấn” trong bài đầu.
THIÊN II - VI CHÍNH 為政第二
[2.1]
子曰:「為政以德,譬如北辰居其所而眾星共之。」
Tử viết: “Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh củng chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức: thiên hạ theo về).
Chú thích. – Đây là chủ trương vô vi của Khổng: không phải dùng hình pháp, tránh được mọi phiền phức, chống được mọi biến động.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức: thiên hạ theo về).
Chú thích. – Đây là chủ trương vô vi của Khổng: không phải dùng hình pháp, tránh được mọi phiền phức, chống được mọi biến động.
[2.2]
子曰:「詩三百,一言以蔽之,曰:『思無邪』。」
Tử viết: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà”.
Dịch. – Khổng tử nói: Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là tư tưởng thuần chính”.
Chú thích. – Kinh Thi có 311 thiên nhưng sáu thiên chỉ có tên mà mất lời, còn lại là 305 thiên; nói là 300 là số chẵn.
Trình tử[1] cho rằng chữ tà không có nghĩa là trái với chính, mà có nghĩa trái với thành thực: lời nào trongKinh Thi cũng tả đúng sự thực, có thành thực mới cảm được người. Nhiều nhà theo cách hiểu của Trình tử vì trong Kinh Thi có nhiều bài tả tình luyến ái của trai gái, sao có thể bảo là “vô tà” là thuần chính được.
Có người nghĩ: những bài ca dao tả tình trai gái yêu nhau, bất kì dân tộc nào cũng rất nhiều. Khổng tử đã “san định” Kinh Thi, tất đã bỏ đi một số; và những bài giữ lại, có thể ông cho là vô hại: tình trong đó tự nhiên, chính đáng.
Ông không quá nghiêm khắc như các nhà nho thời sau chăng? Thuyết này có người cho là sai: Khổng tử không hề san Kinh Thi, ông giữ đủ; và “tư vô tà” là thái độ của ta nên có khi đọc Kinh Thi. Nhưng theo nguyên văn thì Khổng tử xét về Kinh Thi chứ không xét về cách đọc Kinh Thi.
Dịch. – Khổng tử nói: Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là tư tưởng thuần chính”.
Chú thích. – Kinh Thi có 311 thiên nhưng sáu thiên chỉ có tên mà mất lời, còn lại là 305 thiên; nói là 300 là số chẵn.
Trình tử[1] cho rằng chữ tà không có nghĩa là trái với chính, mà có nghĩa trái với thành thực: lời nào trongKinh Thi cũng tả đúng sự thực, có thành thực mới cảm được người. Nhiều nhà theo cách hiểu của Trình tử vì trong Kinh Thi có nhiều bài tả tình luyến ái của trai gái, sao có thể bảo là “vô tà” là thuần chính được.
Có người nghĩ: những bài ca dao tả tình trai gái yêu nhau, bất kì dân tộc nào cũng rất nhiều. Khổng tử đã “san định” Kinh Thi, tất đã bỏ đi một số; và những bài giữ lại, có thể ông cho là vô hại: tình trong đó tự nhiên, chính đáng.
Ông không quá nghiêm khắc như các nhà nho thời sau chăng? Thuyết này có người cho là sai: Khổng tử không hề san Kinh Thi, ông giữ đủ; và “tư vô tà” là thái độ của ta nên có khi đọc Kinh Thi. Nhưng theo nguyên văn thì Khổng tử xét về Kinh Thi chứ không xét về cách đọc Kinh Thi.
[2.3]
子曰:「道之以政,齊之以刑,民免而無恥;道之以德,齊之以禮,有恥且格。」
Tử viết: “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Dùng chính lệnh để dắt dẫn dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính”.
Chú thích. - Chữ tề có thể hiểu là tề chỉnh, hoặc nhất luật như nhau. “Vào khuôn phép” diễn đủ được hai ý đó. Chữ cách, có người giảng là chí, đến (đạt được mức thiện). Lại có bài giảng là “thuần phục”.
Bài này bổ túc bài 1 ở trên.
Dịch. – Khổng tử nói: “Dùng chính lệnh để dắt dẫn dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính”.
Chú thích. - Chữ tề có thể hiểu là tề chỉnh, hoặc nhất luật như nhau. “Vào khuôn phép” diễn đủ được hai ý đó. Chữ cách, có người giảng là chí, đến (đạt được mức thiện). Lại có bài giảng là “thuần phục”.
Bài này bổ túc bài 1 ở trên.
[2.4]
子曰:「吾十有五而志於學,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳順,七十而從心所欲,不踰矩。」
Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi biết tự lập (tức khắc kỉ phục lễ, cứ theo điều lễ mà làm); bốn mươi tuổi không nghi hoặc nữa (tức có trí đức, nên hiểu rõ ba đức nhân, lễ, nghĩa); năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được việc nào sức người làm được, việc nào không làm được); sáu mươi tuổi biết theo mệnh trời (chữ nhĩ ở đây không có nghĩa là tai, mà có nghĩa là dĩ = đã)[2]; bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lí (không phải suy nghĩ, gắng sức mà hành động tự nhiên, hợp đạo lí).
Chú thích. - Có người hiểu lập là tự mình biết theo chính đạo; chúng tôi theo những câu “lập ư lễ” (ThiênThái Bá, bài 8), “bất tri lễ vô dĩ lập” (Thiên Nghiêu viết, bài 3) mà dịch như trên. – Thiên mệnh có người hiểu là luật trời, sự biến hoá, diễn tiến trong vũ trụ. – Nhĩ thuận, hầu hết các sách đều giảng là: tai thuận, tức nghe ai nói thì hiểu được ngay người đó nghĩ gì, muốn nói gì, có ý gì.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi biết tự lập (tức khắc kỉ phục lễ, cứ theo điều lễ mà làm); bốn mươi tuổi không nghi hoặc nữa (tức có trí đức, nên hiểu rõ ba đức nhân, lễ, nghĩa); năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được việc nào sức người làm được, việc nào không làm được); sáu mươi tuổi biết theo mệnh trời (chữ nhĩ ở đây không có nghĩa là tai, mà có nghĩa là dĩ = đã)[2]; bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lí (không phải suy nghĩ, gắng sức mà hành động tự nhiên, hợp đạo lí).
Chú thích. - Có người hiểu lập là tự mình biết theo chính đạo; chúng tôi theo những câu “lập ư lễ” (ThiênThái Bá, bài 8), “bất tri lễ vô dĩ lập” (Thiên Nghiêu viết, bài 3) mà dịch như trên. – Thiên mệnh có người hiểu là luật trời, sự biến hoá, diễn tiến trong vũ trụ. – Nhĩ thuận, hầu hết các sách đều giảng là: tai thuận, tức nghe ai nói thì hiểu được ngay người đó nghĩ gì, muốn nói gì, có ý gì.
[2.5]
孟懿子問孝。子曰:「無違。」
樊遲御,子告之曰:「孟孫問孝於我,我對曰,『無違。』」
樊遲曰:「何謂也?」
子曰:「生,事之以禮;死,葬之以禮,祭之以禮。」
Mạnh Ý tử vấn hiếu. Tử viết: “vô vi”.
Phàn Trì ngự, tử cáo chi viết: “Mạnh tôn vấn hiếu ư ngã, ngã đối viết: “vô vi”. Phàn Trì viết: “Hà vị dã?” Tử viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ”.
Dịch. – Mạnh Ý tử hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Không trái”.
(Một hôm) Phàn Trì đánh xe (cho Khổng tử). Khổng tử bảo: “Mạnh Tôn hỏi ta về đạo hiếu, ta đáp: “không trái”. Phàn Trì hỏi: “Thầy đáp như vậy nghĩa là gì?” Khổng tử đáp: “Cha mẹ sống thì phụng sự cho hộp lễ, mất rồi thì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ”.
Chú thích. – Mạnh Ý tử, họ Trọng Tôn, tên Hà Kị, là một đại phu nước Lỗ. Theo Tả truyện thì Mạnh Hi tử, cha Mạnh Ý tử, trước khi chết, dặn Ý tử phải lại Khổng tử xin học lễ. Mạnh Tôn cũng là Mạnh Ý tử. – Phàn Trì, họ Phàn, tên Tu, tự Tử Trì, học trò Khổng tử.
Phàn Trì ngự, tử cáo chi viết: “Mạnh tôn vấn hiếu ư ngã, ngã đối viết: “vô vi”. Phàn Trì viết: “Hà vị dã?” Tử viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ”.
Dịch. – Mạnh Ý tử hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Không trái”.
(Một hôm) Phàn Trì đánh xe (cho Khổng tử). Khổng tử bảo: “Mạnh Tôn hỏi ta về đạo hiếu, ta đáp: “không trái”. Phàn Trì hỏi: “Thầy đáp như vậy nghĩa là gì?” Khổng tử đáp: “Cha mẹ sống thì phụng sự cho hộp lễ, mất rồi thì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ”.
Chú thích. – Mạnh Ý tử, họ Trọng Tôn, tên Hà Kị, là một đại phu nước Lỗ. Theo Tả truyện thì Mạnh Hi tử, cha Mạnh Ý tử, trước khi chết, dặn Ý tử phải lại Khổng tử xin học lễ. Mạnh Tôn cũng là Mạnh Ý tử. – Phàn Trì, họ Phàn, tên Tu, tự Tử Trì, học trò Khổng tử.
[2.6]
孟武伯問孝。子曰:「父母唯其疾之憂。」
Mạnh Vũ Bá vấn hiếu. Tử viết: “Phụ mẫu duy kì tật[3] chi ưu”.
Dịch. – Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Cha mẹ chỉ lo cho con bị bệnh tật”.
Chú thích. – Bài này có nhiều cách hiểu. Hiểu như chúng tôi dịch thì chữ kì chỉ con cái. Có thể Mạnh Vũ Bá, tên là Trệ, con Mạnh Ý tử, chơi bời quá độ, không giữ gìn sức khoẻ, khiến cha mẹ lo, nên Khổng tử khuyên vậy. Ai làm cha mẹ cũng lo nhất cho con khi chúng đau ốm.
Có người giảng hơi khác: người con có hiếu thì thận trọng trong mọi việc, không làm gì cho cha mẹ phải lo; duy có bệnh tật là không đề phòng được, cho nên chỉ lo mình có bệnh tật, khiến cha mẹ buồn.
Lại có thuyết cho chữ kì chỉ cha mẹ. Người con mà lo cha mẹ bệnh tật (hết sức săn sóc sức khoẻ của cha mẹ) là người con có hiếu.
Dịch. – Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Cha mẹ chỉ lo cho con bị bệnh tật”.
Chú thích. – Bài này có nhiều cách hiểu. Hiểu như chúng tôi dịch thì chữ kì chỉ con cái. Có thể Mạnh Vũ Bá, tên là Trệ, con Mạnh Ý tử, chơi bời quá độ, không giữ gìn sức khoẻ, khiến cha mẹ lo, nên Khổng tử khuyên vậy. Ai làm cha mẹ cũng lo nhất cho con khi chúng đau ốm.
Có người giảng hơi khác: người con có hiếu thì thận trọng trong mọi việc, không làm gì cho cha mẹ phải lo; duy có bệnh tật là không đề phòng được, cho nên chỉ lo mình có bệnh tật, khiến cha mẹ buồn.
Lại có thuyết cho chữ kì chỉ cha mẹ. Người con mà lo cha mẹ bệnh tật (hết sức săn sóc sức khoẻ của cha mẹ) là người con có hiếu.
[2.7]
子游問孝。子曰:「今之孝者,是謂能養。至於犬馬,皆能有養;不敬,何以別乎。」
Tử Du vấn hiếu. Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ?”.
Dịch. – Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Ngày nay người ta hiếu là có thể nuôi cha mẹ, nhưng đến chó, ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có khác gì?”
Chú thích. – Tử Du, họ Ngôn, tên Yển, học trò Khổng tử.
Có người cho hiểu như trên thì lời Khổng tử gay gắt quá, so sánh việc nuôi cha mẹ (của hạng con có hiếu) với việc nuôi chó ngựa; cho nên bảo hai chữ khuyển mã chỉ bọn con bất hiếu không kính cha mẹ. Tôi nghĩ Khổng tử tính tình ôn hoà, có mắng bọn đó thì chỉ gọi là bất nhân, chứ không tàn nhẫn đến bảo họ là chó ngựa.
Lại có thuyết hiểu là: loài vật như chó ngựa cũng biết nuôi cha mẹ chúng. Điều đó không đúng: chó, ngựa khi lớn rồi, không nhận ra cha mẹ nữa, hoặc nhận được thì cũng không hề nuôi cha mẹ.
Một thuyết nữa: chó giữ nhà, ngựa chở nặng, như vậy là chó, ngựa cũng nuôi người, nhưng chúng không biết cung kính; người nuôi cha mẹ mà không cung kính thì khác gì chó ngựa nuôi chủ. Cũng ép nữa.
Dịch. – Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Ngày nay người ta hiếu là có thể nuôi cha mẹ, nhưng đến chó, ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có khác gì?”
Chú thích. – Tử Du, họ Ngôn, tên Yển, học trò Khổng tử.
Có người cho hiểu như trên thì lời Khổng tử gay gắt quá, so sánh việc nuôi cha mẹ (của hạng con có hiếu) với việc nuôi chó ngựa; cho nên bảo hai chữ khuyển mã chỉ bọn con bất hiếu không kính cha mẹ. Tôi nghĩ Khổng tử tính tình ôn hoà, có mắng bọn đó thì chỉ gọi là bất nhân, chứ không tàn nhẫn đến bảo họ là chó ngựa.
Lại có thuyết hiểu là: loài vật như chó ngựa cũng biết nuôi cha mẹ chúng. Điều đó không đúng: chó, ngựa khi lớn rồi, không nhận ra cha mẹ nữa, hoặc nhận được thì cũng không hề nuôi cha mẹ.
Một thuyết nữa: chó giữ nhà, ngựa chở nặng, như vậy là chó, ngựa cũng nuôi người, nhưng chúng không biết cung kính; người nuôi cha mẹ mà không cung kính thì khác gì chó ngựa nuôi chủ. Cũng ép nữa.
[2.8]
子夏問孝。子曰:「色難。有事,弟子服其勞;有酒食,先生饌,曾是以為孝乎?」
Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: “Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao, hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?”
Dịch. – Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. Khi cha có việc, con phải khó nhọc (để giúp cha), hoặc khi có cơm rượu, mời cha ăn uống, như vậy là hiếu chăng?”
Chú thích. – Chữ sắc trong bài trỏ nét mặt của con. Tử Hạ cương trực, nên Khổng tử khuyên như vậy. Nhưng có người cho là nét mặt của cha mẹ: con phải làm sao cho cha mẹ lúc nào cũng vui vẻ.
Dịch. – Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. Khi cha có việc, con phải khó nhọc (để giúp cha), hoặc khi có cơm rượu, mời cha ăn uống, như vậy là hiếu chăng?”
Chú thích. – Chữ sắc trong bài trỏ nét mặt của con. Tử Hạ cương trực, nên Khổng tử khuyên như vậy. Nhưng có người cho là nét mặt của cha mẹ: con phải làm sao cho cha mẹ lúc nào cũng vui vẻ.
[2.9]
子曰:「吾與回言終日,不違,如愚。退兒省其私,亦足以發,回也不愚。」
Tử viết: “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu. Thoái nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi, dã bất ngu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta với (Nhan ) Hồi nói (về đạo) suốt ngày, anh ấy không hỏi vặn ta điều gì cả, có vẻ như ngu đần. Nhưng khi anh ấy lui về, ta xét kĩ đời tư của anh ấy thì thấy cũng phát huy được lời ta giảng. Anh Hồi không phải là ngu”.
Chú thích. – Nhan Hồi, tự Tử Uyên, người nước Lỗ, học trò của Khổng tử, chết trước thầy, năm 32 tuổi.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta với (Nhan ) Hồi nói (về đạo) suốt ngày, anh ấy không hỏi vặn ta điều gì cả, có vẻ như ngu đần. Nhưng khi anh ấy lui về, ta xét kĩ đời tư của anh ấy thì thấy cũng phát huy được lời ta giảng. Anh Hồi không phải là ngu”.
Chú thích. – Nhan Hồi, tự Tử Uyên, người nước Lỗ, học trò của Khổng tử, chết trước thầy, năm 32 tuổi.
[2.10]
子曰:「視其所以,觀其所由,察其所安。人焉叟哉?人焉叟哉?」
Tử viết: Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an, nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?”
Dịch. – Khổng tử nói: “Xem việc làm của một người, tìm hiểu vì lẽ gì họ làm việc ấy, xét xem họ (làm việc đó) có an tâm (hay vui vẻ) không, như vậy người ta còn giấu mình sao được?”
Dịch. – Khổng tử nói: “Xem việc làm của một người, tìm hiểu vì lẽ gì họ làm việc ấy, xét xem họ (làm việc đó) có an tâm (hay vui vẻ) không, như vậy người ta còn giấu mình sao được?”
[2.11]
子曰:「溫故而知新,可以為師矣。」
Tử viết: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới (hoặc: ôn lại điều mình đã biết mà thêm điều mới) như vậy có thể làm thầy được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới (hoặc: ôn lại điều mình đã biết mà thêm điều mới) như vậy có thể làm thầy được”.
[2.12]
子曰:「君子不器。」
Tử viết: “Quân tử bất khí”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không phải là một đồ dùng” (nghĩa là chỉ dùng vào được một việc, mà phải hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc).
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không phải là một đồ dùng” (nghĩa là chỉ dùng vào được một việc, mà phải hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc).
[2.13]
子貢問君子。子曰:「先行其言,而後從之。」
Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: “Tiên hành kì ngôn, nhi hậu tòng chi”.
Dịch. – Tử Cống hỏi thế nào là quân tử. Khổng tử đáp: “Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau”.
Dịch. – Tử Cống hỏi thế nào là quân tử. Khổng tử đáp: “Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau”.
[2.14]
子曰:「君子周而不比,小人比而不周。」
Tử viết: “Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử thân với mọi người mà không kết đảng vì tư lợi; tiểu nhân kết đảng vì tư lợi mà không thân với mọi người”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử thân với mọi người mà không kết đảng vì tư lợi; tiểu nhân kết đảng vì tư lợi mà không thân với mọi người”.
[2.15]
子曰:「學而不思則罔,思而不學則殆。」
Tử viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học mà không suy nghĩ thì mờ tối (không hiểu được gì, quá tin sách), suy nghĩ mà không học thì nguy hại (hao tâm lực)”.
Chú thích. – Có người hiểu là: suy nghĩ mà không học thì nghi hoặc, không biết thế nào là phải trái.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học mà không suy nghĩ thì mờ tối (không hiểu được gì, quá tin sách), suy nghĩ mà không học thì nguy hại (hao tâm lực)”.
Chú thích. – Có người hiểu là: suy nghĩ mà không học thì nghi hoặc, không biết thế nào là phải trái.
[2.16]
子曰:「攻乎異端,斯害也己。」
Tử viết: “Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ[4]”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Chuyên tâm nghiên cứu những cực đoan thì có hại”.
Chú thích. – Có người hiểu khác: công là công kích, dĩ nghĩa là [止] (chỉ): công kích những
Dịch. – Khổng tử nói: “Chuyên tâm nghiên cứu những cực đoan thì có hại”.
Chú thích. – Có người hiểu khác: công là công kích, dĩ nghĩa là [止] (chỉ): công kích những
cái cực đoan thì ngăn được hại.
Lại có người cho dị đoan trỏ tà thuyết. Có thể như vậy, nhưng chắc chắn là Khổng tử không ám chỉ học thuyết Dương Chu, Mặc Địch, vì thời ông học thuyết đó chưa xuất hiện.
Có người bảo dị đoan cũng như lưỡng đoan trong bài IX.7 là hai mặt của vấn đề. Xét cả hai mặt, rồi chiết trung thì ngăn được hại.
Chúng tôi hiểu dị đoan là không trung chính, nên dịch như trên.
Lại có người cho dị đoan trỏ tà thuyết. Có thể như vậy, nhưng chắc chắn là Khổng tử không ám chỉ học thuyết Dương Chu, Mặc Địch, vì thời ông học thuyết đó chưa xuất hiện.
Có người bảo dị đoan cũng như lưỡng đoan trong bài IX.7 là hai mặt của vấn đề. Xét cả hai mặt, rồi chiết trung thì ngăn được hại.
Chúng tôi hiểu dị đoan là không trung chính, nên dịch như trên.
[2.17]
子曰:「由!誨女知之乎!知之為知之,不知為不知,是知也。」
Tử viết: “Do, hối nhữ[5] tri chi hồ! Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Do, ta dạy cho anh thế nào là “biết” này. Biết điều gì thì nhận là biết, không biết thì nhận không biết, như vậy là biết”.
Chú thích. – Do là tên, họ là Trọng. Trọng Do tự là Tử Lộ, người nước Lỗ, học trò Khổng tử, có sức mạnh, giỏi chính trị, kém Khổng tử mười tuổi.
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Do, ta dạy cho anh thế nào là “biết” này. Biết điều gì thì nhận là biết, không biết thì nhận không biết, như vậy là biết”.
Chú thích. – Do là tên, họ là Trọng. Trọng Do tự là Tử Lộ, người nước Lỗ, học trò Khổng tử, có sức mạnh, giỏi chính trị, kém Khổng tử mười tuổi.
[2.18]
子張學干祿。子曰:「多聞闕疑,慎言其餘,則寡尤。多見闕殆,慎行其餘,則寡悔。言寡尤,行寡悔,祿在其中矣。」
Tử Trương học can lộc. Tử viết: “Đa văn, khuyết nghi, thận ngôn kì dư, tắc quả vưu. Đa kiến, khuyết đãi, thận hành kì dư, tắc quả hối. Ngôn quả vưu, hành quả hối, lộc tại kì trung hĩ”.
Dịch. – Tử Trương muốn học làm quan, được bổng lộc. Khổng tử bảo: “Nghe nhiều, điều gì còn nghi thì để đó, đừng nói, những điều còn lại (tin được) thì khi nói, phải thận trọng, như vậy sẽ ít lỗi. Thấy nhiều, điều gì chưa yên lòng (hoặc còn nghi ngờ) thì khi làm phải thận trọng, như vậy ít phải ăn năn. Lời nói ít lỗi lầm, việc làm ít ăn năn; bổng lộc tự nhiên trong đó (nghĩa là tự nhiên sẽ có).
Chú thích. – Tử Trương, họ Chuyên Tôn, tên Sư, học trò Khổng tử.
Dịch. – Tử Trương muốn học làm quan, được bổng lộc. Khổng tử bảo: “Nghe nhiều, điều gì còn nghi thì để đó, đừng nói, những điều còn lại (tin được) thì khi nói, phải thận trọng, như vậy sẽ ít lỗi. Thấy nhiều, điều gì chưa yên lòng (hoặc còn nghi ngờ) thì khi làm phải thận trọng, như vậy ít phải ăn năn. Lời nói ít lỗi lầm, việc làm ít ăn năn; bổng lộc tự nhiên trong đó (nghĩa là tự nhiên sẽ có).
Chú thích. – Tử Trương, họ Chuyên Tôn, tên Sư, học trò Khổng tử.
[2.19]
哀公聞曰:「何為則民服?」
孔子對曰:舉直錯諸枉,則民服;舉枉錯諸直,則民不服。
Ai công vấn viết: “Hà vi tắc dân phục? Khổng tử đối viết: “Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục. Cử uổng thố chư trực, tắc dân bất phục”.
Dịch. – Vua Ai công hỏi: “Làm thế nào thì dân phục tòng?”
Khổng tử đáp: “Đề cử người ngay thẳng lên trên hạng người cong queo thì dân phục tòng, đề cử người cong queo lên trên người ngay thẳng thì dân không phục tòng”.
Chú thích. – Ai công là vua nước Lỗ, con Định công, lên ngôi năm -494. Bài này có thể hiểu hai cách: chữthố là bỏ, chữ chư là hết thảy, như vậy “cử trực thố chư uổng” nghĩa là: Dùng người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo.
Chúng tôi hiểu theo Triệu Thông (Luận ngữ dịch chú – Hữu Liên xuất bản): thố là đặt lên, chư là hai chữ chi ư hợp lại[6] (như từ ảnh = anh ấy của ta, hoặc từ Smog = Smoke + fog của Anh) mà dịch như trên. Triệu Thông cho rằng hiểu như vậy mới hợp với câu “cử trực thố chư uổng, năng sử uổng giả trực” trong bài 20 thiên XII (Nhan Uyên): cứ đề cử người ngay thẳng lên trên người cong queo thì người cong queo cũng tự ý rút đi, nếu không tự sửa mình, không cần phải đuổi hết bọn họ đi.
Dịch. – Vua Ai công hỏi: “Làm thế nào thì dân phục tòng?”
Khổng tử đáp: “Đề cử người ngay thẳng lên trên hạng người cong queo thì dân phục tòng, đề cử người cong queo lên trên người ngay thẳng thì dân không phục tòng”.
Chú thích. – Ai công là vua nước Lỗ, con Định công, lên ngôi năm -494. Bài này có thể hiểu hai cách: chữthố là bỏ, chữ chư là hết thảy, như vậy “cử trực thố chư uổng” nghĩa là: Dùng người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo.
Chúng tôi hiểu theo Triệu Thông (Luận ngữ dịch chú – Hữu Liên xuất bản): thố là đặt lên, chư là hai chữ chi ư hợp lại[6] (như từ ảnh = anh ấy của ta, hoặc từ Smog = Smoke + fog của Anh) mà dịch như trên. Triệu Thông cho rằng hiểu như vậy mới hợp với câu “cử trực thố chư uổng, năng sử uổng giả trực” trong bài 20 thiên XII (Nhan Uyên): cứ đề cử người ngay thẳng lên trên người cong queo thì người cong queo cũng tự ý rút đi, nếu không tự sửa mình, không cần phải đuổi hết bọn họ đi.
[2.20]
季康子問:「使民敬﹑忠以勤,如之何?」
子曰:臨之以莊,則敬;孝慈,則忠;舉善而教不能,則勤。
Quí Khang tử vấn: “Sử dân kính, trung dĩ khuyến[7], như chi hà?
Tử viết: “Lâm chi dĩ trang tắc kính, hiếu từ tắc trung, cử thiện nhi giáo bất năng tắc khuyến”.
Dịch. – Quí Khang tử hỏi: “Muốn cho dân cung kính, trung thành và khuyên nhau làm điều thiện, thì làm cách nào?”
Khổng tử đáp: “Xử với dân mà nghiêm trang thì dân cung kính. Hiếu thuận (với cha mẹ), từ ái (với người dưới) thì dân trung thành. Cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện”.
Chú thích. – Quí Khang tử, họ Quí Tôn, tên Phì, là một đại phu của Lỗ.
Tử viết: “Lâm chi dĩ trang tắc kính, hiếu từ tắc trung, cử thiện nhi giáo bất năng tắc khuyến”.
Dịch. – Quí Khang tử hỏi: “Muốn cho dân cung kính, trung thành và khuyên nhau làm điều thiện, thì làm cách nào?”
Khổng tử đáp: “Xử với dân mà nghiêm trang thì dân cung kính. Hiếu thuận (với cha mẹ), từ ái (với người dưới) thì dân trung thành. Cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện”.
Chú thích. – Quí Khang tử, họ Quí Tôn, tên Phì, là một đại phu của Lỗ.
[2.21]
或謂孔子曰:「子奚不為政?」
子曰:「書云:『孝乎惟孝,友于兄弟,施於有政。』是亦為政,奚其為為政?」
II.21
Hoặc vị Khổng tử viết: “Tử hề bất vi chính”.
Tử viết: “Thư vân: “Hiếu hồ duy hiếu, hữu vu huynh đệ”. Thi ư hữu chính, thị diệc vi chính, hề kì vi vi chính?”
Dịch. – Có người hỏi Khổng tử: “Tại sao ông không tòng chính (ra làm quan).
Khổng tử đáp: “Kinh Thư có câu: “Hiếu thuận a, hiếu thuận với cha mẹ, thân ái a, thân ái với anh em”. Thi hành câu nói đó mà cảm hoá được hạng người cầm quyền, thì cũng là tòng chính, sao cứ tham gia chính sự mới là tòng chính?”
Chú thích. – Chúng tôi dịch như trên theo cách chấm câu của một số học giả ngày nay: Triệu Thông trong sách đã dẫn, và Thẩm Tri Phương trong Luận ngữ độc bản – Khải Minh thư cục xuất bản. Hai nhà đó cho “Hiếu hồ duy hiếu” là chữ trong Kinh Thư[8] ca tụng đức hiếu, cũng như mấy chữ “lễ hồ lễ” trong Lễ Kí là lời ca tụng lễ. Còn bốn chữ “Thi ư hữu chính” là lời của Khổng tử, nếu là lời của Kinh Thư thì không dùng chữ ưmà dùng chữ vu như câu trên.
Các học giả thời trước chấm câu khác: Tử viết: “Thư vân hiếu hồ?” Duy hiếu, hữu vu huynh đệ, thi ư hữu chính”. Thị diệc vi chính… Họ cho “Thư vân hiếu hồ” là lời Khổng tử, mà “thi ư hữu chính” là lời trong Kinh Thư, và dịch là:
“Khổng tử đáp: “Có biết Kinh Thư nói về đạo hiếu chăng? Cho có hiếu với cha mẹ, hoà thuận với anh em, thi hành cho có chính sách. Ấy cũng là làm việc chính trị; tại sao cứ phải tòng chính mới là làm việc chính trị?”.
Chấm câu cách nào thì ý nghĩa cũng không thay đổi. Khổng tử muốn nói: “ông không ra làm quan nhưng dạy người ta hiếu đễ, và người ta nghe ông, khi cầm quyền mà thi hành hành hiếu đễ, thì nước sẽ trị, như vậy cũng là ông giúp vào việc chính sự, giúp nước rồi.
Tử viết: “Thư vân: “Hiếu hồ duy hiếu, hữu vu huynh đệ”. Thi ư hữu chính, thị diệc vi chính, hề kì vi vi chính?”
Dịch. – Có người hỏi Khổng tử: “Tại sao ông không tòng chính (ra làm quan).
Khổng tử đáp: “Kinh Thư có câu: “Hiếu thuận a, hiếu thuận với cha mẹ, thân ái a, thân ái với anh em”. Thi hành câu nói đó mà cảm hoá được hạng người cầm quyền, thì cũng là tòng chính, sao cứ tham gia chính sự mới là tòng chính?”
Chú thích. – Chúng tôi dịch như trên theo cách chấm câu của một số học giả ngày nay: Triệu Thông trong sách đã dẫn, và Thẩm Tri Phương trong Luận ngữ độc bản – Khải Minh thư cục xuất bản. Hai nhà đó cho “Hiếu hồ duy hiếu” là chữ trong Kinh Thư[8] ca tụng đức hiếu, cũng như mấy chữ “lễ hồ lễ” trong Lễ Kí là lời ca tụng lễ. Còn bốn chữ “Thi ư hữu chính” là lời của Khổng tử, nếu là lời của Kinh Thư thì không dùng chữ ưmà dùng chữ vu như câu trên.
Các học giả thời trước chấm câu khác: Tử viết: “Thư vân hiếu hồ?” Duy hiếu, hữu vu huynh đệ, thi ư hữu chính”. Thị diệc vi chính… Họ cho “Thư vân hiếu hồ” là lời Khổng tử, mà “thi ư hữu chính” là lời trong Kinh Thư, và dịch là:
“Khổng tử đáp: “Có biết Kinh Thư nói về đạo hiếu chăng? Cho có hiếu với cha mẹ, hoà thuận với anh em, thi hành cho có chính sách. Ấy cũng là làm việc chính trị; tại sao cứ phải tòng chính mới là làm việc chính trị?”.
Chấm câu cách nào thì ý nghĩa cũng không thay đổi. Khổng tử muốn nói: “ông không ra làm quan nhưng dạy người ta hiếu đễ, và người ta nghe ông, khi cầm quyền mà thi hành hành hiếu đễ, thì nước sẽ trị, như vậy cũng là ông giúp vào việc chính sự, giúp nước rồi.
[2.22]
子曰:「人而無信,不知其可也。大車無輗,小車無軏,其何以行之哉?」
Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kì hà dĩ hành chi tai?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người mà không đức tín thì không hiểu sao thành người được (hoặc làm nên việc được). Cũng như xe lớn không có đòn nghê (đòn gỗ ngang để buộc trâu); xe nhỏ không có đòn ngột (đòn gỗ cong để buộc ngựa) làm sao mà đi được?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người mà không đức tín thì không hiểu sao thành người được (hoặc làm nên việc được). Cũng như xe lớn không có đòn nghê (đòn gỗ ngang để buộc trâu); xe nhỏ không có đòn ngột (đòn gỗ cong để buộc ngựa) làm sao mà đi được?”.
[2.23]
子張問:「十世可知也?」
子曰:「殷因於夏禮,所損益,可知也;周因於殷禮,所損益,可知也。其或繼周者,雖百世,可知也。」
Tử Trương vấn: “Thập thế, khả tri dã?”.
Tử viết: “Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích khả tri dã. Chu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích khả tri dã. Kì hoặc kế Chu giả, tuy bách thế, khả tri dã”.
Dịch. – Tử Trương hỏi: “Mười đời (sau này) có thể biết được không?”
Khổng tử đáp: “Nhà Ân theo “lễ” của nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được. Nhà Chu theo “lễ” của nhà Ân, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được[9]. Sau này hoặc có nhà nào nối nhà Chu, dù có trăm đời cũng có thể biết được”.
Chú thích. – Chữ thế (đời) ở đây nên hiểu là triều đại, chứ không phải là đời người. Chữ lễ có nghĩa rộng: điển chương, chế độ, nghi thức, tập tục. Khổng tử muốn nói sự diễn hoá của lịch sử theo luật nhân quả, do đó mà xét việc đời trước có thể biết được việc đời sau. – Nhà Hạ (2205-1767); nhà Thương sau đổi tên là Ân (1766-1122); nhà Chu (1122-274), ba triều đại đó nối nhau, gọi là tam đại.
Tử viết: “Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích khả tri dã. Chu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích khả tri dã. Kì hoặc kế Chu giả, tuy bách thế, khả tri dã”.
Dịch. – Tử Trương hỏi: “Mười đời (sau này) có thể biết được không?”
Khổng tử đáp: “Nhà Ân theo “lễ” của nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được. Nhà Chu theo “lễ” của nhà Ân, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được[9]. Sau này hoặc có nhà nào nối nhà Chu, dù có trăm đời cũng có thể biết được”.
Chú thích. – Chữ thế (đời) ở đây nên hiểu là triều đại, chứ không phải là đời người. Chữ lễ có nghĩa rộng: điển chương, chế độ, nghi thức, tập tục. Khổng tử muốn nói sự diễn hoá của lịch sử theo luật nhân quả, do đó mà xét việc đời trước có thể biết được việc đời sau. – Nhà Hạ (2205-1767); nhà Thương sau đổi tên là Ân (1766-1122); nhà Chu (1122-274), ba triều đại đó nối nhau, gọi là tam đại.
[2.24]
子曰:「非其鬼而祭之,諂也。見義不為,無勇也。」
Tử viết: “Phi kì quỉ[10], nhi tế chi, siểm dã. Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không phải tổ tiên mình đã khuất mà mình tế thì là nịnh bợ; thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không phải tổ tiên mình đã khuất mà mình tế thì là nịnh bợ; thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng”.
THIÊN III - BÁT DẬT 八佾第三
[3.1]
孔子謂季氏,「八佾舞於庭,是可忍也,孰不可忍也?」
Khổng tử vị Quí thị bát dật vũ ư đình: “Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã”.
Dịch. – Khổng tử bàn về việc Quí Thị dùng vũ “bát dật” (của thiên tử) ở đại sảnh (họ Quí), bảo: “Việc đó nhẫn tâm làm được thì việc gì mà không nhẩn tâm làm được?”.
Chú thích. – Bài này nhiều bản cũ chấm câu như sau: “Khổng tử vị Quí thị: “Bát dật vũ ư đình, thị khả nhẫn dã…”, nghĩa là Khổng tử bảo Quí thị: “Vũ bát dật ở đại sảnh (nhà ông), việc đó ông nhẫn tâm làm được…”. Thời đó đã qui định: thiên tử mới dùng vũ bát dật: tám hàng người, mỗi hàng tám người; chư hầu thì lục dật: 6 hàng, mỗi hàng 6 người; khanh, đại phu thì tứ dật: 4 hàng, mỗi hàng 4 người; sĩ thì nhị dật: 2 hàng, mỗi hàng 2 người. Quí thị đây có lẽ là Quí Tôn Hoàn tử, chỉ là một đại phu nước Lỗ, không dùng vũ tứ dật, mà dùng vũ bát dật là dùng càng lễ thiên tử, trái phép.
Dịch. – Khổng tử bàn về việc Quí Thị dùng vũ “bát dật” (của thiên tử) ở đại sảnh (họ Quí), bảo: “Việc đó nhẫn tâm làm được thì việc gì mà không nhẩn tâm làm được?”.
Chú thích. – Bài này nhiều bản cũ chấm câu như sau: “Khổng tử vị Quí thị: “Bát dật vũ ư đình, thị khả nhẫn dã…”, nghĩa là Khổng tử bảo Quí thị: “Vũ bát dật ở đại sảnh (nhà ông), việc đó ông nhẫn tâm làm được…”. Thời đó đã qui định: thiên tử mới dùng vũ bát dật: tám hàng người, mỗi hàng tám người; chư hầu thì lục dật: 6 hàng, mỗi hàng 6 người; khanh, đại phu thì tứ dật: 4 hàng, mỗi hàng 4 người; sĩ thì nhị dật: 2 hàng, mỗi hàng 2 người. Quí thị đây có lẽ là Quí Tôn Hoàn tử, chỉ là một đại phu nước Lỗ, không dùng vũ tứ dật, mà dùng vũ bát dật là dùng càng lễ thiên tử, trái phép.
[3.2]
三家者以雍徹。子曰:「『相維辟公,天子穆穆』,奚取於三家之堂?」
Tam gia giả dĩ Ung triệt. Tử viết: “Tướng duy tịch công, thiên tử mục mục”, hề thủ ư tam gia chi đường?”.
Dịch. – Ba nhà đại phu (nước Lỗ: Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quí Tôn) cho hát Ung (một thiên trong Chu tụng – Kinh Thi) khi dẹp đồ tế lễ đi. Khổng tử nói: “(Hai câu trong thơ Ung đó: ) “trợ tế là vua các chư hầu, thiên tử (làm chủ tế) thì rất nghiêm túc”, hát trong ba đại sảnh ba nhà đó thì còn ý nghĩa gì nữa?”.
Chú thích. – Theo lễ, khi thiên tử tế ở tôn miếu, thì các chư hầu trợ tế, và cho hát thơ Ung mà dẹp tế lễ. Khổng tử chê ba nhà đó, đã tiếm lễ của thiên tử, thơ Ung hát trong những trường hợp đó hoá vô nghĩa.
Dịch. – Ba nhà đại phu (nước Lỗ: Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quí Tôn) cho hát Ung (một thiên trong Chu tụng – Kinh Thi) khi dẹp đồ tế lễ đi. Khổng tử nói: “(Hai câu trong thơ Ung đó: ) “trợ tế là vua các chư hầu, thiên tử (làm chủ tế) thì rất nghiêm túc”, hát trong ba đại sảnh ba nhà đó thì còn ý nghĩa gì nữa?”.
Chú thích. – Theo lễ, khi thiên tử tế ở tôn miếu, thì các chư hầu trợ tế, và cho hát thơ Ung mà dẹp tế lễ. Khổng tử chê ba nhà đó, đã tiếm lễ của thiên tử, thơ Ung hát trong những trường hợp đó hoá vô nghĩa.
[3.3]
子曰:「人而不仁,如禮何?」人而不仁,如樂何?」
Tử viết: “Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì? Người không có đức nhân thì nhạc mà làm gì?”.
Chú thích. – Khổng tử cho đức nhân là gốc của lễ nhạc.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì? Người không có đức nhân thì nhạc mà làm gì?”.
Chú thích. – Khổng tử cho đức nhân là gốc của lễ nhạc.
[3.4]
林放問禮之本。子曰:「大哉問!禮,與齊奢也,寧儉;喪,與其易也,寧戚。」
Lâm Phỏng vấn lễ chi bản. Tử viết: “Đại tai vấn! Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm; tang dữ kì dị dã, ninh thích”.
Dịch. – Lâm Phỏng hỏi về gốc của lễ. Khổng tử đáp: “Câu hỏi đó quan trọng đấy! Lễ mà quá xa xỉ thì kiệm ước còn hơn; tang mà quá chú trọng nghi tiết thì thương sót còn hơn”.
Chú thích. – Không rõ Lâm Phỏng là ai[1].
Dịch. – Lâm Phỏng hỏi về gốc của lễ. Khổng tử đáp: “Câu hỏi đó quan trọng đấy! Lễ mà quá xa xỉ thì kiệm ước còn hơn; tang mà quá chú trọng nghi tiết thì thương sót còn hơn”.
Chú thích. – Không rõ Lâm Phỏng là ai[1].
[3.5]
子曰:「夷狄之有君,不如諸夏之亡也。」
Tử viết: “Di Địch chi hữu quân, bất như chư Hạ chi vô[2] dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Các nước Di, Địch (ở chung quanh Trung Quốc, lạc hậu) dù có vua cũng không bằng các nước Hoa Hạ (Trung Quốc) không có vua (vì Hoa Hạ có lễ nghi)”.
Chú thích. – Chu Hi cho hai chữ “bất như” là không giống; và nghĩa khác hẳn: Khổng tử có ý than thở các nước chư hầu hồi đó không cho thiên tử nhà Chu không ra gì, thành thử Trung Quốc cũng như không có vua. Hai theo hai cách đều được cả. Phải biết trong hoàn cảnh nào, Khổng tử nói câu đó thì mới rõ ông muốn nói gì.
Dịch. – Khổng tử nói: “Các nước Di, Địch (ở chung quanh Trung Quốc, lạc hậu) dù có vua cũng không bằng các nước Hoa Hạ (Trung Quốc) không có vua (vì Hoa Hạ có lễ nghi)”.
Chú thích. – Chu Hi cho hai chữ “bất như” là không giống; và nghĩa khác hẳn: Khổng tử có ý than thở các nước chư hầu hồi đó không cho thiên tử nhà Chu không ra gì, thành thử Trung Quốc cũng như không có vua. Hai theo hai cách đều được cả. Phải biết trong hoàn cảnh nào, Khổng tử nói câu đó thì mới rõ ông muốn nói gì.
[3.6]
季氏旅於泰山。子謂冉有曰:「女弗能救與?」
對曰:「不能。」
子曰:「嗚呼!曾謂泰山不如林放乎?」
Quí thị lữ ư Thái Sơn. Tử vị Nhiễm Hữu viết: “Nhữ[3] phất năng cứu dư?” Đối viết: “Bất năng”. Tử viết: “Ô hô! Tằng vị Thái Sơn bất như Lâm Phỏng hồ?”.
Dịch. – Họ Quí tế lữ ở núi Thái Sơn. Khổng tử hỏi Nhiễm Hữu (làm quan tể của họ Quí): “Anh không ngăn được sao?” Nhiễm Hữu đáp: “Không ngăn được”. Khổng tử nói: “Than ôi! Vậy là cho rằng núi Thái Sơn không bằng Lâm Phỏng sao?”.
Chú thích. – Núi Thái Sơn ở nước Lỗ. Theo lễ thì chỉ vua Lỗ mới tế thần núi đó, Quí thị một đại phu, lại đó tế là tiếm lễ.
Thần núi Thái Sơn tất không hưởng tế lễ của Quí thị, vì nếu hưởng thì chẳng hoá ra thần không bằng Lâm Phỏng sao? (Lâm Phỏng là người hiếu lễ - coi bài 4 ở trên).
Nhiễm Hữu, họ Nhiễm, tên Cầu, học trò Khổng tử.
Dịch. – Họ Quí tế lữ ở núi Thái Sơn. Khổng tử hỏi Nhiễm Hữu (làm quan tể của họ Quí): “Anh không ngăn được sao?” Nhiễm Hữu đáp: “Không ngăn được”. Khổng tử nói: “Than ôi! Vậy là cho rằng núi Thái Sơn không bằng Lâm Phỏng sao?”.
Chú thích. – Núi Thái Sơn ở nước Lỗ. Theo lễ thì chỉ vua Lỗ mới tế thần núi đó, Quí thị một đại phu, lại đó tế là tiếm lễ.
Thần núi Thái Sơn tất không hưởng tế lễ của Quí thị, vì nếu hưởng thì chẳng hoá ra thần không bằng Lâm Phỏng sao? (Lâm Phỏng là người hiếu lễ - coi bài 4 ở trên).
Nhiễm Hữu, họ Nhiễm, tên Cầu, học trò Khổng tử.
[3.7]
子曰:「君子無所爭。必也射乎!揖讓而升,下而飲。其爭也君子。」
Tử viết: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ? Ấp nhượng nhi thăng, há nhi ẩm, kì tranh dã quân tử”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ trong lúc bắn chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau như vậy mới là quân tử”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ trong lúc bắn chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau như vậy mới là quân tử”.
[3.8]
子夏問曰:「巧笑倩兮,美目盼兮,素以為絢兮。何為也?」
子曰:「繪事后素。」
曰:「禮后乎?」
子曰:「起予者商也!始可與言詩矣。」
Tử Hạ vấn viết: “Xảo tiếu thiến hề, mĩ mục phán hề, tố dĩ vi huyến hề” hà vị dã?” Tử viết: “Hội sự hậu tố”. Viết: “Lễ hậu hồ?” - Viết: “Khởi dư giả Thương[4] dã! Thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “(Kinh Thi nói: ) miệng xinh chúm chím cười, mắt đẹp long lanh sáng[5], trên nền trắng vẽ màu sặc sỡ[6]” nghĩa là thế nào?”. Khổng tử đáp: “Có sẵn nền trắng rồi sau mới vẽ”. – Tử Hạ (lại hỏi): “(Nghĩa là) lễ phải ở sau (nhân)[7] chăng?” Khổng tử nói: “Anh Thương phát khởi được ý ta, như anh mới có thể giảng Kinh Thi cho được”.
Chú thích. – Khổng tử khen Tử Hạ nghe một biết hai.
Dịch. – Tử Hạ nói: “(Kinh Thi nói: ) miệng xinh chúm chím cười, mắt đẹp long lanh sáng[5], trên nền trắng vẽ màu sặc sỡ[6]” nghĩa là thế nào?”. Khổng tử đáp: “Có sẵn nền trắng rồi sau mới vẽ”. – Tử Hạ (lại hỏi): “(Nghĩa là) lễ phải ở sau (nhân)[7] chăng?” Khổng tử nói: “Anh Thương phát khởi được ý ta, như anh mới có thể giảng Kinh Thi cho được”.
Chú thích. – Khổng tử khen Tử Hạ nghe một biết hai.
[3.9]
子曰:「夏禮,吾能言之,杞不足微也;殷禮,吾能言之,宋不足微也。文獻不足故也。足,則吾能微之矣。」
Tử viết: “Hạ lễ, ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trưng dã; Ân lễ, ngô năng ngôn chi, Tống bất túc trưng dã; văn hiến bất túc, cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng; lễ chế nhà Ân, ta có thể nói được, nhưng nước Tống không đủ làm chứng, vì văn kiện và người hiền hai nước đó không đủ. Nếu đủ thì ta có thể chứng minh lời ta nói được”.
Chú thích. – Nước Kỉ là hậu duệ của nhà Hạ, nước Tống là hậu duệ nhà Ân. Văn hiến: Văn là văn kiện, hiến là hiền tài.
Nên coi lại bài 23 thiên II. Khổng tử trong bài đó bảo nhà Ân theo lễ của nhà Hạ, thêm bớt gì ông biết được. Trong bài này ông bảo ông biết nhưng ông thể dẫn chứng được vì không đủ văn kiện và hiền tài.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng; lễ chế nhà Ân, ta có thể nói được, nhưng nước Tống không đủ làm chứng, vì văn kiện và người hiền hai nước đó không đủ. Nếu đủ thì ta có thể chứng minh lời ta nói được”.
Chú thích. – Nước Kỉ là hậu duệ của nhà Hạ, nước Tống là hậu duệ nhà Ân. Văn hiến: Văn là văn kiện, hiến là hiền tài.
Nên coi lại bài 23 thiên II. Khổng tử trong bài đó bảo nhà Ân theo lễ của nhà Hạ, thêm bớt gì ông biết được. Trong bài này ông bảo ông biết nhưng ông thể dẫn chứng được vì không đủ văn kiện và hiền tài.
[3.10]
子曰:「禘,自既灌而往者,吾不欲觀之矣。」
Tử viết: “Đế (có sách đọc là duệ), tự kí quán nhi vãng giả, ngô bất dục quan chi hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Tế đế, từ lúc rót rượu xuống đất trở đi, ta không muốn xem nữa”.
Chú thích. – Tế đế là một tế lớn đời xưa, năm năm một lần, làm ở tôn miếu nhà vua. Có sách nói rót rượu xuống đất là để dâng thần, rồi mới bày bài vị tổ tiên để tế. Khổng tử không muốn xem việc bày bài vị đó vì vua Lỗ Văn công bày bài vị sai, không hợp lễ, đặt bài vị Hi công ở trên bài vị Mẫn công. Hi công là anh của Mẫn công, giết Mẫn công để cướp ngôi. Văn công là con Hi công cho nên đặt cha trên Mẫn công. Khổng tử cho Mẫn công mới thực là vua, Hi công thí quân để tiếm vị, phải đặt bài vị của Mẫn công lên trên.
Dịch. – Khổng tử nói: “Tế đế, từ lúc rót rượu xuống đất trở đi, ta không muốn xem nữa”.
Chú thích. – Tế đế là một tế lớn đời xưa, năm năm một lần, làm ở tôn miếu nhà vua. Có sách nói rót rượu xuống đất là để dâng thần, rồi mới bày bài vị tổ tiên để tế. Khổng tử không muốn xem việc bày bài vị đó vì vua Lỗ Văn công bày bài vị sai, không hợp lễ, đặt bài vị Hi công ở trên bài vị Mẫn công. Hi công là anh của Mẫn công, giết Mẫn công để cướp ngôi. Văn công là con Hi công cho nên đặt cha trên Mẫn công. Khổng tử cho Mẫn công mới thực là vua, Hi công thí quân để tiếm vị, phải đặt bài vị của Mẫn công lên trên.
[3.11]
或問禘之說。子曰:「不知也;知其說者之於天下也,其如示諸斯乎!」指其掌。
Hoặc vấn đế chi thuyết. Tử viết: “Bất tri dã. Tri kì thuyết chi ư thiên hạ dã, kì như thị chư ư hồ?” Chỉ kì chưởng.
Dịch. – Có người hỏi về thuyết tế đế. Khổng tử đáp: “Không biết. Nếu biết thuyết ấy, thì việc trị thiên hạ cũng như ở trong cái này chăng?” Ngài vừa nói vừa chỉ vào bàn tay.
Chú thích. – Khổng tử chủ trương dùng lễ để trị thiên hạ. Tế đế là một tế quan trọng, nếu hiểu được nó (biết được lễ) thì trị thiên hạ rất dễ. Ông nói không hiểu thuyết tế đế, có thể vì không muốn vạch lỗi của vua Lỗ khi làm tế đó chăng?
Dịch. – Có người hỏi về thuyết tế đế. Khổng tử đáp: “Không biết. Nếu biết thuyết ấy, thì việc trị thiên hạ cũng như ở trong cái này chăng?” Ngài vừa nói vừa chỉ vào bàn tay.
Chú thích. – Khổng tử chủ trương dùng lễ để trị thiên hạ. Tế đế là một tế quan trọng, nếu hiểu được nó (biết được lễ) thì trị thiên hạ rất dễ. Ông nói không hiểu thuyết tế đế, có thể vì không muốn vạch lỗi của vua Lỗ khi làm tế đó chăng?
[3.12]
祭如在,祭神如神在。子曰:「吾不與祭,如不祭。」
Tế như tại, tế thần như thần tại.
Tử viết: “Ngô bất dữ tế, như bất tế”.
Dịch. – Tế tổ tiên như tổ tiên ở trước mặt, tế thần như thần ở trước mặt[8].
Khổng tử nói: “Khi ta (vì lẽ gì) không đích thân đứng tế (mà mượn người thay)[9] tuy có tế đấy, vẫn (ân hận) như chưa tế”.
Tử viết: “Ngô bất dữ tế, như bất tế”.
Dịch. – Tế tổ tiên như tổ tiên ở trước mặt, tế thần như thần ở trước mặt[8].
Khổng tử nói: “Khi ta (vì lẽ gì) không đích thân đứng tế (mà mượn người thay)[9] tuy có tế đấy, vẫn (ân hận) như chưa tế”.
[3.13]
王孫賈問曰:「與其媚於奧,寧媚於竈,何謂也?」
子曰:「不然;獲罪於天,吾所禱也。」
Vương Tôn Giả vấn viết: “Dữ kì mị ư Áo, ninh mị ư Táo”; hà vị dã?”. Tử viết: “Bất nhiên - Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã”.
Dịch. – Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: “Tục ngữ có câu: “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn”, câu ấy có nghĩa gì? Khổng tử đáp: “Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích”.
Chú thích. – Thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp. Thần Táo thấp hơn thần Áo nhưng coi việc bếp nước, ăn uống, nên quan trọng hơn.
Có người cho rằng Vương Tôn Giả nói bóng bẩy: Thần Áo chỉ Vệ Linh công, thần Táo chỉ nàng Nam Tử và Di Tử Hà, những người Vệ Linh công yêu. Khổng tử như muốn được dùng ở Vệ thì lấy lòng Vệ Linh công không bằng lấy lòng Nam Tử và Di Tử Hà. Khổng cự tuyệt một cách khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng, chẳng cần lấy lòng ai cả.
Dịch. – Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: “Tục ngữ có câu: “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn”, câu ấy có nghĩa gì? Khổng tử đáp: “Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích”.
Chú thích. – Thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp. Thần Táo thấp hơn thần Áo nhưng coi việc bếp nước, ăn uống, nên quan trọng hơn.
Có người cho rằng Vương Tôn Giả nói bóng bẩy: Thần Áo chỉ Vệ Linh công, thần Táo chỉ nàng Nam Tử và Di Tử Hà, những người Vệ Linh công yêu. Khổng tử như muốn được dùng ở Vệ thì lấy lòng Vệ Linh công không bằng lấy lòng Nam Tử và Di Tử Hà. Khổng cự tuyệt một cách khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng, chẳng cần lấy lòng ai cả.
[3.14]
子曰:「周監於二代,郁郁乎文哉!吾從周。」
Tử viết: “Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai! Ngô tòng Chu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nhà Chu châm chước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẽ rực rỡ biết bao! Ta theo Chu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nhà Chu châm chước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẽ rực rỡ biết bao! Ta theo Chu”.
[3.15]
子入大廟,每事問。或曰:「孰謂鄹人之子知禮乎?入大廟,每事問。」
子聞之,曰:「是禮也。」
Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn. Hoặc viết: “Thục vị Trâu nhân chi tử tri lễ hồ, nhập thái miếu, mỗi sự vấn”[10]. Tử văn chi, viết: “Thị lễ dã”.
Dịch. – Khổng tử vào thái miếu, thấy việc gì cũng hỏi. Có kẻ bảo: “Ai bảo con người đất Trâu (quê hương của Khổng tử ở Lỗ) ấy biết lễ. (Nếu biết thì sao) vào thái miếu, thấy gì cũng hỏi”.
Khổng tử hay được bảo: “Như vậy là lễ đấy”.
Chú thích. – Vô thái miếu thờ Chu công ở Lỗ, mà hỏi từng chút cho biết kĩ, đó là thái độ kính cẩn, là lễ. Không xấu hổ hỏi người, cũng là lễ (khiêm tốn) nữa.
Dịch. – Khổng tử vào thái miếu, thấy việc gì cũng hỏi. Có kẻ bảo: “Ai bảo con người đất Trâu (quê hương của Khổng tử ở Lỗ) ấy biết lễ. (Nếu biết thì sao) vào thái miếu, thấy gì cũng hỏi”.
Khổng tử hay được bảo: “Như vậy là lễ đấy”.
Chú thích. – Vô thái miếu thờ Chu công ở Lỗ, mà hỏi từng chút cho biết kĩ, đó là thái độ kính cẩn, là lễ. Không xấu hổ hỏi người, cũng là lễ (khiêm tốn) nữa.
[3.16]
子曰:「射不主皮,為力不同科,古之道也。」
Tử viết: “Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bắn (cốt trúng chứ) không cốt xuyên qua tấm da, vì sức không đều nhau (nghĩa là không phải để đọ sức), đạo xưa như vậy”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bắn (cốt trúng chứ) không cốt xuyên qua tấm da, vì sức không đều nhau (nghĩa là không phải để đọ sức), đạo xưa như vậy”.
[3.17]
子貢欲去告朔之餼羊。子曰:「賜也!爾愛其羊,我愛其禮。
Tử Cống dục khứ Cáo (thời xưa đọc là cốc) sóc chi khái (có người đọc là hí) dương. Tử viết: “Tứ dã, nhĩ ái kì dương, ngã ái kì lễ”.
Dịch. – Tử Cống muốn bỏ việc dâng cừu trong lễ Cáo sóc. Khổng tử bảo: “Tứ, anh tiếc con cừu, ta tiếc cuộc lễ”.
Chú thích. – Đời Chu, vào thu hay đông mỗi năm, thiên tử ban lịch năm sau cho chư hầu, vua chư hầu cất vào trong tổ miếu, năm sau mới mở ra coi; cứ ngày sóc (mùng một) mỗi tháng giết một con cừu để cúng tổ tiên. Lễ đó là lễ Cáo sóc.
Lễ xong rồi, vua mới họp triều. Vua Lỗ đã bỏ lễ đó từ lâu, không tới tổ miếu làm lễ mà có khi ngày mùng một cũng không họp triều nữa; nhưng người ta vẫn giết một con cừu để dâng ở tổ miếu. Tử Cống muốn bỏ hình thức đó đi, Khổng tử muốn giữ lại để người ta đừng quên lễ.
Dịch. – Tử Cống muốn bỏ việc dâng cừu trong lễ Cáo sóc. Khổng tử bảo: “Tứ, anh tiếc con cừu, ta tiếc cuộc lễ”.
Chú thích. – Đời Chu, vào thu hay đông mỗi năm, thiên tử ban lịch năm sau cho chư hầu, vua chư hầu cất vào trong tổ miếu, năm sau mới mở ra coi; cứ ngày sóc (mùng một) mỗi tháng giết một con cừu để cúng tổ tiên. Lễ đó là lễ Cáo sóc.
Lễ xong rồi, vua mới họp triều. Vua Lỗ đã bỏ lễ đó từ lâu, không tới tổ miếu làm lễ mà có khi ngày mùng một cũng không họp triều nữa; nhưng người ta vẫn giết một con cừu để dâng ở tổ miếu. Tử Cống muốn bỏ hình thức đó đi, Khổng tử muốn giữ lại để người ta đừng quên lễ.
[3.18]
子曰:「事君盡禮,人以為諂也。」
Tử viết: “Sự quân tận lễ, nhân dĩ vi siểm dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thờ vua hết lễ thì người ta cho là nịnh”.
Chú thích. – Khổng tử than về thói đời thời đó coi vua không ra gì.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thờ vua hết lễ thì người ta cho là nịnh”.
Chú thích. – Khổng tử than về thói đời thời đó coi vua không ra gì.
[3.19]
定公問:「君使臣,臣事君,如之何?」
孔子對曰:「君使臣以禮,臣事君以忠。」
Định công vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà? Khổng tử đối viết: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”.
Dịch. – (Vua Lỗ là) Định công hỏi: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải như thế nào?”. Khổng tử đáp: “Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)”.
Dịch. – (Vua Lỗ là) Định công hỏi: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải như thế nào?”. Khổng tử đáp: “Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)”.
[3.20]
子曰:「關睢,樂而不淫,哀而不傷。」
Tử viết: “Thư cưu[11] lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thiên Thư cưu trong Kinh Thi, vui mà không quá mức, buồn mà không thương tổn” (Nghĩa là vui buồn đều trúng tiết, vừa phải).
Chú thích. – Chữ dâm ở đây có người hiểu là dâm đãng như ngày nay; thời xưa, hễ quá mức thì đều gọi làdâm.
Thiên Thư cưu ở đầu Kinh Thi vinh một người quân tử tìm một người thục nữ để cưới, tìm chưa được thì ước mong, không ngủ được; tìm được rồi thì hưởng cảnh cầm sắt hoà hợp.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thiên Thư cưu trong Kinh Thi, vui mà không quá mức, buồn mà không thương tổn” (Nghĩa là vui buồn đều trúng tiết, vừa phải).
Chú thích. – Chữ dâm ở đây có người hiểu là dâm đãng như ngày nay; thời xưa, hễ quá mức thì đều gọi làdâm.
Thiên Thư cưu ở đầu Kinh Thi vinh một người quân tử tìm một người thục nữ để cưới, tìm chưa được thì ước mong, không ngủ được; tìm được rồi thì hưởng cảnh cầm sắt hoà hợp.
[3.21]
哀公問社於宰我。宰我對曰:「夏后氏以松,殷人以柏,周人以栗,曰,使民戰栗。」
子聞之,曰:「成事不說,遂事不諫,既往不咎。」
Ai công vấn xã ư Tể Ngã. Tể Ngã đối viết: “Hạ hậu thị dĩ tùng, Ân nhân dĩ bá, Chu nhân dĩ lật, viết: sử dân chiến lật”.
Tử văn chi, viết: “Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu”[12].
Dịch. – (Vua Lỗ) Ai công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã[13]. Tể Ngã đáp: “Nhà Hạ trồng cây tùng ở đàn xã, nhà Ân trồng cây bá, nhà Chu trồng cây lật, là có ý khiến dân phải sợ hãi[14].
Chú thích. – Tể Ngã, tên Dư, học trò Khổng tử.
Tử văn chi, viết: “Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu”[12].
Dịch. – (Vua Lỗ) Ai công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã[13]. Tể Ngã đáp: “Nhà Hạ trồng cây tùng ở đàn xã, nhà Ân trồng cây bá, nhà Chu trồng cây lật, là có ý khiến dân phải sợ hãi[14].
Chú thích. – Tể Ngã, tên Dư, học trò Khổng tử.
[3.22]
子曰:「管仲之器小哉。」
或曰:「管仲儉乎?」
曰:「管氏有三歸,官事不攝,焉得儉?然則管仲知禮乎?」
曰:「邦君樹塞門,管氏亦樹塞門。邦君為兩君之好,有反坫,管氏亦有反坫。管氏而知禮,孰不知禮?」
Tử viết: “Quản Trọng chi khí tiểu tai!”
Hoặc viết: “Quản Trọng kiệm hồ?” - Viết: “Quản thị hữu tam qui, quan sự bất nhiếp, yên đắc kiệm?”
- “Nhiên tắc Quản Trọng tri lễ hồ?” - Viết: “Bang quân thụ tắc môn, Quản thị diệc thụ tắc môn. Bang quân vi lưỡng quân chi hiếu hữu phản điếm; Quản thị diệc hữu phản điếm. Quản thị nhi tri lễ, thục bất tri lễ?”
Dịch. – Khổng tử nói: “Khí lương của Quản Trọng nhỏ nhen thay![15] Có người hỏi: “Quản Trọng tiết kiện không?” Khổng tử đáp: “Họ Quản thu thuế “tam qui”[16] không cho gia thần nào kiêm nhiếp nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?”
- “Thế Quản Trọng có biết lễ không?” – Đáp: “Vua Tề dựng bình phong che cửa, Quản Trọng cũng dựng bình phong che cửa: vua Tề khi khoản đãi hai vua nước ngoài, dùng cái phản điếm[17]. Quản Trọng mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?”.
Hoặc viết: “Quản Trọng kiệm hồ?” - Viết: “Quản thị hữu tam qui, quan sự bất nhiếp, yên đắc kiệm?”
- “Nhiên tắc Quản Trọng tri lễ hồ?” - Viết: “Bang quân thụ tắc môn, Quản thị diệc thụ tắc môn. Bang quân vi lưỡng quân chi hiếu hữu phản điếm; Quản thị diệc hữu phản điếm. Quản thị nhi tri lễ, thục bất tri lễ?”
Dịch. – Khổng tử nói: “Khí lương của Quản Trọng nhỏ nhen thay![15] Có người hỏi: “Quản Trọng tiết kiện không?” Khổng tử đáp: “Họ Quản thu thuế “tam qui”[16] không cho gia thần nào kiêm nhiếp nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?”
- “Thế Quản Trọng có biết lễ không?” – Đáp: “Vua Tề dựng bình phong che cửa, Quản Trọng cũng dựng bình phong che cửa: vua Tề khi khoản đãi hai vua nước ngoài, dùng cái phản điếm[17]. Quản Trọng mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?”.
[3.23]
子語魯大師樂,曰:「樂其可知也:始作,翕如也;從之,純如也,繳如也,繹如也,以成。」
Tử ngữ Lỗ thái[18] sư nhạc viết: “Nhạc kì khả tri dã: thủy tác, hấp như dã, túng chi, thuần như dã, kiểu như dã, dịch như dã, dĩ thành”.
Dịch. – Khổng tử nói về nhạc lí với nhạc quan nước Lỗ: “Có thể biết được phép tấu nhạc: mới đầu, các âm thanh phấn khởi nhiệt liệt; rồi tới khúc phóng thì các âm thanh thuần nhiên điều hoà, rõ ràng, lại liên tục nhau, như vậy là thành khúc nhạc”.
Dịch. – Khổng tử nói về nhạc lí với nhạc quan nước Lỗ: “Có thể biết được phép tấu nhạc: mới đầu, các âm thanh phấn khởi nhiệt liệt; rồi tới khúc phóng thì các âm thanh thuần nhiên điều hoà, rõ ràng, lại liên tục nhau, như vậy là thành khúc nhạc”.
[3.24]
儀封人請見,曰:「君子之至於斯也,吾未嘗不得見也。」從者見之。
出曰:「二三子何患於喪乎?天下之無道也久矣,天將以夫子為木鐸。」
Nghi phong nhân thỉnh kiến, viết: “Quân tử chi chí ư tư dã, ngô vị thường bất đắc kiến dã”. Tòng giả kiến chi.
Xuất viết: “Nhị tam tử hà hoạn ư táng hồ? Thiên hạ chi vô đạo dã cửu hĩ, thiên tương dĩ phu tử vi mộc đạc”.
Dịch. – Viên quan phong nhân (giữ biên cương) ở ấp Nghi (của Vệ) xin được yết kiến Khổng tử, bảo: “Bậc quân tử (tức có đạo đức) nào tới đây, không có ai mà tôi không được yết kiến”. Học trò theo hầu Khổng tử thông báo với thầy rồi dắt vô.
Viên quan đó, (yết kiến rồi) ra bảo: “Mấy thầy đừng lo phu tử mất chức. Thiên hạ vô đạo (tức loạn) đã lâu rồi, Trời sẽ dùng phu tử làm cái mõ gỗ (để tuyên dương giáo hoá)”.
Xuất viết: “Nhị tam tử hà hoạn ư táng hồ? Thiên hạ chi vô đạo dã cửu hĩ, thiên tương dĩ phu tử vi mộc đạc”.
Dịch. – Viên quan phong nhân (giữ biên cương) ở ấp Nghi (của Vệ) xin được yết kiến Khổng tử, bảo: “Bậc quân tử (tức có đạo đức) nào tới đây, không có ai mà tôi không được yết kiến”. Học trò theo hầu Khổng tử thông báo với thầy rồi dắt vô.
Viên quan đó, (yết kiến rồi) ra bảo: “Mấy thầy đừng lo phu tử mất chức. Thiên hạ vô đạo (tức loạn) đã lâu rồi, Trời sẽ dùng phu tử làm cái mõ gỗ (để tuyên dương giáo hoá)”.
[3.25]
子謂韶,「盡美矣,又盡善也。」謂武,「盡美矣,未盡善也。
III.25
Tử vị Thiều: “Tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã”, vị Võ: “Tận mĩ hĩ, vị tận thiện dã”.
Dịch. – Khổng tử khen nhạc Thiều: “Cực hay lại cực tốt lành”, khen nhạc Võ: “Cực hay, nhưng chưa cực tốt lành”.
Chú thích. – Thiều là nhạc của vua Thuấn, Võ là nhạc của Võ vương nhà Chu. Thuấn nối vua Nghiêu, làm cho thiên hạ thịnh trị; Võ vương diệt Trụ để cứu dân, công hai ông đó ngang nhau; nhưng Thuấn được Nghiêu truyền ngôi, Võ phải đánh dẹp thiên hạ mới được ngôi. Khổng tử cho như vậy là đức của Võ không bằng của Thuấn. Mĩ là hay về thanh điệu; thiện là xét về nội dung. Bài này tỏ rằng Khổng tử không ưa dùng võ lực, không ưa cách mạng, dù là chính đáng. Ông thích truyền ngôi cho người hiền hơn là cho con.
Dịch. – Khổng tử khen nhạc Thiều: “Cực hay lại cực tốt lành”, khen nhạc Võ: “Cực hay, nhưng chưa cực tốt lành”.
Chú thích. – Thiều là nhạc của vua Thuấn, Võ là nhạc của Võ vương nhà Chu. Thuấn nối vua Nghiêu, làm cho thiên hạ thịnh trị; Võ vương diệt Trụ để cứu dân, công hai ông đó ngang nhau; nhưng Thuấn được Nghiêu truyền ngôi, Võ phải đánh dẹp thiên hạ mới được ngôi. Khổng tử cho như vậy là đức của Võ không bằng của Thuấn. Mĩ là hay về thanh điệu; thiện là xét về nội dung. Bài này tỏ rằng Khổng tử không ưa dùng võ lực, không ưa cách mạng, dù là chính đáng. Ông thích truyền ngôi cho người hiền hơn là cho con.
[3.26]
子曰:「居上不寬,為禮不敬,臨喪不哀,吾何以觀之哉?」
III.26
Tử viết: “Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai”.Dịch. – Khổng tử nói: “Ở bậc trên mà không khoan hồng, làm lễ mà không nghiêm túc, gặp việc tang mà không bi thương, hạng người như vậy còn có gì cho ta xét nữa?”.
THIÊN IV - LÍ NHÂN 4. Lý nhân 里仁第四
[4.1]
子曰:「里仁為美。擇不處仁,焉得知?」
Tử viết: “Lí nhân vi mĩ. Trạch bất xử nhân, yên đắc trí?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làng nào có đức nhân, là nơi ấy tốt. Chọn chỗ ở mà không lựa chọn nơi có đức nhân, thì sao gọi là sáng suốt được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làng nào có đức nhân, là nơi ấy tốt. Chọn chỗ ở mà không lựa chọn nơi có đức nhân, thì sao gọi là sáng suốt được”.
[4.2]
子曰:「不仁者,不可以久處約,不可以長處樂。仁者安仁,知者利仁。」
Tử viết: “Bất nhân giả, bất khả dĩ cửu xứ ước, bất khả dĩ trường xứ lạc. Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh hoan lạc. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân”.
Chú thích. – Chữ an nhân và chữ lợi nhân ở đây, nghĩa cũng như “an nhi hành chi, lợi nhi hành chi” trong sách Trung dung.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh hoan lạc. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân”.
Chú thích. – Chữ an nhân và chữ lợi nhân ở đây, nghĩa cũng như “an nhi hành chi, lợi nhi hành chi” trong sách Trung dung.
[4.3]
子曰:「唯仁者,能好人,能惡人。」
Tử viết: “Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Chỉ có người đức nhân mới biết yêu người, ghét người (một cách công tâm, chính đáng)”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Chỉ có người đức nhân mới biết yêu người, ghét người (một cách công tâm, chính đáng)”.
[4.4]
子曰:「苟志於仁矣,無惡也。」
Tử viết: “Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ác dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác”.
[4.5]
子曰:「富與貴,是人之所欲也;不以其道得之,不處也。貧與賤,是人之惡也;不以其道得之,不去也。君子去仁,惡乎成名。君子無終食之間違仁,造次必於是,顛沛必於是。」
Tử viết: “Phú dữ quí, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử, vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng chẳng lỗi đạo mà phải nghèo thì người quân tử chẳng bỏ”[1].
- Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử?
- Người quân tử dù trong bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vộ vàng cũng theo điều nhân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng chẳng lỗi đạo mà phải nghèo thì người quân tử chẳng bỏ”[1].
- Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử?
- Người quân tử dù trong bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vộ vàng cũng theo điều nhân”.
[4.6]
子曰:「我未見好仁者,惡不仁者。好仁者,無以尚之;惡不仁者,其為仁矣,不使不仁者加乎其身。有能一日用其力於仁矣乎?我未見力不足者。蓋有之矣,我未之見也。」
Tử viết: “Ngã vị kiến hiếu nhân giả, ố bất nhân giả. Hiếu nhân giả, vô dĩ thượng chi; ố bất nhân giả, kì vi nhân hĩ, bất sử bất nhân giả gia hồ kì thân. Hữu năng nhất nhật dụng kì lục ư nhân hồ? Ngã vị kiến lực bất túc giả. Cái hữu chi hĩ, ngã vị chi kiến dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chưa thấy ai thật ham điều nhân và ai thật ghét điều bất nhân, Người thật ham điều nhân thì không cho điều gì hơn điều nhân; người thật ghét điều bất nhân thì khi làm điều nhân không để cho điều bất nhân vướng vào mình. Có ai trọn ngày tận lực làm điều nhân chăng? Ta chưa thấy ai không đủ sức làm điều nhân cả. Hoặc có chăng mà ta chưa thấy”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chưa thấy ai thật ham điều nhân và ai thật ghét điều bất nhân, Người thật ham điều nhân thì không cho điều gì hơn điều nhân; người thật ghét điều bất nhân thì khi làm điều nhân không để cho điều bất nhân vướng vào mình. Có ai trọn ngày tận lực làm điều nhân chăng? Ta chưa thấy ai không đủ sức làm điều nhân cả. Hoặc có chăng mà ta chưa thấy”.
[4.7]
子曰:「人之過也,各於其黨。觀過,斯知仁矣。」
Tử viết: “Nhân chi quá dã, các ư kì đảng. Quan quá, tư tri nhân hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lỗi của một người thuộc về từng loại. Xét một người phạm những lỗi nào, có thể biết người đó có đức nhân hay không”.
Chú thích. – Thí dụ: người có đức nhân, thường mắc lỗi quá hậu, quá thương người; người thiếu đức nhân thường ngược lại, quá bạc, quá tàn nhẫn.
Có người cho rằng chữ nhân [仁] trong “tư tri nhân hĩ” nên sửa là [人] (người) và giảng là: “biết được hạng người nào”, như vậy dễ hiểu hơn, nhưng ý nghĩa tầm thường.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lỗi của một người thuộc về từng loại. Xét một người phạm những lỗi nào, có thể biết người đó có đức nhân hay không”.
Chú thích. – Thí dụ: người có đức nhân, thường mắc lỗi quá hậu, quá thương người; người thiếu đức nhân thường ngược lại, quá bạc, quá tàn nhẫn.
Có người cho rằng chữ nhân [仁] trong “tư tri nhân hĩ” nên sửa là [人] (người) và giảng là: “biết được hạng người nào”, như vậy dễ hiểu hơn, nhưng ý nghĩa tầm thường.
[4.8]
子曰:「朝聞道,夕死可矣!」
Tử viết: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Sáng được nghe đạo lí, tối chết cũng được (không hận)”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Sáng được nghe đạo lí, tối chết cũng được (không hận)”.
[4.9]
子曰:「士志於道,而恥惡衣惡食者,未足與議也!」
Tử viết: “Sĩ chí ư đạo nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người nào để chí vào đạo mà thẹn vì cái ăn cái mặc thì chưa thể đem đạo bàn được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người nào để chí vào đạo mà thẹn vì cái ăn cái mặc thì chưa thể đem đạo bàn được”.
[4.10]
子曰:「君子之於天下也,無適也,無莫也,義之於比。」
Tử viết: “Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích (có sách đọc là địch) dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tỉ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cách xử sự của người quân tử không nhất định phải như vầy mới được, không nhất định như kia là không được, cứ hợp nghĩa thì làm”.
Chú thích. – Thái độ đó là vô khả, vô bất khả.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cách xử sự của người quân tử không nhất định phải như vầy mới được, không nhất định như kia là không được, cứ hợp nghĩa thì làm”.
Chú thích. – Thái độ đó là vô khả, vô bất khả.
[4.11]
子曰:「君子懷德,小人懷土;君子懷刑,小人懷惠。」
Tử viết: “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ[2], quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử nghĩ làm sao cho đạo đức tăng tiến, kẻ tiểu nhân nghĩ làm sao cho đời sống được yên ổn; người quân tử nghĩ làm sao khỏi trái với phép nước, kẻ tiểu nhân nghĩ làm sao được ân huệ người khác”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử nghĩ làm sao cho đạo đức tăng tiến, kẻ tiểu nhân nghĩ làm sao cho đời sống được yên ổn; người quân tử nghĩ làm sao khỏi trái với phép nước, kẻ tiểu nhân nghĩ làm sao được ân huệ người khác”.
[4.12]
子曰:「放於利而行,多怨。」
Tử viết: “Phóng ư lợi nhi hành, đa oán”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Hàng động mà theo lợi thì gây nhiều oán” (Người oán mình mà mình cũng oán người).
Dịch. – Khổng tử nói: “Hàng động mà theo lợi thì gây nhiều oán” (Người oán mình mà mình cũng oán người).
[4.13]
子曰:「能以禮讓為國乎,何有!不能以禮讓為國,如禮何!」
Tử viết: “Năng dĩ lễ nhượng vi quốc hồ hà hữu? Bất năng dĩ lễ nhượng vi quốc, như lễ hà?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Biết dùng lễ nhượng trị nước thì có khó gì đâu? Nếu không dùng lễ nhượng trị nước thì dù có lễ chế tốt cũng như không?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Biết dùng lễ nhượng trị nước thì có khó gì đâu? Nếu không dùng lễ nhượng trị nước thì dù có lễ chế tốt cũng như không?”.
[4.14]
子曰:「不患無位,患所以立;不患莫己知,求為可知也。」
Tử viết: “Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỉ tri, cầu vi khả tri dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị. Đừng lo không ai biết mình, chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị. Đừng lo không ai biết mình, chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến”.
[4.15]
子曰:「參乎!吾道一以貫之。」
曾子曰:「唯。」子出。
門人問曰:「何謂也?」
曾子曰:「夫子之道,忠恕而已矣。」
Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Tăng tử viết: “Duy”. Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã?” Tăng tử viết: “Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Sâm này! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả”. Tăng tử thưa: “Dạ”.
Khổng tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng tử: “Thầy muốn nói gì vậy?” Tăng tử đáp: “Đạo của thầy chỉ có trung, thứ[3] mà thôi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Sâm này! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả”. Tăng tử thưa: “Dạ”.
Khổng tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng tử: “Thầy muốn nói gì vậy?” Tăng tử đáp: “Đạo của thầy chỉ có trung, thứ[3] mà thôi”.
[4.16]
子曰:「君子喻於義,小人喻於利。」
Tử viết: “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi”.
Chú thích. – Hiểu rõ nghĩa là thích nghĩa. Hiểu rõ lợi nên thích lợi. Có sách bàn thêm: Vì tiểu nhân hiểu rõ về lợi, thích lợi, cho nên người quân tử (trị dân) riêng về mình thì không nên nói về lợi, nhưng phải xét cái lợi của tiểu nhân (dân) mà làm lợi cho họ.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi”.
Chú thích. – Hiểu rõ nghĩa là thích nghĩa. Hiểu rõ lợi nên thích lợi. Có sách bàn thêm: Vì tiểu nhân hiểu rõ về lợi, thích lợi, cho nên người quân tử (trị dân) riêng về mình thì không nên nói về lợi, nhưng phải xét cái lợi của tiểu nhân (dân) mà làm lợi cho họ.
[4.17]
子曰:「見賢思齊焉;見不賢而內自省也。」
Tử viết: “Kiến hiền, tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thấy người hiền thì mong làm sao bằng người; thấy người bất hiền thì phải tự xét mình (có mắc tật của người đó không)”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thấy người hiền thì mong làm sao bằng người; thấy người bất hiền thì phải tự xét mình (có mắc tật của người đó không)”.
[4.18]
子曰:「事父母幾諫,見志不從,又敬不違,勞而不怨。」
Tử viết: “Sự phụ mẫu ki gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi; lao nhi bất oán”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thờ cha mẹ, nên nhỏ nhẹ khuyên can, nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ; tuy khó nhọc, lo buồn, nhưng không được oán hận”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Thờ cha mẹ, nên nhỏ nhẹ khuyên can, nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ; tuy khó nhọc, lo buồn, nhưng không được oán hận”.
[4.19]
子曰:「父母在,不遠游,游必有方。」
Tử viết: “Phụ mẫu tại, bất viễn du. Du tất hữu phương”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cha mẹ còn thì con không nên đi chơi xa. Nếu đi thì phải có nơi nhất định”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cha mẹ còn thì con không nên đi chơi xa. Nếu đi thì phải có nơi nhất định”.
[4.20]
子曰:「三年無改於父之道,可謂孝矣。」
Tử viết: “Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ”. (Bài này trùng với nửa dưới bài I.11, nên không dịch lại).
[4.21]
子曰:「父母之年,不可不知也:一則以喜,一則以懼。」
Tử viết: “Phụ mẫu chi niên, bất khả bất tri dã: nhất tắc dĩ hỉ, nhất tắc dĩ cụ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Tuổi của cha mẹ, không thể không biết: một là để mừng (vì cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu).
Dịch. – Khổng tử nói: “Tuổi của cha mẹ, không thể không biết: một là để mừng (vì cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu).
[4.22]
子曰:「古者言之不出,恥躬之不逮也。」
Tử viết: “Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà làm không được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà làm không được”.
[4.23]
子曰:「以約失之者,鮮矣。」
Tử viết: “Dĩ ước thất chi giả tiển hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ít có người biết tự tiết chế mà phạm lỗi”.
Chú thích. – Có thể hiểu là: Người nào biết tự chế (không phóng túng) thì ít khi phạm tội.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ít có người biết tự tiết chế mà phạm lỗi”.
Chú thích. – Có thể hiểu là: Người nào biết tự chế (không phóng túng) thì ít khi phạm tội.
[4.24]
子曰:「君子欲訥於言,而敏於行。」
Tử viết: “Quân tử nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà mau mắn về việc làm”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà mau mắn về việc làm”.
[4.25]
子曰:「德不孤,必有鄰。」
Tử viết: “Đức bất cô, tất hữu lân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người có đức thì không cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình như ở đâu thì có láng giềng ở đó”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người có đức thì không cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình như ở đâu thì có láng giềng ở đó”.
[4.26]
子游曰:「事君數,斯辱矣;朋友數,斯疏矣。」
IV.26
Tử Du viết: “Sự quân sác, tư nhục hĩ; bằng hữu sác, tư sơ hĩ”.Dịch. – Tử Du nói: “Thờ vua mà can gián nhiều lần quá thì sẽ bị nhục, chơi bạn mà can gián nhiều lần quá thì bạn sẽ xa mình”.
Chú thích. – Có người hiểu “sác” là thân mất quá; và ý bài này như ý trong câu: “Quân tử chi giao đạm như thuỷ”: người quân tử lạnh nhạt như nước lã trong sự giao thiệp, không vồ vập quá.
Lại có người hiểu “sác” là khoe công lao (!)
THIÊN V - CÔNG DÃ TRÀNG - 公冶長第五
[5.1]
子謂公冶長,「可妻也。雖在縲絏之中,非其罪也。」以其子妻之。
[5.2]
子謂南容,「邦有道不廢,邦無道免於刑戮。」以其兄之子妻之。
Tử vị Công Dã Tràng: “Khả thế dã. Tuy tại luy tiết chi trung, phi kì tội dã”. Dĩ kì tử thế chi.
Tử vị Nam Dung[1]: “Bang hữu đạo bất phế; bang vô đạo miễn ư hình lục”. Dĩ kì huynh chi tử thế chi”.
Dịch. – Khổng tử khen Công Dã Tràng[2]: “Có thể gả con gái cho trò ấy. Tuy bị tù, nhưng không phải tội của nó”. Rồi đem con gái gả cho.
Khổng tử khen Nam Dung: “Nước có đạo (chính trị tốt) trò ấy tất được dùng; nước mà vô đạo (chính trị xấu, hôn ám) thì không bị hình phạt”. Rồi đem con gái của anh gả cho.
Tử vị Nam Dung[1]: “Bang hữu đạo bất phế; bang vô đạo miễn ư hình lục”. Dĩ kì huynh chi tử thế chi”.
Dịch. – Khổng tử khen Công Dã Tràng[2]: “Có thể gả con gái cho trò ấy. Tuy bị tù, nhưng không phải tội của nó”. Rồi đem con gái gả cho.
Khổng tử khen Nam Dung: “Nước có đạo (chính trị tốt) trò ấy tất được dùng; nước mà vô đạo (chính trị xấu, hôn ám) thì không bị hình phạt”. Rồi đem con gái của anh gả cho.
[5.3]
子謂子賤,「君子哉若人!魯無君子者,斯焉取斯?」
Tử vị Tử Tiện[3]: “Quân tử tại nhược nhân; Lỗ vô quân tử giả, tư yên thủ tư?”.
Dịch. – Khổng tử khen Tử Tiện: “Quân tử thay Tử Tiện! Nước Lỗ mà không có người quân tử thì trò ấy làm sao có được phẩm cách như vậy”.
Dịch. – Khổng tử khen Tử Tiện: “Quân tử thay Tử Tiện! Nước Lỗ mà không có người quân tử thì trò ấy làm sao có được phẩm cách như vậy”.
[5.4]
子貢問曰:「賜也何如?」
子曰:「女,器也。」
曰:「何器也?」
曰:「瑚璉也。」
Tử Cống vấn viết: “Tứ dã hà như?” Tử viết: “Nhữ, khí dã”. Viết: “Hà khí dã?” Viết: “Hồ liễn dã”.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Còn Tứ (tên Tử Cống) con như thế nào?”
Khổng tử đáp: “Anh như một đồ dùng”.
Lại hỏi: “Thứ đồ dùng nào?”
Đáp: “Như cái hồ liễn” (Một thứ liễn đẹp, quí dùng đựng xôi để cúng).
Chú thích. – Thấy Khổng tử khen Tử Tiện, Tử Cống cũng muốn được thầy khen nên hỏi như vậy, Khổng tử đáp: “Như một đồ dùng”, ý nói Tử Cống chỉ dùng vào được một việc, chưa được vào hạng đa tài. (khí – coi II.12). Tử Cống chắc hơi thất vọng lại hỏi nữa. Khổng tử an ủi: Tuy là một đồ dùng nhưng là một đồ dùng quí.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Còn Tứ (tên Tử Cống) con như thế nào?”
Khổng tử đáp: “Anh như một đồ dùng”.
Lại hỏi: “Thứ đồ dùng nào?”
Đáp: “Như cái hồ liễn” (Một thứ liễn đẹp, quí dùng đựng xôi để cúng).
Chú thích. – Thấy Khổng tử khen Tử Tiện, Tử Cống cũng muốn được thầy khen nên hỏi như vậy, Khổng tử đáp: “Như một đồ dùng”, ý nói Tử Cống chỉ dùng vào được một việc, chưa được vào hạng đa tài. (khí – coi II.12). Tử Cống chắc hơi thất vọng lại hỏi nữa. Khổng tử an ủi: Tuy là một đồ dùng nhưng là một đồ dùng quí.
[5.5]
或曰:「雍也仁而不佞。」
子曰:「焉用佞?禦人以口給,屢憎於人。不知其仁,焉用佞?」
Hoặc viết: “Ung dã nhân nhi bất nịnh”. Tử viết: “Yên dụng nịnh? Ngữ nhân dĩ khẩu cấp, lũ tăng ư nhân. Bất tri kì nhân, yên dụng nịnh?”
Dịch. – Có người bảo với Khổng tử: “Thầy Ung[4] là người nhân nhưng không có tài ăn nói”. Khổng tử đáp: “Cần gì phải dùng tài ăn nói? Ung đối với người, mà khéo biện luận, thường bị người ta biết thôi. Ta không biết anh ấy có đức nhân không, nhưng cần gì phải dùng tài ăn nói”.
[5.6]
子使漆彤開仕。對曰:「吾斯之未能信。」子說。
Tử sử Tất Điêu Khai sĩ. Đối viết: “Ngô tư chi vị năng tín”. Tử duyệt.
Dịch. – Khổng tử bảo Tất Điêu Khai ra làm quan. Tất Điêu Khai đáp: “Con chưa tin mình có thể làm quan được”. Khổng tử vui lòng.
Dịch. – Khổng tử bảo Tất Điêu Khai ra làm quan. Tất Điêu Khai đáp: “Con chưa tin mình có thể làm quan được”. Khổng tử vui lòng.
[5.7]
子曰:「道不行,乘桴浮于海。從我者,其由與?」子路聞之喜。
子曰:「由也好勇過我,無所取材。」
Tử viết: “Đạo bất hành, thừa phu phù ư hải, tòng ngã giả, kì Do dư? Tử Lộ văn chi hỉ. Tử viết: “Do dã, hiếu dũng quá ngã, vô sở thủ tài”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đạo của ta không thi hành được, ta sẽ cưỡi bè vượt biển (đi nước ngoài, có thể trỏ Triều Tiên) người theo ta có lẽ là anh Do chăng? Tử Lộ nghe vậy mừng. Khổng tử nói tiếp: “Anh Do hiếu Dũng hơn ta, nhưng ta chưa có tài liệu (gỗ) để làm bè”.
Chú thích. – Chữ tài (là tài liệu), có nhà nghĩ chữ tài nghĩa là tiết chế, chọn lựa, (chê Tử Lộ hiếu dũng nhưng không sáng suốt) hoặc là: không biết xét đoán, không hiểu rằng Khổng tử chỉ muốn nói đùa, chứ đâu có ý bỏ Trung Quốc mà đi.
Lại có nhà bảo chữ tài đó chính là tai[5] và Khổng tử chê Tử Lộ là hiếu dũng, nhưng vô dụng. Cách hiểu đó sai. Tử Lộ là một học trò giỏi, (coi bài dưới đây), không lí gì Khổng tử chê như vậy.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đạo của ta không thi hành được, ta sẽ cưỡi bè vượt biển (đi nước ngoài, có thể trỏ Triều Tiên) người theo ta có lẽ là anh Do chăng? Tử Lộ nghe vậy mừng. Khổng tử nói tiếp: “Anh Do hiếu Dũng hơn ta, nhưng ta chưa có tài liệu (gỗ) để làm bè”.
Chú thích. – Chữ tài (là tài liệu), có nhà nghĩ chữ tài nghĩa là tiết chế, chọn lựa, (chê Tử Lộ hiếu dũng nhưng không sáng suốt) hoặc là: không biết xét đoán, không hiểu rằng Khổng tử chỉ muốn nói đùa, chứ đâu có ý bỏ Trung Quốc mà đi.
Lại có nhà bảo chữ tài đó chính là tai[5] và Khổng tử chê Tử Lộ là hiếu dũng, nhưng vô dụng. Cách hiểu đó sai. Tử Lộ là một học trò giỏi, (coi bài dưới đây), không lí gì Khổng tử chê như vậy.
[5.8]
孟武伯問子路仁乎?子曰:「不知也。」
又問。子曰:「由也,千乘之國,可使治其賦也,不知其仁也。」
「求也何如?」
子曰:「求也,千室之邑,百乘之家,可使為之宰也,不知其仁也。」
「赤也何如?」
子曰:「赤也,束帶立於朝,可使與賓客言也,不知其仁也。」
V.7
Mạnh Võ Bá vấn: “Tử Lộ nhân hồ?”. Tử viết: “Bất tri dã”. Hựu vấn. Tử viết: “Do dã, thiên thặng chi quốc khả sử trì kì phú[6]; bất tri kỳ nhân dã”.
- “Cầu dã hà như?”. Tử viết: “Cầu dã, thiên thất chi ấp, bách thăng chi gia, khả sử vi chi tể dã; bất tri kì nhân dã?”
- “Xích dã hà như?” Tử viết: “Xích dã, thúc đái lập ư triều, khả sử dữ tân khách ngôn dã; bất tri kì nhân dã”.
Dịch. – Mạnh Võ Bá[7] hỏi: “Thầy Tử Lộ phải là người nhân không”. Khổng tử đáp: “Không biết”. Lại hỏi nữa, Khổng tử bảo: “Anh Do có thể điều khiển quân đội một nước có ngàn binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Cầu là người thế nào?” Khổng tử đáp: “Anh Cầu có thể làm quan tể cai trị một ấp có ngàn nhà hoặc một thái ấp (của một quí tộc) có trăm binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Xích[8] là người thế nào?” Khổng tử đáp: “Anh Xích có thể thắt đai (bận lễ phục) đứng ở triều đình để tiếp đãi tân khách; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Cầu dã hà như?”. Tử viết: “Cầu dã, thiên thất chi ấp, bách thăng chi gia, khả sử vi chi tể dã; bất tri kì nhân dã?”
- “Xích dã hà như?” Tử viết: “Xích dã, thúc đái lập ư triều, khả sử dữ tân khách ngôn dã; bất tri kì nhân dã”.
Dịch. – Mạnh Võ Bá[7] hỏi: “Thầy Tử Lộ phải là người nhân không”. Khổng tử đáp: “Không biết”. Lại hỏi nữa, Khổng tử bảo: “Anh Do có thể điều khiển quân đội một nước có ngàn binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Cầu là người thế nào?” Khổng tử đáp: “Anh Cầu có thể làm quan tể cai trị một ấp có ngàn nhà hoặc một thái ấp (của một quí tộc) có trăm binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Xích[8] là người thế nào?” Khổng tử đáp: “Anh Xích có thể thắt đai (bận lễ phục) đứng ở triều đình để tiếp đãi tân khách; còn nhân hay không thì không biết”.
[5.9]
子謂子貢曰:「女與回也,孰愈?」
對曰:「賜也,何敢望回?回也,聞一以知十;賜也,聞一知二。」
子曰:「弗如也;吾與女,弗如也。」
Tử vị Tử Cống viết: “Nhữ dữ Hồi dã, thục dữ?” Đối viết: “Tứ dã hà cảm vọng Hồi, Hồi dã, văn nhất dĩ tri thập, Tứ dã, văn nhất dĩ tri nhị”.
Tử viết: “Phất như dã. Ngô dữ nhữ phất như dã”.
Dịch. – Khổng tử hỏi Tử Cống: “Anh với anh Hồi, ai hơn?” Tử Cống đáp: “Tứ con đâu dám được như anh Hồi. Anh ấy nghe một biết mười, con nghe một chỉ biết hai”. Khổng tử bảo: “Phải, anh không bằng. Ta đồng ý với anh rằng anh không bằng anh Hồi”.
Chú thích. – Câu cuối Hán nho hiểu là: ta với anh đều không bằng anh Hồi và bảo Khổng tử muốn an ủi Tử Cống đừng buồn. Như vậy thì chữ dữ là liên từ chứ không phải động từ. Khó biết được thuyết nào là đứng.
[5.10]
Tử viết: “Phất như dã. Ngô dữ nhữ phất như dã”.
Dịch. – Khổng tử hỏi Tử Cống: “Anh với anh Hồi, ai hơn?” Tử Cống đáp: “Tứ con đâu dám được như anh Hồi. Anh ấy nghe một biết mười, con nghe một chỉ biết hai”. Khổng tử bảo: “Phải, anh không bằng. Ta đồng ý với anh rằng anh không bằng anh Hồi”.
Chú thích. – Câu cuối Hán nho hiểu là: ta với anh đều không bằng anh Hồi và bảo Khổng tử muốn an ủi Tử Cống đừng buồn. Như vậy thì chữ dữ là liên từ chứ không phải động từ. Khó biết được thuyết nào là đứng.
[5.10]
宰予晝寢。子曰:「朽木不可雕也,糞土之牆不可朽也。於予與何誅?」
子曰:「始吾於人也,聽其言而信其行;今吾於人也,聽其言而觀其行。於予與改是。」
Tể Dư trú tẩm. Tử viết: “Hủ mộc bất khả điêu dã, phẩn thổ chi tường bất khả ô dã. Ư dư dư hà tru?
Tử viết: “Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi tín kì hành; kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hành. Ư Dư dữ cải thị”.
Dịch. – Tể Dư ngủ ngày, Khổng tử bảo: “Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được? Đồi với trò Dư, còn trách làm gì?”
Rồi Khổng tử lại nói: “Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm, nay đối với người ta nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa. Vì trò Dư mà ta thay đổi như vây”.
Chú thích. – Khổng tử đã chê Tử Dư (Tể Ngã) trong bài III.21.
[5.11]
Tử viết: “Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi tín kì hành; kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hành. Ư Dư dữ cải thị”.
Dịch. – Tể Dư ngủ ngày, Khổng tử bảo: “Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được? Đồi với trò Dư, còn trách làm gì?”
Rồi Khổng tử lại nói: “Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm, nay đối với người ta nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa. Vì trò Dư mà ta thay đổi như vây”.
Chú thích. – Khổng tử đã chê Tử Dư (Tể Ngã) trong bài III.21.
[5.11]
子曰:「吾未見剛者。」
或對曰:「申棖。」
子曰:「棖也慾,焉得剛?」
Tử viết: “Ngô vị kiến cương giả”. Hoặc đối viết: “Thân Trành”. Tử viết: “Trành dã dục, yên đắc cương”.
Dịch. – Khổng tử bảo: “Ta chưa thấy người nào cương cường”. Có người nói: “Có Thân Trành”. Khổng tử đáp: “Thân Trành nhiều thị dục sao gọi là cương cường được”.
Chú thích. – Người cương cường thì tự chủ được mà bất khuất. Người thị dục nhiều quá khó tự chủ và bất khuất được.
Thân Trành là học trò Khổng tử.
[5.12]
Dịch. – Khổng tử bảo: “Ta chưa thấy người nào cương cường”. Có người nói: “Có Thân Trành”. Khổng tử đáp: “Thân Trành nhiều thị dục sao gọi là cương cường được”.
Chú thích. – Người cương cường thì tự chủ được mà bất khuất. Người thị dục nhiều quá khó tự chủ và bất khuất được.
Thân Trành là học trò Khổng tử.
[5.12]
子貢曰:「我不欲人之加諸我也,吾亦欲無加諸人。」
子曰:「賜也,非爾所及也。」
Tử Cống viết: “Ngã bất dục nhân chi gia chư ngã dã. Ngô diệc dục vô gia chư nhân”. Tử viết: “Tứ dã, Phi nhĩ sở cập dã”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Điều gì (xấu) tôi không muốn người ta làm cho tôi thì tôi cũng không muốn làm cho mình”.
Khổng tử bảo: “Tứ, anh không được như vậy đâu”.
Chú thích. – Câu của Tử Cống nghĩa y như câu: “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”[9]. Theo được câu ấy là có đức nhân.
[5.13]
Dịch. – Tử Cống nói: “Điều gì (xấu) tôi không muốn người ta làm cho tôi thì tôi cũng không muốn làm cho mình”.
Khổng tử bảo: “Tứ, anh không được như vậy đâu”.
Chú thích. – Câu của Tử Cống nghĩa y như câu: “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”[9]. Theo được câu ấy là có đức nhân.
[5.13]
子貢曰:「夫子之文章,可得而聞也;夫子之言性與天道,不可得而聞也。」
Tử Cống viết: “Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã, phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Công trình nghiên cứu về văn hóa (như Thi, Thư, Lễ, Nhạc) của thầy (tức Khổng tử) thì chúng ta được nghe, còn quan niệm về thiên tính và đạo trời của thầy thì chúng ta không được nghe”.
Chú thích. – Danh từ “văn chương” thời đó khác với thời nay, mà trỏ những điển tịch cổ. – Có người hiểu: “văn chương” là đạo đức, văn từ.
Dịch. – Tử Cống nói: “Công trình nghiên cứu về văn hóa (như Thi, Thư, Lễ, Nhạc) của thầy (tức Khổng tử) thì chúng ta được nghe, còn quan niệm về thiên tính và đạo trời của thầy thì chúng ta không được nghe”.
Chú thích. – Danh từ “văn chương” thời đó khác với thời nay, mà trỏ những điển tịch cổ. – Có người hiểu: “văn chương” là đạo đức, văn từ.
[5.14]
子路有聞,未之能行,唯恐有聞。
Tử Lộ hữu văn, vị chi năng hành, duy khủng hữu văn”.
Dịch. – Tử Lộ nghe được điều gì mà chưa kịp thi hành được thì sợ được nghe thêm điều khác.
Chú thích. – Câu này chắc của môn sinh nhận định về Tử Lộ.
Dịch. – Tử Lộ nghe được điều gì mà chưa kịp thi hành được thì sợ được nghe thêm điều khác.
Chú thích. – Câu này chắc của môn sinh nhận định về Tử Lộ.
[5.15]
子貢問曰:「孔文子何以謂之『文』也?」
子曰:「敏而好學,不恥下問,是以謂之『文』也。」
Tử Cống vấn viết: “Khổng Văn Tử hà dĩ vị chi Văn dã?”
Tử viết: “Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi Văn dã”.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Ông Khổng Văn tử[10] sao được đặt cho tên thuỵ là Văn?” Khổng tử đáp: “Thông minh mà lại hiếu học không thẹn hỏi người kém mình, vì vậy được đặt tên thuỵ là Văn”.
Tử viết: “Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi Văn dã”.
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Ông Khổng Văn tử[10] sao được đặt cho tên thuỵ là Văn?” Khổng tử đáp: “Thông minh mà lại hiếu học không thẹn hỏi người kém mình, vì vậy được đặt tên thuỵ là Văn”.
[5.16]
子謂子產,「有君子之道四焉:其行己也恭,其事上也敬,其養民也惠,其使民也義。」
Tử vị Tử Sản: “Hữu quân tử chi đạo tứ yên, kì hành kỉ dã cung, kì sự thượng dã kính, kì dưỡng dân dã huệ, kì sử dân dã nghĩa”.
Dịch. – Khổng tử khen Tử Sản[11]: “Ông ấy có bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm cung, thờ vua thì kính cẩn, nuôi dân thì có ân huệ, sai dân thì hợp tình lí (hợp nghĩa).
Dịch. – Khổng tử khen Tử Sản[11]: “Ông ấy có bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm cung, thờ vua thì kính cẩn, nuôi dân thì có ân huệ, sai dân thì hợp tình lí (hợp nghĩa).
[5.17]
子曰:「晏平仲善與人交,久而敬之。」
Tử viết: “Án Bình Trọng[12] thiện dữ nhân giao, cửu nhi kính chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Án Bình Trọng khéo cư xử với bạn, lâu ngày mà vẫn tôn kính bạn”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Án Bình Trọng khéo cư xử với bạn, lâu ngày mà vẫn tôn kính bạn”.
[5.18]
子曰:「藏文仲居蔡,山節藻梲,何如其知也?」
Tử viết: “Tang Văn Trọng cư thái, sơn tiết tảo chuyết, hà như kì trí dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Tang Văn Trọng làm nhà cho con “thái” ở (một con rùa lớn dùng để bói), đầu cột khắc hình núi, xà nhà vẽ rong rêu, sao được gọi là người trí (sáng suốt).
Chú thích. – Chỉ thiên tử mới cất nhà và dùng những trang sức như vậy ở trong thái miếu để nuôi rùa “thái”, Tang Văn Trọng là một đại phu mà hành động như thiên tử là trái lễ. Còn một lẽ nữa: Tang xa hoa quá, lại mê tín, tưởng trọng con “thái” như vậy thì nó sẽ phù hộ cho mình, quả là bất trí.
Tang Văn Tử, họ Tang Tôn, tên Thìn, là một đại phu nước Lỗ.
Dịch. – Khổng tử nói: “Tang Văn Trọng làm nhà cho con “thái” ở (một con rùa lớn dùng để bói), đầu cột khắc hình núi, xà nhà vẽ rong rêu, sao được gọi là người trí (sáng suốt).
Chú thích. – Chỉ thiên tử mới cất nhà và dùng những trang sức như vậy ở trong thái miếu để nuôi rùa “thái”, Tang Văn Trọng là một đại phu mà hành động như thiên tử là trái lễ. Còn một lẽ nữa: Tang xa hoa quá, lại mê tín, tưởng trọng con “thái” như vậy thì nó sẽ phù hộ cho mình, quả là bất trí.
Tang Văn Tử, họ Tang Tôn, tên Thìn, là một đại phu nước Lỗ.
[5.19]
子張問曰:「令尹子文三仕為令尹,無喜色;三已之,無慍色。舊令尹之政,必以告新令尹。何如?」
子曰:「忠矣。」
曰:「仁矣乎?」
曰:「未知;焉得仁!」
「崔子殺齊君,陳文子有馬十乘,棄而違之。至於他邦,則曰,『猶吾大崔子也。』違之;之一邦,則又曰:『猶吾大夫崔子也。』違之。何如?」
子曰:「清矣。」
曰:「仁矣乎?」
子曰:「未之;焉得仁?」
Tử Trương vấn viết: “Lệnh doãn Tử Văn, tam sĩ vi lệnh doãn, vô hỉ sắc; tam dĩ chi, vô uấn sắc. Cựu lệnh doãn chi chính, tất dĩ cáo tân lệnh doãn. Hà như?”
Tử viết: “Trung hĩ”. Viết: “Nhân hĩ hồ?” Viết: “Vị tri. Yên đắc nhân?”
- Thôi Tử thí Tề quân, Trần Văn tử hữu mã thập thặng, khí nhi vi chi. Chí ư tha bang, tắc viết: “Do ngô đại phu Thôi tử dã” - Vi chi. Chi nhất bang, tắc hựu viết: “Do ngô đại phu Thôi tử dã” – Vi chi - hà như”.
Tử viết: “Thanh hĩ”. Viết: “Nhân hĩ hồ?”. Viết: “Vị tri. Yên đắc nhân?”.
Dịch. – Tử Trương hỏi: “Quan lệnh doãn (tể tướng nước Sở) Tử Văn ba lần làm lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãi chức mà không oán hận, lại đem việc cũ bàn giao cho quan lệnh doãn mới. Người như thế ra sao?”
Khổng tử đáp: “Trung thực đấy”. Lại hỏi: “Có phải là người nhân không?” Đáp: “Chưa biết. Có gì chắc để gọi là người nhân”.
- (Tử Trương hỏi thêm): “Thôi tử[13] giết vua Tề. Trần Văn tử có mười cổ xe (mỗi cỗ xe có bốn ngựa) bỏ mà đi. Đến một nước khác bảo: “Quan đại phu chấp chính ở đây cũng không hơn quan đại phu Thôi tử nước ta”, rồi lại bỏ đi. Tới một nước khác, lại bảo: “Quan đại phu chấp chính ở đây cũng không hơn quan đại phu Thôi tử nước ta”, rồi lại bỏ đi. Người như thế ra sao?”
Khổng tử đáp: “Trong sạch đấy”. Lại hỏi: “Có phải là người nhân không?” Đáp: “Chưa biết[14]. Có gì chắc để gọi được là người nhân”.
Tử viết: “Trung hĩ”. Viết: “Nhân hĩ hồ?” Viết: “Vị tri. Yên đắc nhân?”
- Thôi Tử thí Tề quân, Trần Văn tử hữu mã thập thặng, khí nhi vi chi. Chí ư tha bang, tắc viết: “Do ngô đại phu Thôi tử dã” - Vi chi. Chi nhất bang, tắc hựu viết: “Do ngô đại phu Thôi tử dã” – Vi chi - hà như”.
Tử viết: “Thanh hĩ”. Viết: “Nhân hĩ hồ?”. Viết: “Vị tri. Yên đắc nhân?”.
Dịch. – Tử Trương hỏi: “Quan lệnh doãn (tể tướng nước Sở) Tử Văn ba lần làm lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãi chức mà không oán hận, lại đem việc cũ bàn giao cho quan lệnh doãn mới. Người như thế ra sao?”
Khổng tử đáp: “Trung thực đấy”. Lại hỏi: “Có phải là người nhân không?” Đáp: “Chưa biết. Có gì chắc để gọi là người nhân”.
- (Tử Trương hỏi thêm): “Thôi tử[13] giết vua Tề. Trần Văn tử có mười cổ xe (mỗi cỗ xe có bốn ngựa) bỏ mà đi. Đến một nước khác bảo: “Quan đại phu chấp chính ở đây cũng không hơn quan đại phu Thôi tử nước ta”, rồi lại bỏ đi. Tới một nước khác, lại bảo: “Quan đại phu chấp chính ở đây cũng không hơn quan đại phu Thôi tử nước ta”, rồi lại bỏ đi. Người như thế ra sao?”
Khổng tử đáp: “Trong sạch đấy”. Lại hỏi: “Có phải là người nhân không?” Đáp: “Chưa biết[14]. Có gì chắc để gọi được là người nhân”.
[5.20]
季文子三思而後行。子聞之,曰:「再,斯可矣。」
Quí Văn tử tam tư nhi hậu hành. Tử văn chi viết: “Tái tư khả hĩ”.
Dịch. – (Quan đại phu nước Lỗ là) Quí Văn tử (gặp việc gì cũng) suy nghĩ ba lần rồi mới hành động. Khổng tử nghe được bảo: “Hai lần thôi cũng đủ rồi”.
Dịch. – (Quan đại phu nước Lỗ là) Quí Văn tử (gặp việc gì cũng) suy nghĩ ba lần rồi mới hành động. Khổng tử nghe được bảo: “Hai lần thôi cũng đủ rồi”.
[5.21]
子曰:「甯武子,邦有道,則知;邦無道,則愚。其知可及也;其愚不可及也。」
Tử viết: “Ninh Vũ tử, bang hữu đạo tắc trí, bang vô đạo tắc ngu. Kì trí khả cập dã, kì ngu bất khả cập dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Ninh Vũ tử (đại phu nước Vệ), khi nước có đạo (chính trị tốt) thì tỏ ra là người trí; kho nước vô đạo (chính trị xấu) thì làm ra vẻ ngu. Cái trí của ông, ta theo kịp, cái ngu của ông, ta không theo kịp”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Ninh Vũ tử (đại phu nước Vệ), khi nước có đạo (chính trị tốt) thì tỏ ra là người trí; kho nước vô đạo (chính trị xấu) thì làm ra vẻ ngu. Cái trí của ông, ta theo kịp, cái ngu của ông, ta không theo kịp”.
[5.22]
子在陳曰:「歸與!歸與!吾黨之小子狂簡,斐然成章,不知所以裁之。」
Tử tại Trần viết: Quy dư, qui dư? Ngô đảng chi tiểu tử cuồng giản, phỉ nhiên thành chương, bất tri sở dĩ tài chi”.
Dịch. – Khổng tử ở nước Trần bảo: “Về thôi, về thôi! Môn sinh ở quê hương ta có trí lớn nhưng không thận trọng (nông nổi) có văn thái rõ ràng, nhưng không không biết tự chế tài mình”.
Chú thích. – Lúc này Khổng tử chán ngán vì không thi hành được đạo trong thiên hạ, mà lại gặp nhiều điều chẳng may, nên muốn trở về Lỗ, để chỉ bảo, hướng dẫn thanh niên theo đạo trung chính, sửa lỗi “cuồng giản” của họ.
Dịch. – Khổng tử ở nước Trần bảo: “Về thôi, về thôi! Môn sinh ở quê hương ta có trí lớn nhưng không thận trọng (nông nổi) có văn thái rõ ràng, nhưng không không biết tự chế tài mình”.
Chú thích. – Lúc này Khổng tử chán ngán vì không thi hành được đạo trong thiên hạ, mà lại gặp nhiều điều chẳng may, nên muốn trở về Lỗ, để chỉ bảo, hướng dẫn thanh niên theo đạo trung chính, sửa lỗi “cuồng giản” của họ.
[5.23]
子曰:「伯夷、叔齊不念舊惡,怨是用希。」
Tử viết: “Bá Di, Thúc Tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bá Di và Thúc Tề không nhớ điều xấu của người, nên ít oán ai”.
Chú thích. – Bá Di và Thúc Tề đều là con vua Cô Trúc, không chịu nhận ngôi vua, bỏ đi ở ẩn; sau giúp vua Văn vương làm người có đức. Nhưng khi Võ vương (con Văn vương) đem quân đáng Trụ nhà Thương, hai ông không can được, vào ở ẩn trong núi Thú Dương, chịu chết đói. Coi truyện trong bộ Sử Kí của Tư Mã Thiên.
“Oán thị dụng hi” các người hiểu là: ít người oán hai ông ấy. Nhưng bài VII.14 Khổng tử có nói: “… cầu nhân đắc nhân, hựu hà oán?” (hai ông ấy) cầu nhân thì được nhân, còn oán cái gì?” Vì vậy chúng tôi dịch là “nên ít oán ai”, chứ không dịch là ít bị người ta oán.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bá Di và Thúc Tề không nhớ điều xấu của người, nên ít oán ai”.
Chú thích. – Bá Di và Thúc Tề đều là con vua Cô Trúc, không chịu nhận ngôi vua, bỏ đi ở ẩn; sau giúp vua Văn vương làm người có đức. Nhưng khi Võ vương (con Văn vương) đem quân đáng Trụ nhà Thương, hai ông không can được, vào ở ẩn trong núi Thú Dương, chịu chết đói. Coi truyện trong bộ Sử Kí của Tư Mã Thiên.
“Oán thị dụng hi” các người hiểu là: ít người oán hai ông ấy. Nhưng bài VII.14 Khổng tử có nói: “… cầu nhân đắc nhân, hựu hà oán?” (hai ông ấy) cầu nhân thì được nhân, còn oán cái gì?” Vì vậy chúng tôi dịch là “nên ít oán ai”, chứ không dịch là ít bị người ta oán.
[5.24]
子曰:「孰謂微生高直?或乞醃焉,乞諸鄰而與之。」
Tử viết: “Thục vị Vi Sinh Cao[15] trực? Hoặc khất ê yên, khất chư kì lân nhi dữ chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai bảo Vi Sinh Cao là ngay thẳng? Có người đến xin dấm, ông xin của hàng xóm mà cho”
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai bảo Vi Sinh Cao là ngay thẳng? Có người đến xin dấm, ông xin của hàng xóm mà cho”
[5.25]
子曰:「巧言、令色、足恭,左丘明恥之,丘亦恥之。匿怨而友其人,左丘明恥之,丘亦恥之。」
Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung, Tả Khâu Minh[16] sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi. Nặc oán nhi hữu kì nhân,Tả Khâu Minh sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, thái độ quá cung kính, ông Tả Khâu Minh lấy vậy làm xấu hổ, Khâu này cũng lầu vậy làm xấu hổ. Giấu lòng oán mà bề ngoài làm bộ thân thiện với người, ông Tả Khâu Minh lấy vậy làm xấu hổ, Khâu này cũng lầu vậy làm xấu hổ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, thái độ quá cung kính, ông Tả Khâu Minh lấy vậy làm xấu hổ, Khâu này cũng lầu vậy làm xấu hổ. Giấu lòng oán mà bề ngoài làm bộ thân thiện với người, ông Tả Khâu Minh lấy vậy làm xấu hổ, Khâu này cũng lầu vậy làm xấu hổ”.
[5.26]
顏淵、季路侍。子曰:「盍各言爾志?」
子路曰:「願車馬、衣輕裘,與朋友共,蔽之而無憾。」
顏淵曰:「願無伐善,無施勞。」
子路曰:「願聞子之志。」
子曰:「老者安之,朋友信之,少者懷之。」
Nhan Uyên, Quí Lộ thị. Tử viết: “Hạp các ngôn nhĩ chí?
Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã, y khinh cừu, dữ bằng hữu cộng, tế chi nhi vô hám”.
Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao”.
Tử Lộ viết: “Nguyện văn tử chi chí”.
Tử viết: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiểu giả hoài chi”.
Dịch. – Nhan Uyên và Quí Lộ theo hầu. Khổng tử bảo: “Sao không kể chí hướng của các anh cho ta nghe?”
Tử Lộ thưa: “Con mong có xe, ngựa, áo lông cừu nhẹ để các bạn cùng hưởng, dù có hư nát, con cũng không hận”.
Nhan Uyên thưa: “Con không muốn khoe điều hay, kể công lao của con”.
Tử Lộ thưa: “Xin thầy cho chúng con biết chí thầy”.
Khổng tử đáp: “Ta muốn các người già được an vui, các bạn bè tin lẫn nhau, các trẻ em được săn sóc vỗ về (như vậy là muốn truyền đạo, cải tạo xã hội).
Hoặc: “Ta muốn các người già yên lòng nơi ta, các bạn bè tin cậy nơi ta, các người trẻ được an ủi nơi[17]ta (như vậy là muốn mình giữ được đạo hiếu thuận với người già, đạo thành tín với bạn, thi ân với người trẻ).
Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã, y khinh cừu, dữ bằng hữu cộng, tế chi nhi vô hám”.
Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao”.
Tử Lộ viết: “Nguyện văn tử chi chí”.
Tử viết: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiểu giả hoài chi”.
Dịch. – Nhan Uyên và Quí Lộ theo hầu. Khổng tử bảo: “Sao không kể chí hướng của các anh cho ta nghe?”
Tử Lộ thưa: “Con mong có xe, ngựa, áo lông cừu nhẹ để các bạn cùng hưởng, dù có hư nát, con cũng không hận”.
Nhan Uyên thưa: “Con không muốn khoe điều hay, kể công lao của con”.
Tử Lộ thưa: “Xin thầy cho chúng con biết chí thầy”.
Khổng tử đáp: “Ta muốn các người già được an vui, các bạn bè tin lẫn nhau, các trẻ em được săn sóc vỗ về (như vậy là muốn truyền đạo, cải tạo xã hội).
Hoặc: “Ta muốn các người già yên lòng nơi ta, các bạn bè tin cậy nơi ta, các người trẻ được an ủi nơi[17]ta (như vậy là muốn mình giữ được đạo hiếu thuận với người già, đạo thành tín với bạn, thi ân với người trẻ).
[5.27]
子曰:「已矣乎!吾未見能見其過,而自訟者也。」
Tử viết: “Dĩ hĩ hồ, ngô vị kiến năng, kiến kì quá nhi nội tự tụng giả dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Hết rồi (hoặc quá rồi), ta chưa thấy người nào thấy lỗi của mình mà tự trách mình cả”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Hết rồi (hoặc quá rồi), ta chưa thấy người nào thấy lỗi của mình mà tự trách mình cả”.
[5.28]
子曰:「十室之邑,必有忠信如丘者焉,不如丘之好學也。」V.
Tử viết: “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín như khâu giả yên, bất như Khâu chi hiếu học dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trong một ấp mười nhà, tất có người trung tín như Khâu, nhưng không có ai ham học như Khâu này.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trong một ấp mười nhà, tất có người trung tín như Khâu, nhưng không có ai ham học như Khâu này.
THIÊN VI - UNG DÃ - 雍也第六
[6.1]
子曰:「雍也可使南面。」
仲弓問子桑伯子。子曰:「可也簡。」
仲弓曰:「居敬而行簡,以臨其民,不亦不可乎?居簡而行簡,無乃大簡乎?」
子曰:「雍之言然。」
Tử viết : “Ung dã khả sử nam diện”.
Trọng Cung vấn Tử Tang Bá tử. Tử viết: “Khả dã, giản”.
Trọng Cung viết: “Cư kính nhi hành giản, dĩ lâm kỳ dân, bất diệc khả hồ? Cư giản nhi hành giản, vô nãi đại giản hồ”. Tử viết: “Ung chi ngôn nhiên”[1].
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Cung có thể làm vua được[2]”.
Trọng Cung (tức Nhiễm Ung) hỏi Tử Tang Bá tử ra sao. Khổng tử đáp: “Cũng được (hoặc cũng khá), giản dị[3]”. Trọng Cung bảo: “Tự mình thì cung kính, mà giản dị trong việc trị dân, chẳng phải là giản dị trong việc trị dân, chẳng là tốt ư? Nếu tự mình thì giản dị (xuề xoà) mà giản dị trong việc trị dân, chẳng phải là giản dị thái quá sao?” Khổng tử bảo: “Anh Ung nói phải đó”.
Trọng Cung vấn Tử Tang Bá tử. Tử viết: “Khả dã, giản”.
Trọng Cung viết: “Cư kính nhi hành giản, dĩ lâm kỳ dân, bất diệc khả hồ? Cư giản nhi hành giản, vô nãi đại giản hồ”. Tử viết: “Ung chi ngôn nhiên”[1].
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Cung có thể làm vua được[2]”.
Trọng Cung (tức Nhiễm Ung) hỏi Tử Tang Bá tử ra sao. Khổng tử đáp: “Cũng được (hoặc cũng khá), giản dị[3]”. Trọng Cung bảo: “Tự mình thì cung kính, mà giản dị trong việc trị dân, chẳng phải là giản dị trong việc trị dân, chẳng là tốt ư? Nếu tự mình thì giản dị (xuề xoà) mà giản dị trong việc trị dân, chẳng phải là giản dị thái quá sao?” Khổng tử bảo: “Anh Ung nói phải đó”.
[6.3]
哀公問:「弟子孰為好學?」
孔子對曰:「有顏回者好學,不遷怒,不貳過。不幸短命死矣,今也則亡,未聞好學者也。」
Ai Công vấn: “Đệ tử thục vi hiếu học?” Khổng tử đối viết: “Hữu Nhan Hồi giả hiếu học, bất thiên nộ, bất nhị quá; bất hạnh đoản mệnh tử hĩ, kim dã tắc vô[4], vị văn hiếu học giả dã”.
Dịch. – Vua Lỗ Ai công hỏi: “Học trò của thầy, ai là người hiếu học?” Khổng tử đáp: “Có Nhan Hồi là người hiếu học, không giận lây, không phạm một lỗi nào tới hai lần; chẳng may đã mất sớm rồi, nay không có người nào như vậy nữa, tôi không nghe nói có ai hiếu học cả”.
Chú thích. – Chúng ta để ý: hiếu học theo Khổng tử là ham sửa mình, học đạo.
Dịch. – Vua Lỗ Ai công hỏi: “Học trò của thầy, ai là người hiếu học?” Khổng tử đáp: “Có Nhan Hồi là người hiếu học, không giận lây, không phạm một lỗi nào tới hai lần; chẳng may đã mất sớm rồi, nay không có người nào như vậy nữa, tôi không nghe nói có ai hiếu học cả”.
Chú thích. – Chúng ta để ý: hiếu học theo Khổng tử là ham sửa mình, học đạo.
[6.4]
子華使於齊,冉子為其母請粟。子曰:「與之釜。」請益。
曰:「與之庾。」冉子與之粟五秉。
子曰:「赤之適齊也,乘肥馬,衣輕裘。吾聞之也:君子周急不繼富。」
原思為之宰,與之粟九百,辭。子曰:「毋!以與爾鄰里鄉黨乎!」
Tử Hoa[5] sứ ư Tề, Nhiễm tử[6] vi kì mẫu thỉnh túc.
Tử viết: “Dữ chi phủ”. Thỉnh ích. Viết: “Dữ chi dữu”. Nhiễm tử dữ chi túc ngũ bỉnh. Tử viết: “Xích chi thích Tề dã, thừa phì mã, y khinh cừu. Ngô văn chi dã: “Quân tử chu cấp bất kế phú”.
Nguyên Tư vi chi tể. Dữ chi túc cửu bách. Từ. Tử viết: “Vô! Dĩ dữ nhĩ lân lí, hương đảng hồ?
Dịch. – Tử Hoa đi sứ nước Tề, Nhiễm Hữu xin cấp lúa cho mẹ Tử Hoa. Khổng tử bảo: “Cấp cho một phũ (6 đấu 4 thăng). Nhiễm Hữu xin thêm, Khổng tử bảo: “Cho một dữu (16 đấu)”. Nhiễm tử cấp cho một bỉnh (16 hộc, mỗi hộc là 10 đấu). Khổng tử bảo: “Anh Xích đi sang Tề, cưỡi ngựa mập, mặc áo cừu nhẹ (ý nói giàu sang). Ta nghe nói: Người quân tử chu cấp cho kẻ nghèo chư không làm giàu thêm cho người giàu”.
Nguyên Tư làm quan Tể. Khổng tử phát cho chín[7] trăm (hộc hay đấu, không rõ). Nguyên Tư từ chối. Khổng tử nói: “Đừng! Sao không đem lúa cấp cho những người nghèo trong làng xóm, láng giềng?”.
Tử viết: “Dữ chi phủ”. Thỉnh ích. Viết: “Dữ chi dữu”. Nhiễm tử dữ chi túc ngũ bỉnh. Tử viết: “Xích chi thích Tề dã, thừa phì mã, y khinh cừu. Ngô văn chi dã: “Quân tử chu cấp bất kế phú”.
Nguyên Tư vi chi tể. Dữ chi túc cửu bách. Từ. Tử viết: “Vô! Dĩ dữ nhĩ lân lí, hương đảng hồ?
Dịch. – Tử Hoa đi sứ nước Tề, Nhiễm Hữu xin cấp lúa cho mẹ Tử Hoa. Khổng tử bảo: “Cấp cho một phũ (6 đấu 4 thăng). Nhiễm Hữu xin thêm, Khổng tử bảo: “Cho một dữu (16 đấu)”. Nhiễm tử cấp cho một bỉnh (16 hộc, mỗi hộc là 10 đấu). Khổng tử bảo: “Anh Xích đi sang Tề, cưỡi ngựa mập, mặc áo cừu nhẹ (ý nói giàu sang). Ta nghe nói: Người quân tử chu cấp cho kẻ nghèo chư không làm giàu thêm cho người giàu”.
Nguyên Tư làm quan Tể. Khổng tử phát cho chín[7] trăm (hộc hay đấu, không rõ). Nguyên Tư từ chối. Khổng tử nói: “Đừng! Sao không đem lúa cấp cho những người nghèo trong làng xóm, láng giềng?”.
[6.6]
子謂仲弓,曰:「犁牛之子騂且角,雖欲勿用,山川其舍諸?」
Tử vị Trọng Cung[8] viết: “Lê ngưu chi tử, tuynh (hoặc tinh) thả giác, tuy dục vật dụng, sơn xuyên kì xá chư?
Dịch. – Khổng tử nói về Trọng Cung: “Con của con bò lang[9] lông đỏ mà sừng ngay ngắn; dù người ta không muốn dùng nó làm vật cúng tế (vì chê nó là con của bò lang) nhưng thần núi sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng)”.
Dịch. – Khổng tử nói về Trọng Cung: “Con của con bò lang[9] lông đỏ mà sừng ngay ngắn; dù người ta không muốn dùng nó làm vật cúng tế (vì chê nó là con của bò lang) nhưng thần núi sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng)”.
[6.7]
子曰:「回也,其心三月不違仁,其餘則日月至焉而已矣。」
Tử viết: “Hồi dã, kì tâm tam nguyệt bất vi nhân, kì dư tắc nhật nguyệt chí yên nhi dĩ hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Hồi (Nhan Uyên), lòng ba tháng không lìa đạo nhân, còn các anh khác, một ngày, một tháng là cùng”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Anh Hồi (Nhan Uyên), lòng ba tháng không lìa đạo nhân, còn các anh khác, một ngày, một tháng là cùng”.
[6.8]
季康子問:「仲由可使從政也與?」
子曰:「由也果,於從政乎何有?」
曰:「賜也可使政也與?」
曰:「賜也達,於從政乎何有?」
曰:「求也可使從政也與?」
曰:「求也藝,於從政乎何有?」
Quí Khang tử vấn: “Trọng Do khả sử tòng chính dã dư?” Tử viết: “Do dã quả, ư tòng chính hồ hà hữu?” Viết: “Tứ dã, khả sử tòng chính dã dư?” Viết: “Tứ dã đạt, ư tòng chính hồ hà hữu?”. Viết: “Cầu dã, khả sử tòng chính dã dư?”. Viết: “Cầu dã nghệ, ư tòng chính hồ hà hữu?”.
Dịch. – Quí Khang tử hỏi: “Thầy Trọng Do (Tử Lộ) có thể tòng sự chính trị (tức làm quan đại phu) được không?” Khổng tử đáp: “Trọng Do là người quyết đoán, tòng sự chính trị có gì mà không được?”. Hỏi: “Thầy Tứ (Tử Cống) có thể tòng sự chính trị được không?”. Khổng tử đáp: “Tứ thông hiểu sự lí, tòng sự chính trị có gì mà không được?”. Hỏi: “Thầy Cầu (Nhiễm Hữu) có thể tòng sự chính trị được không?”. Đáp: “Cầu tài nghệ, tòng sự chính trị có gì mà không được?”.
Dịch. – Quí Khang tử hỏi: “Thầy Trọng Do (Tử Lộ) có thể tòng sự chính trị (tức làm quan đại phu) được không?” Khổng tử đáp: “Trọng Do là người quyết đoán, tòng sự chính trị có gì mà không được?”. Hỏi: “Thầy Tứ (Tử Cống) có thể tòng sự chính trị được không?”. Khổng tử đáp: “Tứ thông hiểu sự lí, tòng sự chính trị có gì mà không được?”. Hỏi: “Thầy Cầu (Nhiễm Hữu) có thể tòng sự chính trị được không?”. Đáp: “Cầu tài nghệ, tòng sự chính trị có gì mà không được?”.
[6.9]
季氏使閔子騫為費宰。閔子騫曰:「善為我辭焉!如有復我者,則吾必在汶上矣。」
Quí Thị sử Mẫn Tử Khiên[10] vi Phí (hoặc Bí) tể. Mẫn Tử Khiên viết: “Thiện vi ngã từ yên. Như hữu phục ngã giả, tắc ngô tất tại Vấn thượng hĩ”.
Dịch. – Họ Quí sai Mẫn Tử Khiên làm quan tể đất Phí. Mẫn Tử Khiên nói với sứ giả: “Ông khéo từ chối dùm cho tôi. Nếu triệu tôi lần nữa thì tôi sẽ lên ở bờ phái Bắc sông Vấn (tức trốn qua Tề).
Dịch. – Họ Quí sai Mẫn Tử Khiên làm quan tể đất Phí. Mẫn Tử Khiên nói với sứ giả: “Ông khéo từ chối dùm cho tôi. Nếu triệu tôi lần nữa thì tôi sẽ lên ở bờ phái Bắc sông Vấn (tức trốn qua Tề).
[6.10]
伯牛有疾,子問之,自牖執其手,曰:「亡之,命矣夫!斯人也有斯疾也!斯人也有斯疾也!」
Bá Ngưu[11] hữu tật, Tử vấn chi, tự dũ chấp kì thủ, viết: “Vô[12] chi, mệnh hĩ phù? Tư nhân dã nhi hữu tư tật dã![13]”.
Dịch. – Bá Ngưu đau, Khổng tử lại thăm, đứng ngoài cửa sổ, nắm tay Bá Ngưu, bảo: “Vô lí! Do mệnh trời chăng? Con người như vậy mà bị bệnh đó!”.
Dịch. – Bá Ngưu đau, Khổng tử lại thăm, đứng ngoài cửa sổ, nắm tay Bá Ngưu, bảo: “Vô lí! Do mệnh trời chăng? Con người như vậy mà bị bệnh đó!”.
[6.11]
子曰:「賢哉,回也!一簞食,一瓢飲,在陋巷,人不堪其憂,回也不改其樂。賢哉,回也!」
Tử viết: “Hiền tai, Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu. Hồi dã bất cải kì lạc. Hiền tai, Hồi dã!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Hiền thay, anh Hồi. Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khó đó. Anh Hồi thì không đổi niềm vui. Hiền thay, anh Hồi!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Hiền thay, anh Hồi. Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khó đó. Anh Hồi thì không đổi niềm vui. Hiền thay, anh Hồi!”.
[6.12]
冉求曰:「非不說子之道,力不足也。」子曰:「力不足者,中道而廢。今女畫。」
Nhiễm Cầu viết: “Phi bất duyệt tử chi đạo, lực bất túc dã”. Tử viết: “Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch”.
Dịch. – Nhiễm Cầu thưa: “Không phải con không thích đạo của thầy, chỉ tại sức con không đủ (không theo kịp). Khổng tử bảo: “Nếu sức không đủ thì nửa đường bỏ dở; còn anh thì tự vạch giới hạn để không tiến nữa”.
Dịch. – Nhiễm Cầu thưa: “Không phải con không thích đạo của thầy, chỉ tại sức con không đủ (không theo kịp). Khổng tử bảo: “Nếu sức không đủ thì nửa đường bỏ dở; còn anh thì tự vạch giới hạn để không tiến nữa”.
[6.13]
子謂子夏曰:「女為君子儒!無為小人儒!」
Tử vị Tử Hạ viết: “Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”.
Dịch. – Khổng tử bảo Tử Hạ: “Anh nên làm nhà nho quân tử, không nên làm nhà nho tiểu nhân”.
Chú thích. – Theo sách Thuyết văn thì “nho” đã có trước Khổng tử từ lâu và mới đầu trỏ các thuật sĩ, tới thời Khổng tử trở đi, mới trỏ những người trí thức chuẩn bị ra làm quan; từ sau Khổng tử trở đi, mới trỏ những người theo đạo Khổng. Khổng tử khuyên Tử Hạ đừng nên làm một nhà nho (người trí thức) chỉ có tài nghệ mà thôi, mà nên làm một nhà nho quân tử, có đạo đức: Tử Hạ giỏi về văn học, Khổng tử muốn cho Tử Hạ có cả đạo đức cao nữa.
[6.14]
Dịch. – Khổng tử bảo Tử Hạ: “Anh nên làm nhà nho quân tử, không nên làm nhà nho tiểu nhân”.
Chú thích. – Theo sách Thuyết văn thì “nho” đã có trước Khổng tử từ lâu và mới đầu trỏ các thuật sĩ, tới thời Khổng tử trở đi, mới trỏ những người trí thức chuẩn bị ra làm quan; từ sau Khổng tử trở đi, mới trỏ những người theo đạo Khổng. Khổng tử khuyên Tử Hạ đừng nên làm một nhà nho (người trí thức) chỉ có tài nghệ mà thôi, mà nên làm một nhà nho quân tử, có đạo đức: Tử Hạ giỏi về văn học, Khổng tử muốn cho Tử Hạ có cả đạo đức cao nữa.
[6.14]
子游為武城宰。子曰:「女得人焉爾乎?」
曰:「有澹臺滅明者,行不由徑,非公事,未嘗至於偃之室也。」
Tử Du vi Võ Thành tể. Tử viết: “Nhữ đắc nhân yên nhĩ hồ?” Viết: “Hữu Đam Đài Diệt Minh[14] giả, hành bất do kính, phi công sự, vị thường chí ư Yển chi thất dã”.
Dịch. – Tử Du làm chức tể ấp Võ Thành. (tể cũng như trưởng, cầm đầu một cơ quan hay cai trị một nơi). Khổng tử hỏi: “Anh đã tìm được người nào tốt chưa”. Tử Du đáp: “Có Đam Đài Diệt Minh; người ấy không theo đường tắt, không vì việc công thì không đến nhà Yển con”.
Dịch. – Tử Du làm chức tể ấp Võ Thành. (tể cũng như trưởng, cầm đầu một cơ quan hay cai trị một nơi). Khổng tử hỏi: “Anh đã tìm được người nào tốt chưa”. Tử Du đáp: “Có Đam Đài Diệt Minh; người ấy không theo đường tắt, không vì việc công thì không đến nhà Yển con”.
[6.15]
子曰:「孟之反不伐,奔而殿,將入門,策其馬,曰:「『非敢後也,馬不進也。』」
Tử viết: “Mạnh Chi Phản[15] bất phạt. Bôn nhi điến, tương nhập môn, sách kì mã, viết: “Phi cảm hậu dã, mã bất tiến dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Mạnh Chí Phản không khoe công. Khi thua chạy, ông ở lại sau quân. Lúc sắp vào thành, ông quát con ngựa, bảo: “Không phải tôi dám ở lại sau, chỉ vì con ngựa không chạy mau được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Mạnh Chí Phản không khoe công. Khi thua chạy, ông ở lại sau quân. Lúc sắp vào thành, ông quát con ngựa, bảo: “Không phải tôi dám ở lại sau, chỉ vì con ngựa không chạy mau được”.
[6.16]
子曰:「不有祝鮀之佞,而有宋朝之美,難乎免於今之世矣。」
Tử viết: “Bất hữu Chúc Đà[16] chi nịnh nhi hữu Tống triều chi mĩ, nan hồ miễn ư kim chi thế hĩ”
Dịch. – Khổng tử nói: “Không có tài khéo nói (nịnh nọt) của Chúc Đà mà có dung nhan đẹp đẽ của công tử Triều nước Tống thì khó tránh được hoạ ở thời này”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không có tài khéo nói (nịnh nọt) của Chúc Đà mà có dung nhan đẹp đẽ của công tử Triều nước Tống thì khó tránh được hoạ ở thời này”.
[6.17]
子曰:「誰能出不由戶?何莫由斯道也?」
Tử viết: “Thùy năng xuất bất do hộ? Hà mạc do tư đạo dã?”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai ra khỏi nhà mà không qua cửa? Thế thì tại sao không theo chính đạo?”.
Chú thích. – Ai ra khỏi nhà cũng do cửa, nghĩa là do đường chính, (chứ không trèo tường chẳng hạn), vậy mà trong việc cư xử lập thân thì người ta lại không theo chính đạo, mà theo lối tắt.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai ra khỏi nhà mà không qua cửa? Thế thì tại sao không theo chính đạo?”.
Chú thích. – Ai ra khỏi nhà cũng do cửa, nghĩa là do đường chính, (chứ không trèo tường chẳng hạn), vậy mà trong việc cư xử lập thân thì người ta lại không theo chính đạo, mà theo lối tắt.
[6.18]
子曰:「質勝文則野,文勝質則史。文質彬彬,然後君子。」
Tử viết: “Chất thắng văn tắc dã; văn thắng chất tắc sử; văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Chất phác thắng văn nhã thì là người nhà quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Chất phác thắng văn nhã thì là người nhà quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử”.
[6.19]
子曰:「人之生也直,罔之生也幸而免。」
Tử viết: “Nhân chi sinh dã trực, võng chi sinh dã hạnh nhi miễn”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lẽ sống là phải ngay thẳng, chẳng ngay thẳng mà sống thì may mắn khỏi chết đấy thôi”.
Chú thích. – Có người hiểu: “Bản tính con người là ngay thẳng…”
[6.20]
Dịch. – Khổng tử nói: “Lẽ sống là phải ngay thẳng, chẳng ngay thẳng mà sống thì may mắn khỏi chết đấy thôi”.
Chú thích. – Có người hiểu: “Bản tính con người là ngay thẳng…”
[6.20]
子曰:「知之者不如好之者,好之者不如樂之者。」
Tử viết: “Tri chi giả bất như hiếu chi giả; hiếu chi giả bất như lạc chi giả”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Biết (đạo lí) không bằng thích nó; thích nó không bằng vui làm theo nó (hoặc coi nó là một thú vui)”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Biết (đạo lí) không bằng thích nó; thích nó không bằng vui làm theo nó (hoặc coi nó là một thú vui)”.
[6.21]
子曰:「中人以上,可以語上也;中人以下,不可以語上也。」
Tử viết: “Trung nhân dĩ thượng khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhân dĩ hạ bất khả dĩ ngữ thượng dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người có tư chất từ bậc trung trở lên thì có thể giảng đạo lí cao xa cho được, từ bực trung trở xuống, không thể giảng đạo lí cao xa cho được
Dịch. – Khổng tử nói: “Người có tư chất từ bậc trung trở lên thì có thể giảng đạo lí cao xa cho được, từ bực trung trở xuống, không thể giảng đạo lí cao xa cho được
[6.22]
樊遲問知。子曰:「務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。」
問仁。曰:「仁者先難而後獲,可謂仁矣。」
Phàn Trì vấn trí. Tử viết: “Vụ nhân[17] chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”. Vấn nhân. Viết: “Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ”.
Dịch. – Phàn Trì hỏi thế nào là trí (sáng suốt). Khổng tử đáp: “Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa, như vậy có thể gọi là trí”. Lại hỏi thế nào là nhân. Đáp: “Người có đức nhân phải chịu khó nhọc làm lụng để rồi sau mới lượm được kết quả, như vậy có thể gọi là đức nhân”.
Dịch. – Phàn Trì hỏi thế nào là trí (sáng suốt). Khổng tử đáp: “Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa, như vậy có thể gọi là trí”. Lại hỏi thế nào là nhân. Đáp: “Người có đức nhân phải chịu khó nhọc làm lụng để rồi sau mới lượm được kết quả, như vậy có thể gọi là đức nhân”.
[6.23]
子曰:「知者樂水,仁者樂山。知者動,仁者靜。知者樂,仁者壽。」
Tử viết: “Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động, nhân giả tĩnh. Trí giả lạc, nhân giả thọ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người trí thích nước, người nhân thích núi. Người trí thì hoạt động, người nhân thì trầm tĩnh, người trí vui sống, người nhân sống lâu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người trí thích nước, người nhân thích núi. Người trí thì hoạt động, người nhân thì trầm tĩnh, người trí vui sống, người nhân sống lâu”.
[6.24]
子曰:「齊一變,至於魯;魯一變,至於道。」
Tử viết: “Tề nhất biến, chí ư Lỗ, Lỗ nhất biến chí ư đạo”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Nước Tề mà thay đổi (chính trị và giáo hoá) một bực thì đến trình độ nước Lỗ; nước Lỗ thay đổi một bực thì đạt được đạo (của tiên vương đạt được vương đạo).
Chú thích. – Tề theo bá đạo, từ thời Tề Hoàn công, gấp về mưu lợi, tuy cường nhưng giáo hoá kém rồi; Lỗ tuy nhược, nhưng còn trọng lễ giáo, trọng tín nghĩa; nếu thay đổi một bực thì sẽ thật tốt. [6.25]
Dịch. – Khổng tử nói: “Nước Tề mà thay đổi (chính trị và giáo hoá) một bực thì đến trình độ nước Lỗ; nước Lỗ thay đổi một bực thì đạt được đạo (của tiên vương đạt được vương đạo).
Chú thích. – Tề theo bá đạo, từ thời Tề Hoàn công, gấp về mưu lợi, tuy cường nhưng giáo hoá kém rồi; Lỗ tuy nhược, nhưng còn trọng lễ giáo, trọng tín nghĩa; nếu thay đổi một bực thì sẽ thật tốt. [6.25]
子曰:「觚不觚,觚哉!觚哉!」
Tử viết: “Cô bất cô, cô tai! Cô tai”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cái cô[18] mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cái cô[18] mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô!”.
[6.26]
宰我問曰:「仁者,雖告之曰,『井有仁焉。』其從之也?
子曰:「何為其然也?君子可逝也,不可陷也;可欺也,不可罔也。」
Tể Ngã vấn viết: “Nhân giả, tuy cáo chi viết: “Tỉnh hữu nhân yên”, kì tòng chi dã?” Tử viết: “Hà vi kì nhiên dã? Quân tử khả thệ dã, bất khả hãm dã, khả thi dã, bất khả võng dã”.
Dịch. – Tể Ngã hỏi: “Người có đức nhân[19] nghe bảo: “Có người té xuống giếng” thì có nhảy xuống vớt mà chết theo không?” Khổng tử đáp: “Sao lại làm như vậy? Người quân tử có thể lại giếng xem (rồi tìm cách cứu) chớ không thể để cho người ta hãm hại mình (hoặc: chứ không tự hãm hại mình); có thể bị gạt một cách hợp lí, chứ không thể bị gạt một cách vô kí”.
Dịch. – Tể Ngã hỏi: “Người có đức nhân[19] nghe bảo: “Có người té xuống giếng” thì có nhảy xuống vớt mà chết theo không?” Khổng tử đáp: “Sao lại làm như vậy? Người quân tử có thể lại giếng xem (rồi tìm cách cứu) chớ không thể để cho người ta hãm hại mình (hoặc: chứ không tự hãm hại mình); có thể bị gạt một cách hợp lí, chứ không thể bị gạt một cách vô kí”.
[6.27]
子曰:「君子博學於文,約之以禮,亦可以弗畔矣夫!」
Tử viết: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù!” .
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử học rộng về Thi Thu, tự ước thúc bằng lễ (qui tắc, nghi thức, kỉ luật tinh thần) như vậy có thể không trái với đạo lí”. [6.28]
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử học rộng về Thi Thu, tự ước thúc bằng lễ (qui tắc, nghi thức, kỉ luật tinh thần) như vậy có thể không trái với đạo lí”. [6.28]
子見南子,子路不說。夫子矢之曰:「予所否者,天厭之!天厭之!」
Tử kiến Nam tử, Tử Lộ bất duyệt. Phu tử thỉ chi viết: “Dư sở phủ giả, thiên yếm chi, thiên yếm chi!”.
Dịch. – Khổng tử vô chào nàng Nam tử, Tử Lộ không bằng lòng. Khổng tử thề: “Ta có làm gì trái thì trời bỏ ta, trời bỏ ta!”.
Chú thích. – Khổng tử hồi đó đến nước Vệ - Vợ vua Vệ Linh công là Nam tử có tiếng dâm đãng, mời ông tới để gặp mặt, ông theo lễ, không thể từ chối. Tử Lộ lấy làm xấu hổ. Việc này chép trong Sử kí của Tư Mã Thiên. Nhưng nhiều học giả không hiểu tại sao Khổng tử phải thề độc như vậy, và đưa ra vài ba cách hiểu khác nhau đều gượng cả. (Coi Luận ngữ nhị thập giảng).
Dịch. – Khổng tử vô chào nàng Nam tử, Tử Lộ không bằng lòng. Khổng tử thề: “Ta có làm gì trái thì trời bỏ ta, trời bỏ ta!”.
Chú thích. – Khổng tử hồi đó đến nước Vệ - Vợ vua Vệ Linh công là Nam tử có tiếng dâm đãng, mời ông tới để gặp mặt, ông theo lễ, không thể từ chối. Tử Lộ lấy làm xấu hổ. Việc này chép trong Sử kí của Tư Mã Thiên. Nhưng nhiều học giả không hiểu tại sao Khổng tử phải thề độc như vậy, và đưa ra vài ba cách hiểu khác nhau đều gượng cả. (Coi Luận ngữ nhị thập giảng).
[6.29]
子曰:「中庸之為德也,其至矣乎!民鮮久矣。」
Tử viết: “Trung dung chi vi đức dã, kì chí hĩ hồ! Dân tiển cửu hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trung dung là đức cực đẹp vậy. Từ lâu rồi, người ta ít có đức đó”.
Chú thích. – Có người dịch câu sau là ít người giữ được đức đó lâu.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trung dung là đức cực đẹp vậy. Từ lâu rồi, người ta ít có đức đó”.
Chú thích. – Có người dịch câu sau là ít người giữ được đức đó lâu.
[6.30]
子貢曰:「如有博施於民而能濟眾,何如?可謂仁乎?」
子曰:「何事於仁!必也聖乎!堯舜其猶病諸!夫仁者,己欲立而立人,己欲達而達人。能近取譬,可謂仁之方也已。」
Tử Cống viết: “Như hữu bác thí ư dân nhi năng tế chúng, hà như? Khả vị nhân hồ?” Tử viết: “Hà sự ư nhân! Tất dã thánh hồ! Nghiêu, Thuấn kì do bệnh chư! Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ”.Dịch. – Tử Cống hỏi: “Nếu có người thi ân cho nhân dân và cứu đại chúng, thì người ấy thế nào. Có thể gọi là người nhân không?” Khổng tử đáp: “Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bực thánh chứ! Vua Nghiêu, Thuấn cũng chưa làm được như vậy thay. Người nhân, mình muốn tự lập thì cũng muốn giúp người thành công. Biết từ bụng ta suy ra bụng người (mình muốn gì thì giúp người được cái đó) đó là phương pháp thực hành của người nhân”.
THIÊN VII - THUẬT NHI - 述而第七
[7.1]
子曰:「述而不作,信而好古,竊比於我老彭。」
Tử viết: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết bỉ ư ngã Lão Bành”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta truyền thuật (đạo của cổ nhân) mà không sáng tác, tin và thích (kinh điển của) cổ (nhân); ta trộm ví với ông Lão Bành của ta”.
Chú thích. – Chu Hi bảo Lão Bành là một đại phu thời Thương. Có người bảo Lão Bành là Lão Đam (Lão tử). Người khác lại bảo Lão Bành là Bành Tổ, sống bảy trăm tuổi, bề tôi vua Nghiêu. Trịnh Huyền bảo Lão Bành là hai người: Lão Đam và Bành Tổ. Không thuyết nào tin được cả. Sự thực chưa biết là ai.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta truyền thuật (đạo của cổ nhân) mà không sáng tác, tin và thích (kinh điển của) cổ (nhân); ta trộm ví với ông Lão Bành của ta”.
Chú thích. – Chu Hi bảo Lão Bành là một đại phu thời Thương. Có người bảo Lão Bành là Lão Đam (Lão tử). Người khác lại bảo Lão Bành là Bành Tổ, sống bảy trăm tuổi, bề tôi vua Nghiêu. Trịnh Huyền bảo Lão Bành là hai người: Lão Đam và Bành Tổ. Không thuyết nào tin được cả. Sự thực chưa biết là ai.
[7.2]
子曰:「默而識之,學而不厭,誨人不倦,何有於我哉?」
Tử viết: “Mặc nhi chí chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện, hà hữu ư ngã tai!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trầm mặc suy nghĩ rồi ghi vào lòng, học không chán, dạy người không mỏi, ngoài ra ta có cái gì khác đâu?” (có người dịch là: ba đức có đủ nơi ta chăng?).
Dịch. – Khổng tử nói: “Trầm mặc suy nghĩ rồi ghi vào lòng, học không chán, dạy người không mỏi, ngoài ra ta có cái gì khác đâu?” (có người dịch là: ba đức có đủ nơi ta chăng?).
[7.3]
子曰:「德之不修,學之不講,聞義不能徒,不善不能改,是吾憂也。」
Tử viết: “Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đạo đức không sửa tiến, học vấn chẳng giảng tập, nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Đạo đức không sửa tiến, học vấn chẳng giảng tập, nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta”.
[7.4]
子之燕居,申申如也,夭夭如也。」
Tử chi yến cư, thân thân như dã, thỉ thỉ[1] như dã.
Dịch. – Khổng tử lúc nhàn cư thì đoan trang, thần thái hoà vui.
Dịch. – Khổng tử lúc nhàn cư thì đoan trang, thần thái hoà vui.
[7.5]
子曰:「甚矣吾衰也!久矣吾不復夢見周公!」
Tử viết: “Thậm hĩ ngô suy dã! Cửu hĩ, ngô bất phục mộng kiến Chu Công[2]”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta đã suy lắm rồi! Từ lâu không còn mộng thấy ông Chu Công”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta đã suy lắm rồi! Từ lâu không còn mộng thấy ông Chu Công”.
[7.6]
子曰:「志於道,據於德,依於仁,游於藝。」
Tử viết: “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Để tâm chí vào đạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui vẻ lục nghệ (tức lễ, nhạc, xạ, ngự, thư – viết chữ, số - toán pháp).
Dịch. – Khổng tử nói: “Để tâm chí vào đạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui vẻ lục nghệ (tức lễ, nhạc, xạ, ngự, thư – viết chữ, số - toán pháp).
[7.7]
子曰:「自行束脩以上,吾未嘗無誨焉。」
Tử viết: “Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai dưng lễ để xin học thì từ một bó nem trở lên, ta chưa từng (chê là ít) mà không dạy”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ai dưng lễ để xin học thì từ một bó nem trở lên, ta chưa từng (chê là ít) mà không dạy”.
[7.8]
子曰:「不憤不啟,不悱不發。舉一隅不以三隅反,則不復也。」
VII.8
Tử viết: “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ nào không phát phẫn để tìm hiểu thì ta không mở (giảng cho); không ráng tỏ ý kiến (muốn nói mà không được) thì ta không khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ nào không phát phẫn để tìm hiểu thì ta không mở (giảng cho); không ráng tỏ ý kiến (muốn nói mà không được) thì ta không khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa”.
[7.9]
子食於有喪者之側,未嘗飽也。子於是日哭,則不歌。
Tử thực ư hữu tang giả chi trắc, vị thường bão dã.Tử ư thị nhật khốc tắc bất ca”.
Dịch. – Khổng tử ăn với người tang thì (buồn mà) không ăn no. Ngày nào Khổng tử (đi điếu mà) khóc thì ngày đó không đờn ca.
Dịch. – Khổng tử ăn với người tang thì (buồn mà) không ăn no. Ngày nào Khổng tử (đi điếu mà) khóc thì ngày đó không đờn ca.
[7.10]
子謂顏淵曰:「用之則行,舍之則藏,惟我與爾有是夫。」子路曰:「子行三軍,則誰與?」子曰:「暴虎馮河,死而不悔者,吾不與也。必也臨事而懼,好謀而成者也。」
Tử vị Nhan Uyên viết: “Dụng chi tắc hành, xá chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù! Tử Lộ[3] viết: “Tử hành tam quân, tắc thùy dữ”. Tử viết: “Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã. Tất dã lâm sự nhi cụ, hiếu mưu nhi thành giả dã”.
Dịch. – Khổng tử bảo Nhan Uyên: “Có ai dùng thì ta đem đạo ra thi hành, không dùng thì thu tàng (giữ) đạo lí (có người dịch là ở ẩn với đạo lí), chỉ thầy và anh được như vậy thôi! Tử Lộ hỏi: “Nếu thầy thống lĩnh tam quân thì thầy lựa ai giúp đỡ?” Khổng tử đáp: “Tay không mà bắt cọp, không mà lội qua sông[4], chết không tiếc thân, kẻ ấy ta không cho theo giúp ta. Nhất định là biết kẻ nào lâm sự mà biết lo sợ, thận trọng, khéo mưu tính rồi mới quyết định (hoặc thành công).
Dịch. – Khổng tử bảo Nhan Uyên: “Có ai dùng thì ta đem đạo ra thi hành, không dùng thì thu tàng (giữ) đạo lí (có người dịch là ở ẩn với đạo lí), chỉ thầy và anh được như vậy thôi! Tử Lộ hỏi: “Nếu thầy thống lĩnh tam quân thì thầy lựa ai giúp đỡ?” Khổng tử đáp: “Tay không mà bắt cọp, không mà lội qua sông[4], chết không tiếc thân, kẻ ấy ta không cho theo giúp ta. Nhất định là biết kẻ nào lâm sự mà biết lo sợ, thận trọng, khéo mưu tính rồi mới quyết định (hoặc thành công).
[7.11] 子曰:「富而可求也,誰執鞭之士,吾亦為之。如不可求,從吾所好。」
Tử viết: “Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi; như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Phú qui mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người (công việc ti tiện), ta cũng làm, phú quí mà không thể cầu được, thì ta cứ theo sở thích của ta”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Phú qui mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người (công việc ti tiện), ta cũng làm, phú quí mà không thể cầu được, thì ta cứ theo sở thích của ta”.
[7.12]
子之所慎:齊,戰,疾。
Tử chi sở thận: trai, chiến, tật.
Dịch. – Khổng tử thận trong những khi trai giới, chiến tranh và bệnh tật.
Dịch. – Khổng tử thận trong những khi trai giới, chiến tranh và bệnh tật.
[7.13]
子在齊聞韶,三月不知肉味,曰:「不圖為樂之至於斯也。」
Tử tại Tề văn thiều, tam nguyệt bất tri nhục vị, viết: “Bất đồ vi nhạc chi chí ư tư dã”.
Dịch. – Khổng tử khi ở Tề, nghe nhạc Thiều, ba tháng liền không biết mùi thịt, bảo: “Không ngờ nhạc đó tác động tới ta được như vậy”. (có người dịch: không ngờ vua Thuấn làm được khúc nhạc tận thiện, tận mĩ như vậy).
Chú thích. – Về nhạc Thiều, coi bài III.25.
Dịch. – Khổng tử khi ở Tề, nghe nhạc Thiều, ba tháng liền không biết mùi thịt, bảo: “Không ngờ nhạc đó tác động tới ta được như vậy”. (có người dịch: không ngờ vua Thuấn làm được khúc nhạc tận thiện, tận mĩ như vậy).
Chú thích. – Về nhạc Thiều, coi bài III.25.
[7.14]
冉有曰:「夫子為衛君乎?」子貢曰:「諾;吾將問之。」入,曰:「伯夷﹑叔齊何人也?」曰:「古之賢人也。」曰:「怨乎?」曰:「求仁而得仁,又何怨?」出,曰:「夫子不為也。」
Nhiễm Hữu viết: “Phu tử vi Vệ quân hồ?” Tử cống viết: “Nặc, ngô tương vấn chi”. Nhập viết: “Bá Di, Thúc Tề, hà nhân dã. Viết: “Cổ chi hiền nhân dã”. Viết: “Oán hồ?” Viết: “Cầu nhân nhi đắc nhân, hựu hà oán? Xuất viết: “Phu tử bất vị dã”.
Dịch. – Nhiễm Hữu hỏi: “Thầy ta có thiên vị với vua Tề không?” Tử Cống đáp: “Ừ, tôi cũng có ý hỏi thầy việc đó”. Rồi vô hỏi Khổng tử: “Thưa thầy, Bá Di và Thúc Tề là người như thế nào?” Đáp: “Là người hiền xưa”. Lại hỏi: “Hai ông ấy có oán hận gì không?”. Đáp: “Cầu nhân được nhân thì còn oán hận gì nữa?” Tử Cống trở ra bảo Nhiễm Hữu: “Thầy không thiên vị với vua Vệ đâu”.
Chú thích. – Khổng tử lúc đó ở nước Vệ, mà vua Vệ là Vệ Xuất công bất hiếu, cướp ngôi cha trong khi cha tị loạn ra nước ngoài; rồi khi cha về, đem quân ta cự cha. Nhiễm Hữu và Tử Cống nghi Khổng tử có ý định bênh vực vua Vệ, cho nên Tử Cống đem việc Bá Di, Thúc Tề hỏi để dò ý Khổng tử. Bá Di, Thúc Tề (coi bài V.22) là hai anh em ruột, con vua Cô Trúc, cuối đời Thương, đầu đời Chu. Bá Di là anh cả, Thúc Tề là em út. Vua Cô Trúc yêu Thúc Tề, lập di mệnh cho Thúc Tề nối ngôi. Triều đình theo di mệnh, lập Thúc Tề, Thúc Tề không chịu, nhường lại cho cho Bá Di cho phải lẽ. Bá Di cũng không chịu, bảo cứ tuân theo lệnh cha. Không ai chịu nhận rồi trốn cả vào núi, triều đình phải lập người con giữa. Vậy hai người đó lấy nghĩa làm trọng, trái hẳn với vua Vệ. Khổng tử khen họ tức thị là chê vua Vệ rồi; cho nên Tử Cống bảo Nhiễm Hữu: “Thầy không thiên vị với vua Vệ đâu”. Coi lời nhận xét về ý nghĩa và nghệ thuật bài này trong Cổ văn Trung Quốc của tôi, tr.20-21 (Tao Đàn – 1966). Bá Di, Thúc Tề còn được coi là nhân vì lẽ dám can Võ vương (nhà Chu) đừng đánh nhà Ân (diệt vua Trụ).
Dịch. – Nhiễm Hữu hỏi: “Thầy ta có thiên vị với vua Tề không?” Tử Cống đáp: “Ừ, tôi cũng có ý hỏi thầy việc đó”. Rồi vô hỏi Khổng tử: “Thưa thầy, Bá Di và Thúc Tề là người như thế nào?” Đáp: “Là người hiền xưa”. Lại hỏi: “Hai ông ấy có oán hận gì không?”. Đáp: “Cầu nhân được nhân thì còn oán hận gì nữa?” Tử Cống trở ra bảo Nhiễm Hữu: “Thầy không thiên vị với vua Vệ đâu”.
Chú thích. – Khổng tử lúc đó ở nước Vệ, mà vua Vệ là Vệ Xuất công bất hiếu, cướp ngôi cha trong khi cha tị loạn ra nước ngoài; rồi khi cha về, đem quân ta cự cha. Nhiễm Hữu và Tử Cống nghi Khổng tử có ý định bênh vực vua Vệ, cho nên Tử Cống đem việc Bá Di, Thúc Tề hỏi để dò ý Khổng tử. Bá Di, Thúc Tề (coi bài V.22) là hai anh em ruột, con vua Cô Trúc, cuối đời Thương, đầu đời Chu. Bá Di là anh cả, Thúc Tề là em út. Vua Cô Trúc yêu Thúc Tề, lập di mệnh cho Thúc Tề nối ngôi. Triều đình theo di mệnh, lập Thúc Tề, Thúc Tề không chịu, nhường lại cho cho Bá Di cho phải lẽ. Bá Di cũng không chịu, bảo cứ tuân theo lệnh cha. Không ai chịu nhận rồi trốn cả vào núi, triều đình phải lập người con giữa. Vậy hai người đó lấy nghĩa làm trọng, trái hẳn với vua Vệ. Khổng tử khen họ tức thị là chê vua Vệ rồi; cho nên Tử Cống bảo Nhiễm Hữu: “Thầy không thiên vị với vua Vệ đâu”. Coi lời nhận xét về ý nghĩa và nghệ thuật bài này trong Cổ văn Trung Quốc của tôi, tr.20-21 (Tao Đàn – 1966). Bá Di, Thúc Tề còn được coi là nhân vì lẽ dám can Võ vương (nhà Chu) đừng đánh nhà Ân (diệt vua Trụ).
[7.15]
子曰:「飯疏食飲水,曲肱而枕之,樂亦在其中矣。不義而富且貴,於我如浮雲。」
Tử viết: “Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi, nhạc diệc tại kì trung hĩ. Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ăn gạo xấu, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, trong cảnh đó cũng có cái vui. Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang thì ta coi như mây nổi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ăn gạo xấu, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, trong cảnh đó cũng có cái vui. Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang thì ta coi như mây nổi”.
[7.16]
子曰:「加我數年,五十以學易,可以無大過矣。」
Tử viết: “Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới năm chục tuổi nghiên cứu Dịch (để biết lẽ tiến thoái) thì có thể không lầm lỗi lớn”.
Chú thích. – Khổng tử nói câu đó chắc vào khoảng ngoài 40 tuổi. Nhưng có người bảo hai chữ “ngũ thập” [五十] chính là chữ tốt [卒] chép lầm, chữ dịch [易] chính là chữ diệc [亦] (cũng), và chấm câu như sau: “Gia ngã sổ niên tốt dĩ học, diệc khả dĩ vô đại quá hĩ”, dịch là: “Cho ta sống thêm ít năm nữa để học thì cũng có thể không lầm lỗi lớn”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới năm chục tuổi nghiên cứu Dịch (để biết lẽ tiến thoái) thì có thể không lầm lỗi lớn”.
Chú thích. – Khổng tử nói câu đó chắc vào khoảng ngoài 40 tuổi. Nhưng có người bảo hai chữ “ngũ thập” [五十] chính là chữ tốt [卒] chép lầm, chữ dịch [易] chính là chữ diệc [亦] (cũng), và chấm câu như sau: “Gia ngã sổ niên tốt dĩ học, diệc khả dĩ vô đại quá hĩ”, dịch là: “Cho ta sống thêm ít năm nữa để học thì cũng có thể không lầm lỗi lớn”.
[7.17]
子所雅言,詩﹑書﹑執禮,皆雅言也。
Tử sở nhã ngôn, Thi, Thư, chấp lễ, giai nhã ngôn dã”.
Dịch. – Khổng tử cũng có lúc dùng ngôn ngữ tiêu chuẩn (của triều đình nhà Chu); khi đọc Thi, Thư và làm lễ, đều dùng ngôn ngữ tiêu chuẩn.
Chú thích. – Thời đó, ngôn ngữ dùng ở triều đình nhà Chu là ngôn ngữ tiêu chuẩn, phổ thông cho mọi nước (cũng như tiếng Bắc Kinh ngày nay dùng cho cả nước Trung Hoa, cho nên gọi là tiếng phổ thông). Khổng tử ngày thường dùng ngôn ngữ của Lỗ, nhưng khi đọc Thi, Thư và làm lễ thì dùng ngôn ngữ của Chu.
Có người hiểu khác hẳn: nhã ngôn là giảng luận và dịch là: Khổng tử hay giảng về Kinh Thi, Kinh Thư và giữ lễ…”.
Dịch. – Khổng tử cũng có lúc dùng ngôn ngữ tiêu chuẩn (của triều đình nhà Chu); khi đọc Thi, Thư và làm lễ, đều dùng ngôn ngữ tiêu chuẩn.
Chú thích. – Thời đó, ngôn ngữ dùng ở triều đình nhà Chu là ngôn ngữ tiêu chuẩn, phổ thông cho mọi nước (cũng như tiếng Bắc Kinh ngày nay dùng cho cả nước Trung Hoa, cho nên gọi là tiếng phổ thông). Khổng tử ngày thường dùng ngôn ngữ của Lỗ, nhưng khi đọc Thi, Thư và làm lễ thì dùng ngôn ngữ của Chu.
Có người hiểu khác hẳn: nhã ngôn là giảng luận và dịch là: Khổng tử hay giảng về Kinh Thi, Kinh Thư và giữ lễ…”.
[7.18]
葉公問孔子於子路,子路不對。子曰:「女奚不曰,其為人也,發憤忘食,樂以忘憂,不知老之將至云爾。」
Diệp công vấn Khổng tử ư Tử Lộ, tử lộ bất đối. Tử viết: “Nhữ hề bất viết: kì vi nhân dã, phát phẫn vong thực , lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tương chí vân nhĩ”.
Dịch. – Diệp công (đại phu nước Sở, họ Thâm, tên Chư Lương, hồi đó làm quan lệnh ở huyện Diệp, tự xưng càn là “công”) hỏi Tử Lộ về Khổng tử, Tử Lộ không đáp. Khổng tử bảo: “Sao anh không bảo: ấy làm người phất phẫn đọc sách (tìm hiểu đạo lí) đến quên ăn, khi tìm được rồi thì vui sướng đến quên mọi lo buồn, không biết rằng cái già nó tới nơi rồi, như vậy đó”.
Dịch. – Diệp công (đại phu nước Sở, họ Thâm, tên Chư Lương, hồi đó làm quan lệnh ở huyện Diệp, tự xưng càn là “công”) hỏi Tử Lộ về Khổng tử, Tử Lộ không đáp. Khổng tử bảo: “Sao anh không bảo: ấy làm người phất phẫn đọc sách (tìm hiểu đạo lí) đến quên ăn, khi tìm được rồi thì vui sướng đến quên mọi lo buồn, không biết rằng cái già nó tới nơi rồi, như vậy đó”.
[7.19]
子曰:「我非生而知之者,好古,敏以求之者也。」
Tử viết: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chẳng phải trời sanh ra đã biết đạo lí, ta ưa thích văn hoá cổ mà siêng năng tìm học”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chẳng phải trời sanh ra đã biết đạo lí, ta ưa thích văn hoá cổ mà siêng năng tìm học”.
[7.20]
子不語怪,力,亂,神。
Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần.
Dịch. – Khổng tử không nói về (4 cái này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỉ thần.
Dịch. – Khổng tử không nói về (4 cái này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỉ thần.
[7.21]
子曰:「三人行,必有我師焉:擇其善者而從之,其不善者而改之。」
Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên: trạch kì thiện giả nhi tòng chi, kì bất thiện giả nhi cải chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ba người cùng đi (ta với hai người nữa) tất có người làm thầy ta: lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình”.
Chú thích. – Có người cho chữ tam (ba) ở đây trỏ một số không nhất định: vài ba hoặc hơn cũng được.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ba người cùng đi (ta với hai người nữa) tất có người làm thầy ta: lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình”.
Chú thích. – Có người cho chữ tam (ba) ở đây trỏ một số không nhất định: vài ba hoặc hơn cũng được.
[7.22]
子曰:「天生德於予,桓魋其如予何?」
Tử viết: “Thiên sinh đức ư dư, Hoàn Khôi kì như dư hà?”
Dịch. – Khổng tử nói: “Trời cho ta có phẩm đức, Hoàn Khôi làm gì được ta?”.
Chú thích. – Việc này, Tư Mã Thiên chép trong Sử kí: “Khổng tử qua nước Tống cùng với đệ tử tập về lễ ở dưới một gốc cây lớn. Quan tư mã nước Tống là Hoàn Khôi (không hiểu vì lẽ gì) muốn giết ông, cho đốn cây đó. Khổng tử (thủng thẳng) đi. Đệ tử bảo: “Mình đi mau lên”, Khổng tử đáp: “Trời cho ta phẩm đức…”. Coi lời bàn trong cuốn Khổng tử.
Dịch. – Khổng tử nói: “Trời cho ta có phẩm đức, Hoàn Khôi làm gì được ta?”.
Chú thích. – Việc này, Tư Mã Thiên chép trong Sử kí: “Khổng tử qua nước Tống cùng với đệ tử tập về lễ ở dưới một gốc cây lớn. Quan tư mã nước Tống là Hoàn Khôi (không hiểu vì lẽ gì) muốn giết ông, cho đốn cây đó. Khổng tử (thủng thẳng) đi. Đệ tử bảo: “Mình đi mau lên”, Khổng tử đáp: “Trời cho ta phẩm đức…”. Coi lời bàn trong cuốn Khổng tử.
[7.23]
子曰:「二三子以我為隱乎?吾無隱乎爾。吾無行而不與二三子者,是丘也。」
Tử viết: “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ? Ngô vô ẩn hồ nhĩ. Ngô vô hành nhi bất dữ nhị tam tử giả, thị Khâu dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Các trò ngờ rằng ta có điều gì giấu các trò chăng? Ta chẳng có điều gì giấu cả. Ta không làm điều gì mà chẳng cho các trò hay. Khâu này như vậy đó”.
Tử viết: “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ? Ngô vô ẩn hồ nhĩ. Ngô vô hành nhi bất dữ nhị tam tử giả, thị Khâu dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Các trò ngờ rằng ta có điều gì giấu các trò chăng? Ta chẳng có điều gì giấu cả. Ta không làm điều gì mà chẳng cho các trò hay. Khâu này như vậy đó”.
[7.24]
子以四教:文,行,忠,信。
Tử dĩ tứ giáo: văn, hành, trung, tín.
Dịch. – Khổng tử dạy học trò về: văn (điển tịch, văn hiến), hành (hành vi, thực hành) lẫn trung (tận tâm), tín. Có thể đọc là hạnh (đức hạnh)[5].
Dịch. – Khổng tử dạy học trò về: văn (điển tịch, văn hiến), hành (hành vi, thực hành) lẫn trung (tận tâm), tín. Có thể đọc là hạnh (đức hạnh)[5].
[7.25]
子曰:「聖人,吾不得而見之矣;得見君子者,斯可矣。」子曰:「善人,吾不得而見之矣;得見有恆者,斯可矣。亡而為有,虛而為盈,約而為泰,難乎有恆矣。」
Tử viết: Thánh nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hĩ, đắc kiến quân tử giả, tư khả hĩ”. Tử viết: “Thiện nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hĩ, đắc kiến hữu hằng giả, tư khả hĩ .Vô nhi vi hữu, hư nhi vi doanh, ước nhi vi thái, nan hồ hữu hằng hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bậc thánh nhân, ta chưa được thấy, thấy được bậc quân tử cũng khá rồi”. Khổng tử nói: “Bậc thiện nhân, ta chưa được thấy, thấy người tiết tháo không thay đổi cũng khá rồi. Không có mà bảo là có, rỗng mà bảo là đầy, thiếu mà bảo là dư (có người dịch là tằn tiện mà bảo là rộng rãi), như vậy khó bảo là tiết tháo không thay đổi được.
Tử viết: Thánh nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hĩ, đắc kiến quân tử giả, tư khả hĩ”. Tử viết: “Thiện nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hĩ, đắc kiến hữu hằng giả, tư khả hĩ .Vô nhi vi hữu, hư nhi vi doanh, ước nhi vi thái, nan hồ hữu hằng hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Bậc thánh nhân, ta chưa được thấy, thấy được bậc quân tử cũng khá rồi”. Khổng tử nói: “Bậc thiện nhân, ta chưa được thấy, thấy người tiết tháo không thay đổi cũng khá rồi. Không có mà bảo là có, rỗng mà bảo là đầy, thiếu mà bảo là dư (có người dịch là tằn tiện mà bảo là rộng rãi), như vậy khó bảo là tiết tháo không thay đổi được.
[7.26]
子釣而不綱,弋不射宿。
Tử viết: “Tử điếu nhi bất võng, dặc bất xạ túc”.
Dịch. – Khổng tử câu thì không dùng lưới, bắn thì không bắn chim đang ngủ.
Tử viết: “Tử điếu nhi bất võng, dặc bất xạ túc”.
Dịch. – Khổng tử câu thì không dùng lưới, bắn thì không bắn chim đang ngủ.
[7.27]
子曰:「蓋有不知而作之者,我無是也。多聞,擇其善者而從之;多見而識之;知之次也。」
Tử viết: “Cái hữu bất tri nhi tác chi giả, ngã vô thị dã. Đa văn, trạch kì thiện giả nhi tòng chi, đa kiến nhi chí chi, tri chi thứ dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Có những kẻ không biết mà làm càn, ta không như vậy. Nghe nhiều, chọn điều phải làm theo, thấy nhiều mà ghi nhớ, như vậy mà biết được, biết như vậy chỉ là hạng thứ (kém hạng sinh ra đã biết).
Chú thích. – Tri (chi thứ dã) có người đọc là trí. E lầm vì thiên XVI Quí thị, bài 9 có câu: “Sinh nhi tri chi, thượng dã; học nhi tri chi, thứ dã”; mà thiên VII, bài 19, Khổng tử cũng nói: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả”; rõ ràng Khổng tử nhận là hạng “học nhi tri chi”, tức hạng “thứ chi”.
Tử viết: “Cái hữu bất tri nhi tác chi giả, ngã vô thị dã. Đa văn, trạch kì thiện giả nhi tòng chi, đa kiến nhi chí chi, tri chi thứ dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Có những kẻ không biết mà làm càn, ta không như vậy. Nghe nhiều, chọn điều phải làm theo, thấy nhiều mà ghi nhớ, như vậy mà biết được, biết như vậy chỉ là hạng thứ (kém hạng sinh ra đã biết).
Chú thích. – Tri (chi thứ dã) có người đọc là trí. E lầm vì thiên XVI Quí thị, bài 9 có câu: “Sinh nhi tri chi, thượng dã; học nhi tri chi, thứ dã”; mà thiên VII, bài 19, Khổng tử cũng nói: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả”; rõ ràng Khổng tử nhận là hạng “học nhi tri chi”, tức hạng “thứ chi”.
[7.28]
互鄉難與言,童子見,門人惑。子曰:「與其進也,不與其退也,唯何甚?人潔己以進,與其潔也,不保其往也。」
Hỗ hương nan dữ ngôn. Đồng tử kiến, môn sinh hoặc. Tử viết: “Dữ kì tiến dã, bất dữ kì thoái dã, duy hà thậm? Nhân khiết kỉ dĩ tiến, dữ kì khiết dã, bất bảo kì vãng dã”.
Dịch. – Người làng Hỗ (có tiếng là ác nghịch) khó giảng điều phải cho họ nghe được; một thanh niên làng đó lại yết kiến (để xin học); Khổng tử tiếp, đệ tử phân vân nghi hoặc. Khổng tử bảo: “Người ta tiến bộ thì mình tán thành, thoái bộ thì không tán thành, hà tất phải (nghiêm khắc) thái quá. Người ta tự tinh khiết mà mong được tiến bộ, thì ta tán thành lòng tinh khiết của họ (bây giờ) chứ không đồng ý về (hoặc kể tới) dĩ vãng của họ”. (Có người dịch là không bảo lãnh về dĩ vãng của họ. Lâm Ngữ Đường lại hiểu là… về hành động sau này của họ).
Hỗ hương nan dữ ngôn. Đồng tử kiến, môn sinh hoặc. Tử viết: “Dữ kì tiến dã, bất dữ kì thoái dã, duy hà thậm? Nhân khiết kỉ dĩ tiến, dữ kì khiết dã, bất bảo kì vãng dã”.
Dịch. – Người làng Hỗ (có tiếng là ác nghịch) khó giảng điều phải cho họ nghe được; một thanh niên làng đó lại yết kiến (để xin học); Khổng tử tiếp, đệ tử phân vân nghi hoặc. Khổng tử bảo: “Người ta tiến bộ thì mình tán thành, thoái bộ thì không tán thành, hà tất phải (nghiêm khắc) thái quá. Người ta tự tinh khiết mà mong được tiến bộ, thì ta tán thành lòng tinh khiết của họ (bây giờ) chứ không đồng ý về (hoặc kể tới) dĩ vãng của họ”. (Có người dịch là không bảo lãnh về dĩ vãng của họ. Lâm Ngữ Đường lại hiểu là… về hành động sau này của họ).
[7.29]
子曰:「仁遠乎哉?我欲仁,斯仁至矣。」
Tử viết: “Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Điều nhân, đâu có xa gì? Ta muốn nó thì nó đến”.
Tử viết: “Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Điều nhân, đâu có xa gì? Ta muốn nó thì nó đến”.
[7.30]
陳司敗問昭公知禮乎,孔子曰:「知禮。」孔子退,揖巫馬期而進之,曰:「吾聞君子不黨,君子亦黨乎?君取於吳,為同姓,謂之吳孟子。君而知禮,孰不知禮?」巫馬期以告。子曰:「丘也幸,苟有過,人必知之。」
Trần tư bại vấn: “Chiêu công tri lễ hồ?” Khổng tử viết: “Tri lễ”. Khổng tử thoái ấp Vu Mã Kì nhi tiến chi, viết: “Ngô văn quân tử bất đảng, quân tử diệc đảng hồ? Quân thủ ư Ngô, vi đồng tính, vị chi Ngô Mạnh tử. Quân nhi tri lễ, thục bất tri lễ?” Vu Mã Kì dĩ cáo. Tử viết: “Khâu dã hạnh, cẩu hữu quá, nhân tất tri chi”.
Dịch. – Quan tư bại (coi bộ hình) nước Trần hỏi: “Vua Chiêu công (nước Lỗ) có biết lễ không?” Khổng tử đáp: “Biết lễ”. Khổng tử lui ra rồi, quan tư bại vái Vu Mã Kì (học trò Khổng tử) mời tiến lên, hỏi: “Tôi nghe nói người quân tử không thiên vị, té ra quân tử cũng thiên vị sao? Vua Lỗ cưới con gái nước Ngô, cùng họ với mình, gọi trại ra là Ngô Mạnh tử[6]. Vua Chiêu công mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?” Vu Mã Kì thuật lại với Khổng tử. Khổng tử nói: “Khâu này may mắn, có lỗi gì thì mọi người đều biết”.
Dịch. – Quan tư bại (coi bộ hình) nước Trần hỏi: “Vua Chiêu công (nước Lỗ) có biết lễ không?” Khổng tử đáp: “Biết lễ”. Khổng tử lui ra rồi, quan tư bại vái Vu Mã Kì (học trò Khổng tử) mời tiến lên, hỏi: “Tôi nghe nói người quân tử không thiên vị, té ra quân tử cũng thiên vị sao? Vua Lỗ cưới con gái nước Ngô, cùng họ với mình, gọi trại ra là Ngô Mạnh tử[6]. Vua Chiêu công mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?” Vu Mã Kì thuật lại với Khổng tử. Khổng tử nói: “Khâu này may mắn, có lỗi gì thì mọi người đều biết”.
[7.31]
子與人歌而善,必使反之,而後和之。
Tử dữ nhân ca nhi thiện, tất sử phản chi, nhi hậu hoạ chi”.
Dịch. – Khổng tử hát với ai, thấy người ấy hát hay thì bảo người đó hát lại để mình cùng hát.
Tử dữ nhân ca nhi thiện, tất sử phản chi, nhi hậu hoạ chi”.
Dịch. – Khổng tử hát với ai, thấy người ấy hát hay thì bảo người đó hát lại để mình cùng hát.
[7.32]
子曰:「文,莫吾猶人也。躬行君子,則吾未之有得。」
Tử viết: “Văn, mạc ngô do nhân dã; cung hành quân tử, tắc ngô vị chi hữu đắc”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học về học thuật, sách vở thì hoạ chăng ta cũng bằng người; còn làm người quân tử thì ta chưa được”.
Tử viết: “Văn, mạc ngô do nhân dã; cung hành quân tử, tắc ngô vị chi hữu đắc”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học về học thuật, sách vở thì hoạ chăng ta cũng bằng người; còn làm người quân tử thì ta chưa được”.
[7.33]
子曰:「若聖與仁,則吾豈敢?抑為之不厭,誨人不倦,則可謂云爾已矣。」公西華曰:「正唯弟子不能學也。」
Tử viết: “Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi thủ[7]? Ức vi chi bất yếm, hối nhân bất quyện, tắc khả vị vân nhĩ dĩ hĩ”. Công Tây Hoa viết: “Chính duy đệ tử bất năng học dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làm được bực thánh với nhân thì ta đâu dám. Bất quá ta học làm (thánh, nhân) mà không chán, dạy người mà không mệt, chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi”. Công Tây Hoa thưa: “Đó chính là điều chúng con không học được”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Làm được bực thánh với nhân thì ta đâu dám. Bất quá ta học làm (thánh, nhân) mà không chán, dạy người mà không mệt, chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi”. Công Tây Hoa thưa: “Đó chính là điều chúng con không học được”.
[7.34]
子疾病,子路請禱。子曰:「有諸?」子路對曰:「有之;誄曰:『禱爾於上下神祗』」子曰:「丘之禱久矣。」
Tử tật bệnh, Tử Lộ thỉnh đảo. Tử viết: “Hữu chư?” Tử Lộ đối viết: “Hữu chi, Lụy viết: “Đảo nhĩ ư thượng hạ thần chi”. Tử viết: “Khâu chi đảo cửu hĩ”.
Dịch. – Khổng tử đau nặng, Tử Lộ xin phép cầu đảo. Khổng tử nói: “Có lệ ấy chăng?” Tử Lộ đáp: “Thưa có, sách Luỵ (sách chép các bài cầu đảo) có câu: “Vì ông mà cầu đảo với thần trên trời dưới đất”. Khổng tử nói: “Khâu này cầu đảo từ lâu rồi”. (Ý nói ăn ở phải đạo thì chẳng cần cầu đảo).
Dịch. – Khổng tử đau nặng, Tử Lộ xin phép cầu đảo. Khổng tử nói: “Có lệ ấy chăng?” Tử Lộ đáp: “Thưa có, sách Luỵ (sách chép các bài cầu đảo) có câu: “Vì ông mà cầu đảo với thần trên trời dưới đất”. Khổng tử nói: “Khâu này cầu đảo từ lâu rồi”. (Ý nói ăn ở phải đạo thì chẳng cần cầu đảo).
[7.35]
子曰:「奢則不孫,儉則固。與其不孫也,甯固。」
Tử viết: “Xa tắc bất tốn, kiệm tắc cố, dữ kì bất tốn dã, ninh cố”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Xa xỉ thì dễ hoá ra kiêu ngạo, kiệm phác thì dễ hoá ra quê mùa. Thà chịu tiếng quê mùa còn hơn là kiêu ngạo”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Xa xỉ thì dễ hoá ra kiêu ngạo, kiệm phác thì dễ hoá ra quê mùa. Thà chịu tiếng quê mùa còn hơn là kiêu ngạo”.
[7.36]
子曰:「君子坦蕩蕩,小人長戚戚。」
Tử viết: “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử thì thản nhiên vui vẻ, kẻ tiểu nhân thì lo lắng u sầu”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử thì thản nhiên vui vẻ, kẻ tiểu nhân thì lo lắng u sầu”.
[7.37]
子溫而厲,威而不猛,恭而安。
Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an.
Dịch. – Khổng tử ôn hoà mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
THIÊN VIII - THÁI BÁ - 泰伯第八
Dịch. – Khổng tử ôn hoà mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
THIÊN VIII - THÁI BÁ - 泰伯第八
[8.1]
子曰:「太伯其可謂至德也已矣。三以天下讓,民無得而稱焉。」
Tử viết: “Thái Bá, kì khả vị chí đức dã dĩ hĩ. Tam[1] dĩ thiên hạ nhượng, dân vô đắc nhi xưng yên”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Thái Bá đáng gọi là người đức rất cao. Mấy lần nhường thiên hạ (một cách rất kín đáo) khiến dân không biết mà ca tụng”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ông Thái Bá đáng gọi là người đức rất cao. Mấy lần nhường thiên hạ (một cách rất kín đáo) khiến dân không biết mà ca tụng”.
[8.2]
子曰:「恭而無禮則勞;慎而無禮則葸;勇而無禮則亂;直而無禮則絞。君子篤於親,則民興於仁。故舊不遺,則民不偷。」
Tử viết: “Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cung kính mà không biết lễ (nghĩa là không thích hợp, vừa phải) thì khó nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì loạn động, ngay thẳng mà không biết lễ thì gắt gao, mất lòng người”.
“Quân tử đốc ư thân tắc dân hưng ư nhân; cố cựu bất di tắc dân bất du”.
Dịch. – “Người quân tử (cầm quyền) giữ trọn đạo với người thân thì dân phát khởi lòng nhân ái; không bỏ người cũ thì dân không bạc bẽo”.
Tử viết: “Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Cung kính mà không biết lễ (nghĩa là không thích hợp, vừa phải) thì khó nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì loạn động, ngay thẳng mà không biết lễ thì gắt gao, mất lòng người”.
“Quân tử đốc ư thân tắc dân hưng ư nhân; cố cựu bất di tắc dân bất du”.
Dịch. – “Người quân tử (cầm quyền) giữ trọn đạo với người thân thì dân phát khởi lòng nhân ái; không bỏ người cũ thì dân không bạc bẽo”.
[8.3]
曾子有疾,召門弟子曰:「啟予足!啟予手!詩云:『戰戰兢兢,如臨深淵,如履薄冰。』而今而後,吾知免夫!小子!」
Tăng tử hữu tật, triệu môn đệ tử viết: “Khải dư túc, Khải dư thủ. Thi vân: “Chiến chiến căng căng như lâm thâm uyên, như lí bạc băng”. Nhi kim nhi hậu, ngô tri miễn phù, tiểu tử”.
Dịch. – Tăng tử bị bệnh nặng (khó qua), cho gọi các đệ tử tới, bảo: “Dở chân ta ra xem, dở tay ta ra xem. Kinh Thi có câu: “Phải nơm nớp chăm chăm, như đi xuống vực sâu, như đi trên lớp băng mỏng”. Từ nay về sau, ta mới biết thoát khỏi hình lục, đó các trò”.
Chú thích. – Thoát khỏi hình lục, không bị chặt chân, chặt tay, mà giữ được trọn thân thể cha mẹ sinh ra, không làm nhục cha mẹ, như vậy là có hiếu (coi lời bàn của tôi trong cuốn Khổng tử - chương IV).
Tăng tử hữu tật, triệu môn đệ tử viết: “Khải dư túc, Khải dư thủ. Thi vân: “Chiến chiến căng căng như lâm thâm uyên, như lí bạc băng”. Nhi kim nhi hậu, ngô tri miễn phù, tiểu tử”.
Dịch. – Tăng tử bị bệnh nặng (khó qua), cho gọi các đệ tử tới, bảo: “Dở chân ta ra xem, dở tay ta ra xem. Kinh Thi có câu: “Phải nơm nớp chăm chăm, như đi xuống vực sâu, như đi trên lớp băng mỏng”. Từ nay về sau, ta mới biết thoát khỏi hình lục, đó các trò”.
Chú thích. – Thoát khỏi hình lục, không bị chặt chân, chặt tay, mà giữ được trọn thân thể cha mẹ sinh ra, không làm nhục cha mẹ, như vậy là có hiếu (coi lời bàn của tôi trong cuốn Khổng tử - chương IV).
[8.4]
曾子有疾,孟敬子問之。曾子言曰:「鳥之將死,其鳴也哀;人之將死,其言也善。君子所貴乎道者三:動容貌,斯遠暴慢矣;正顏色,斯近信笑;出辭氣,斯遠鄙倍矣。籩豆之事,則有司存。」
Tăng Tử hữu tật, Mạnh Kính tử vấn chi. Tăng Tử ngôn viết: “Điểu chi tương tử, kì minh dã ai; nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện. Quân tử sở quí hồ đạo giả tam: động dong mạo, tư viễn bạo mạn hĩ; chính nhan sắc, tư cận tín tiếu; xuất từ khí, tư viễn bỉ bội hĩ. Biên đậu chi sự, tắc hữu tư tồn”.
Dịch. – Tăng tử đau nặng, Mạnh Kính tử (đại phu nước Lỗ) đến thăm. Tăng tử bảo: “Con chim sắp chết, cất tiếng kêu bi ai, người ta sắp chết, thốt ra lời thiện. Người quân tử (cầm quyền) trong đạo giao thiệp, quí trọng ba điều: cử chỉ dung mạo đừng nên thô bạo, ngạo mạn; nét mặt nghiêm túc, thành tín; lời nói đừng nên thô bỉ, trái lẽ. Còn việc sắp đặt các đồ cúng tế thì có viên chức chăm nom”. (mình khỏi quan tâm tới).
Dịch. – Tăng tử đau nặng, Mạnh Kính tử (đại phu nước Lỗ) đến thăm. Tăng tử bảo: “Con chim sắp chết, cất tiếng kêu bi ai, người ta sắp chết, thốt ra lời thiện. Người quân tử (cầm quyền) trong đạo giao thiệp, quí trọng ba điều: cử chỉ dung mạo đừng nên thô bạo, ngạo mạn; nét mặt nghiêm túc, thành tín; lời nói đừng nên thô bỉ, trái lẽ. Còn việc sắp đặt các đồ cúng tế thì có viên chức chăm nom”. (mình khỏi quan tâm tới).
[8.5]
曾子曰:「以能問於不能,以多問於寡,有若無,實若處,犯而不校,昔者吾友,嘗從事於斯矣。」
Tăng Tử viết: “Dĩ năng vấn ư bất năng, dĩ đa vấn ư quả; hữu nhược vô, thực nhược hư; phạm nhi bất hiệu, tích giả ngô hữu thường tòng sự ư tư hĩ”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Mình giỏi mà đi hỏi người dở, biết nhiều hỏi người biết ít, mình có tài đức mà tựa như không, đầy đủ mà tựa trống rỗng, bị xúc phạm mà chẳng xúc phạm lại, ngày xưa bạn ta thường theo được vậy”.
Chú thích. – Có thể Tăng tử khen bạn cũ là Nhan Uyên.
Tăng Tử viết: “Dĩ năng vấn ư bất năng, dĩ đa vấn ư quả; hữu nhược vô, thực nhược hư; phạm nhi bất hiệu, tích giả ngô hữu thường tòng sự ư tư hĩ”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Mình giỏi mà đi hỏi người dở, biết nhiều hỏi người biết ít, mình có tài đức mà tựa như không, đầy đủ mà tựa trống rỗng, bị xúc phạm mà chẳng xúc phạm lại, ngày xưa bạn ta thường theo được vậy”.
Chú thích. – Có thể Tăng tử khen bạn cũ là Nhan Uyên.
[8.6]
曾子曰:「可以託六尺之孤,可以寄百里之命,臨大節,而不可奪也,君子人與君子人也。」
Tăng Tử viết: “Khả dĩ thác lục xích chi cô, khả dĩ kí bách lí chi mệnh, lâm đại tiết, nhi bất khả đoạt dã; quân tử nhân dư, quân tử nhân dã”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Một đại thần có thể giao phó cho một hoàng tử mồ côi cao sáu thước (khoảng sáu gang tay, mười tuổi), có thể giao vận mệnh một nước trăm dặm, trong khi nguy biến mà giữ tròn tiết tháo, người như vậy có phải là quân tử không? Hẳn là quân tử rồi”.
Tăng Tử viết: “Khả dĩ thác lục xích chi cô, khả dĩ kí bách lí chi mệnh, lâm đại tiết, nhi bất khả đoạt dã; quân tử nhân dư, quân tử nhân dã”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Một đại thần có thể giao phó cho một hoàng tử mồ côi cao sáu thước (khoảng sáu gang tay, mười tuổi), có thể giao vận mệnh một nước trăm dặm, trong khi nguy biến mà giữ tròn tiết tháo, người như vậy có phải là quân tử không? Hẳn là quân tử rồi”.
[8.7]
曾子曰:「士,不可以不弘毅,任重而道遠。仁以為己任,不亦重乎,死而後已,不亦遠乎。」
Tăng Tử viết: “Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỉ nhiệm, bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ?”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Kẻ sĩ không thể không cương cường, quyết tâm, là vì nhiệm vụ nặng mà đường xa. Nhiệm vụ là làm điều nhân, như vậy chẳng nặng sao? Làm cho đến chết mới thôi, như vậy đường chẳng xa sao?”.
Tăng Tử viết: “Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỉ nhiệm, bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ?”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Kẻ sĩ không thể không cương cường, quyết tâm, là vì nhiệm vụ nặng mà đường xa. Nhiệm vụ là làm điều nhân, như vậy chẳng nặng sao? Làm cho đến chết mới thôi, như vậy đường chẳng xa sao?”.
[8.8]
子曰:「興於詩。立於禮。成於樂。」
Tử viết: “Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học Thi để phấn khởi, học Lễ để lập thân, hoàn thành sở học bằng Nhạc”.
Chú thích. – Nhạc có công dụng điều hoà tính tình và hoà mình với người.
Tử viết: “Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học Thi để phấn khởi, học Lễ để lập thân, hoàn thành sở học bằng Nhạc”.
Chú thích. – Nhạc có công dụng điều hoà tính tình và hoà mình với người.
[8.9]
子曰:「民可使由之,不可使知之。」
Tử viết: “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Dân chúng, có thể khiến họ theo (điều nào đó), chứ không thể giảng cho họ hiểu được”.
Chú thích. – Coi lời bàn của chúng tôi trong cuốn Khổng tử. Có người chấm câu: Dân khả, sử do chi; bất khả sử tri nghĩa là dân nào khá thì khiến cho noi theo; dân nào không khá thì khiến cho phải biết.
Tử viết: “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Dân chúng, có thể khiến họ theo (điều nào đó), chứ không thể giảng cho họ hiểu được”.
Chú thích. – Coi lời bàn của chúng tôi trong cuốn Khổng tử. Có người chấm câu: Dân khả, sử do chi; bất khả sử tri nghĩa là dân nào khá thì khiến cho noi theo; dân nào không khá thì khiến cho phải biết.
[8.10]
子曰:「好勇疾貧,亂也。人而不仁,疾之已甚,亂也。」
Tử viết: “Hiếu dũng, tật bần, loạn dã. Nhân nhi bất nhân, tật chi dĩ thậm, loạn dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ hiếu dũng mà lại ghét cảnh nghèo khổ thì sẽ làm loạn. Người bất nhân mà bị ghét bỏ thái quá thì sẽ nổi loạn”.
Tử viết: “Hiếu dũng, tật bần, loạn dã. Nhân nhi bất nhân, tật chi dĩ thậm, loạn dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ hiếu dũng mà lại ghét cảnh nghèo khổ thì sẽ làm loạn. Người bất nhân mà bị ghét bỏ thái quá thì sẽ nổi loạn”.
[8.11]
子曰:「如有周公之才之美,使驕且吝,其餘不足觀也已。」
Tử viết: “Như hữu Chu công chi tài chi mĩ, sử kiêu thả lận, kì dư bất túc quan dã dĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Như có tài năng tốt đẹp như Chu công, mà có tính kêu ngạo, biển lận, thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa”.
Tử viết: “Như hữu Chu công chi tài chi mĩ, sử kiêu thả lận, kì dư bất túc quan dã dĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Như có tài năng tốt đẹp như Chu công, mà có tính kêu ngạo, biển lận, thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa”.
[8.12]
子曰:「三年學,不至於穀,不易得也。」
Tử viết: “Tam niên học, bất chí ư cốc, bất dị đắc dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học ba năm mà không có ý cầu bổng lộc, dễ được mấy người?”.
Tử viết: “Tam niên học, bất chí ư cốc, bất dị đắc dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học ba năm mà không có ý cầu bổng lộc, dễ được mấy người?”.
[8.13]
子曰:「篤信好學,守死善道。危邦不人,亂邦不居,天下有道則見,無道則隱。邦有道,貧且賤焉,恥也,邦無道,富且貴焉,恥也。」
Tử viết: “Đốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo, nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư. Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn. Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã; bang vô đạo, phú thả quí yên, sỉ dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Vững tin đạo mà ham học, giữ đạo tới chết. Nước nguy đừng vào, nước loạn không ở. Thiên hạ chính trị tốt thì ra làm quan, chính trị hắc ám thì ở ẩn. Nước nhà có chính trị tốt mà mình nghèo hèn thì đáng xấu hổ, nước nhà chính trị hắc ám mà mình phú quí thì đáng xấu hổ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Vững tin đạo mà ham học, giữ đạo tới chết. Nước nguy đừng vào, nước loạn không ở. Thiên hạ chính trị tốt thì ra làm quan, chính trị hắc ám thì ở ẩn. Nước nhà có chính trị tốt mà mình nghèo hèn thì đáng xấu hổ, nước nhà chính trị hắc ám mà mình phú quí thì đáng xấu hổ”.
[8.14]
子曰:「不在其位,不謀其政。」
Tử viết: “Bất tại kì vị, bất mưu kì chính”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó”.
[8.15]
子曰:「師摯之始,關睢之亂,洋洋乎盈耳哉。」
Tử viết: “Sư Chí chi thủy, Quan thư chi loạn, dương dương hồ doanh nhĩ tai!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Quan thái sư Chí (nhạc trưởng) khi mới tấu nhạc (có sách dịch là khi mới nhậm chức), đoạn ông hợp tấu kết thúc Quan thư đẹp đẽ và vui tai thay!”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Quan thái sư Chí (nhạc trưởng) khi mới tấu nhạc (có sách dịch là khi mới nhậm chức), đoạn ông hợp tấu kết thúc Quan thư đẹp đẽ và vui tai thay!”.
[8.16]
子曰:「狂而不直,侗而不愿,悾悾而不信,吾不知之矣。」
Tử viết: “Cuồng nhi bất trực, đồng nhi bất nguyện, không không nhi bất tín, ngô bất tri chi hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ cuồng vọng mà không ngay thẳng; ngây thơ mà không trung hậu, bất tài (hoặc dại dột) mà không thủ tín, ta không biết hạng người đó ra sao!” (có ý chê là bỏ đi).
Dịch. – Khổng tử nói: “Kẻ cuồng vọng mà không ngay thẳng; ngây thơ mà không trung hậu, bất tài (hoặc dại dột) mà không thủ tín, ta không biết hạng người đó ra sao!” (có ý chê là bỏ đi).
[8.17]
子曰:「學如不及,猶恐失之。」
Tử viết: “Học như bất cập, do khủng thất chi”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học thì (phải gắng sức) như sợ không kịp, học được điều gì rồi thì sợ quên mất”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Học thì (phải gắng sức) như sợ không kịp, học được điều gì rồi thì sợ quên mất”.
[8.18]
子曰:「巍巍乎,舜禹之有天下也,而不與焉。」
Tử viết: “Nguy nguy hồ, Thuấn, Vũ chi hữu thiên hạ dã, nhi bất dự yên”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Vòi vọi thay, ông Thuấn và ông Vũ được thiên hạ (làm vua) mà chẳng lấy làm vui” (chẳng hưởng vinh hoa phú quí).
Chú thích. – Có người hiểu là … được thiên hạ mà không do mình cầu mong (ý nói hai ông đều được nhường ngôi). Lại có thuyết: “…được thiên hạ mà vô vi (chẳng làm gì cả)” vì được hiền thần giúp sức trị dân cho.
Dịch. – Khổng tử nói: “Vòi vọi thay, ông Thuấn và ông Vũ được thiên hạ (làm vua) mà chẳng lấy làm vui” (chẳng hưởng vinh hoa phú quí).
Chú thích. – Có người hiểu là … được thiên hạ mà không do mình cầu mong (ý nói hai ông đều được nhường ngôi). Lại có thuyết: “…được thiên hạ mà vô vi (chẳng làm gì cả)” vì được hiền thần giúp sức trị dân cho.
[8.19]
子曰:「大哉堯之為軍也,巍巍乎,唯天為大,唯堯則之,蕩蕩乎,民無能名焉。巍巍乎,其有成功也,煥乎,其有文章。」
Tử viết: “Đại tai, Nghiêu, Thuấn chi vi quân dã. Nguy nguy hồ, duy thiên vi đại, duy Nghiêu tắc chi. Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên. Nguy nguy hồ, kì hữu thành công dã. Hoán hồ, kì hữu văn chương”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lớn thay, sự nghiệp làm vua của ông Nghiêu, ông Thuấn. Vòi vọi thay, chỉ có trời là vĩ đại, và chỉ có vua Nghiêu là theo được trời. Lồng lộng thay, dân chúng không tìm được lời nào để khen cho đúng (đức nghiệp) của ông. Vòi vọi thay, sự thành công của ông. Rực rỡ thay, lễ nhạc và chế độ của ông”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Lớn thay, sự nghiệp làm vua của ông Nghiêu, ông Thuấn. Vòi vọi thay, chỉ có trời là vĩ đại, và chỉ có vua Nghiêu là theo được trời. Lồng lộng thay, dân chúng không tìm được lời nào để khen cho đúng (đức nghiệp) của ông. Vòi vọi thay, sự thành công của ông. Rực rỡ thay, lễ nhạc và chế độ của ông”.
[8.20]
舜有臣五人,而天下治。武王曰:「予有亂臣十人。」孔子曰:「才難,不其然乎,唐虞之際,於斯為盛,有婦人焉,九人而已。三分天下有其二,以服事殷,周之德,其可謂至德也已矣。」
“Thuấn hữu thần ngũ nhân nhi thiên hạ trị. Vũ vương viết: “Dư hữu loạn thần thập nhân”. Khổng tử viết: “Tài nan, bất kì nhiên hồ? Đường, Ngu chi tế, ư tư vi thịnh. Hữu phụ nhân yên, cửu nhân nhi dĩ. - Tam phân thiên hạ hữu kì nhị, dĩ phục sự Ân. Chu chi đức, kì khả vị chí đức dã dĩ hĩ”.
Dịch. – Ông Thuấn có năm hiền thần mà thiên hạ thịnh trị. Ông Võ vương (nhà Chu) nói: “Ta có mười đại thần trị thiên hạ”. Khổng tử nói: (Người ta thường bảo) khó kiếm được nhân tài. Lời đó chẳng đúng ư? So với đời Đường (vua Nghiêu), đời Ngu (vua Thuấn) thì đời này (Văn vương, Võ vương nhà Chu) nhân tài nhiều hơn, nhưng trong số đó có một người đàn bà, thành thử chỉ còn chín người thôi. – Vua Văn vương (cha Võ vương) được hai phần ba thiên hạ theo mình mà vẫn thần phục nhà Ân. Đức của nhà Chu như vậy, có thể nói là cực cao”.
Chú thích. – Năm vị hiền thần của vua Thuấn là: Vũ, Tắc, Tiết, Cao Dao, Bá Ích.- Mười vị hiền thần của Võ vương là: Chu công, Triệu công, Khương Thượng, Tất công, Vinh công, Thái Điên, Hoành Yêu, Tán Nghi Sanh, Nam Cung Quát và bà Ấp Khương, vợ Võ vương. Loạn thần ở đây có nghĩa là bề tôi giỏi trị loạn.
Dịch. – Ông Thuấn có năm hiền thần mà thiên hạ thịnh trị. Ông Võ vương (nhà Chu) nói: “Ta có mười đại thần trị thiên hạ”. Khổng tử nói: (Người ta thường bảo) khó kiếm được nhân tài. Lời đó chẳng đúng ư? So với đời Đường (vua Nghiêu), đời Ngu (vua Thuấn) thì đời này (Văn vương, Võ vương nhà Chu) nhân tài nhiều hơn, nhưng trong số đó có một người đàn bà, thành thử chỉ còn chín người thôi. – Vua Văn vương (cha Võ vương) được hai phần ba thiên hạ theo mình mà vẫn thần phục nhà Ân. Đức của nhà Chu như vậy, có thể nói là cực cao”.
Chú thích. – Năm vị hiền thần của vua Thuấn là: Vũ, Tắc, Tiết, Cao Dao, Bá Ích.- Mười vị hiền thần của Võ vương là: Chu công, Triệu công, Khương Thượng, Tất công, Vinh công, Thái Điên, Hoành Yêu, Tán Nghi Sanh, Nam Cung Quát và bà Ấp Khương, vợ Võ vương. Loạn thần ở đây có nghĩa là bề tôi giỏi trị loạn.
[8.21]
子曰:「禹吾無間然矣,菲飲食,而致孝乎鬼神,惡衣服,而致美乎黻冕,卑宮室,而盡力乎溝恤,禹吾無間然矣。」
Tử viết: “Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu húc[2]. Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chẳng chê vua Vũ (nhà Hạ) vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỉ thần rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế, lẽ phúc rất đẹp;cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (ám chỉ công việc của Vũ). Vua Vũ, ta chẳng chê vào đâu được cả”.
Chú thích. – Phất và miện là áo và mũ khi tế.
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chẳng chê vua Vũ (nhà Hạ) vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỉ thần rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế, lẽ phúc rất đẹp;cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (ám chỉ công việc của Vũ). Vua Vũ, ta chẳng chê vào đâu được cả”.
Chú thích. – Phất và miện là áo và mũ khi tế.