Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Thủ chu đãi thố 守株待兔

Bài 6 (第六課): 守株待兔 Shǒu Zhū Dài Tù (Thủ chu đãi thố)

Phần 1. Bài đọc

聖 人 不 期 脩 古 ,不 法 常 可 ,論 世 之 事 ,因 為 之 備 。宋 人 有 耕 者 ,田 中 有 株 ,兔 走 觸 株 ,折 頸 而 死 ;因 釋 其 耒 而 守 株 ,冀 復 得 兔 。兔 不 可 復 得 ,而 身 為 宋 國 笑 。今 欲 以 先 王 之 政 ,治 當 世 之 民 ,皆 守 株 之 類 也 。

Shèng rén bù qī xiū gǔ, bù fǎ cháng kě, lùn shì zhī shì, yīn wèi zhī bèi. Sòng rén yǒu gēng zhě, tián zhōng yǒu zhū, tù zǒu chù zhū, zhé jǐng ér sǐ; yīn shì qí lěi ér shǒu zhū, jì fù dé tù. Tù bù kě fù dé, ér shēn wéi sòng guó xiào. Jīn yù yǐ xiān wáng zhī zhèng, zhì dāng shì zhī mín, jiē shǒu zhū zhī lèi yě.

Phiên âm Hán Việt:

Thánh nhân bất kỳ tu cổ,bất pháp thường khả,luận thế chi sự,nhân vi chi bị 。Tống nhân hữu canh giả,điền trung hữu chu,thố tẩu xúc chu,chiết cảnh nhi tử;nhân thích kì lỗi nhi thủ chu ,kí phục đắc thố 。Thố bất khả phục đắc ,nhi thân vi Tống quốc tiếu 。Kim dục dĩ tiên vương chi chánh ,trị đương thế chi dân ,giai thủ chu chi loại dã 。

Phần 2. Từ ngữ

bèi 備 (bị) dự sẵn
cháng kě 常可 (thường khả) thông lệ
chù 觸 (xúc) húc, đâm
dài 待 (đãi) đợi
dāngshì 當世 (đương thế) thời đại hiện tại
fǎ 法 (pháp) làm theo khuôn phép
fù 復 (phục) lại
gēng 耕 (canh) cày ruộng
gǔ 古 (cổ) lối mòn của người xưa
jì 冀 hy vọng
jǐng 頸 (cảnh) cái cổ
lěi 耒 (lỗi) cái cày
lèi 類 (loại) loại, kiểu
lùn 論 (luận) xem xét
mín 民 (dân) người dân
qī 期 (kì) trông chờ, mong mỏi
shēn 身 (thân) bản thân mình
shèngrén 聖人 (thánh nhân) người khôn ngoan, người hiền triết
shì 事 (sự) sự việc
shì 釋 (thích) bỏ
shǒu 守 (thủ) trông nom, giữ
sǐ 死 (tử) chết
tián 田 (điền) ruộng
tù 兔 (thố) thỏ
xiān wáng 先王 (tiên vương) vua đời trước
xiào 笑 (tiếu) cười
xiū 脩 (tu) tu sửa, học theo
yīn wèi 因為 (nhân vị) bởi vì, để mà
yù 欲 (dục) muốn
zhé 折 (chiết) gãy
zhèng 政 (chánh) cách cai trị đất nước
zhì 治 (trị) cai trị
zhū 株 (chu, châu) gốc cây

Phần 3. Ngữ pháp

1. Danh từ và động từ

Trong tiếng Hán, một từ có thể là danh từ hoặc là động từ. Một số từ là danh từ chỉ trong tiếng Hán hiện đại, nhưng có thể được dùng làm động từ trong tiếng Hán cổ đại. Ví dụ, từ 法 (pháp) là danh từ trong tiếng Hán hiện đại, nhưng nó có thể được dùng làm động từ trong tiếng Hán cổ đại. Nó nghĩa là 'luật', 'quy tắc' trong tiếng Hán hiện đại. Nhưng nó nghĩa là 'làm theo' trong tiếng Hán cổ đại. Tương tự, từ 可 (khả) trong 常可 (thường khả) là một động từ trong tiếng Hán hiện đại (nghĩa là ‘có thể’), nhưng lại là danh từ trong bài học này, có nghĩa là “thông lệ”. 不法常可 (bất pháp thường khả) phải được hiểu là 'không theo thông lệ'

2. Nghĩa của từ 之 (chi)

Nghĩa của từ 之 được xác định bởi ngữ cảnh. Trong bài học này, từ 之 có hai nghĩa, 'đại từ sở hữu' và 'đại từ nhân xưng'. 之 trong những cụm từ sau đây là đại từ sở hữu:

世之事 tình hình hiện tại của xã hội

先王之政 phương pháp cai trị của các vị vua xưa

當世之民 người dân đương thời

守株之類 loại người đợi thỏ dưới gốc cây

Tuy nhiên từ 之 trong 因為之備 là đại từ nhân xưng 'nó'. Từ này ám chỉ đến đối tượng được thảo luận trước đó. Trong ngữ cảnh riêng này, tác giả đang bàn về 世 (xã hội, thế gian).

3. Thực từ (實詞) và hư từ (虛詞)

Cần chú ý đến sự khác biệt giữa cái gọi là thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có nghĩa từ vựng học trong khi hư từ là những từ chỉ có nghĩa về mặt ngữ pháp. Hư từ còn được ám chỉ là từ có chức năng ngữ pháp.

Ví dụ thực từ trong bài học này: 株、兔、法、世……

Ví dụ hư từ trong bài học này: 之、為、而、因

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 6

論 語 / 學而第一 / 第六句
























Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 6

1. Âm Hán Việt

Tử viết ‘Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phàm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.’

2. Dịch nghĩa

Khổng tử nói: “Này đệ tử, khi ở nhà thì hiếu với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính trọng bậc trưởng bối, làm việc cẩn trọng và trung thực, thương người, gần gũi người có lòng nhân đức. Làm được bao nhiêu đó rồi, còn đủ sức nữa thì hãy học thêm văn chương.

Người dịch: Huỳnh Nhật Hà

Câu này nói về quy tắc đào tạo người trẻ tuổi – trước tiên là bổn phận sau đó đến thành tựu.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Đậu khấu 豆蔻

Đậu khấu (豆蔻 dòukòu) là cây họ gừng, thân rễ to bằng ngón tay, gốc bẹt, lá dài, quả hình trứng, dùng làm thuốc và gia vị. Song đậu khấu hay được dùng ẩn dụ để ví như người thiếu nữ độ tuổi 13-14. Phép ẩn dụ này có xuất xứ từ bài thơ Tặng biệt kỳ nhất của nhà thơ Đỗ Mục (杜牧).

赠别•其一Tặng biệt kỳ nhất Tặng lúc chia tay (I)
娉娉袅袅十三余
豆蔻梢头二月初
春风十里扬州路
卷上珠帘总不如
Phinh phinh niểu niểu thập tam dư
Đậu khấu sao đầu nhị nguyệt sơ
Xuân phong thập lý Dương Châu lộ
Quyển thượng châu liêm tổng bất như
Tuổi độ mười ba dáng mảnh mai
Như hoa đậu khấu mới giêng hai
Gió xuân mười dặm Dương Châu thổi
Rèm ngọc treo cao nào có ai.

Dịch nghĩa:

(Nàng ấy) mảnh mai yểu điệu, mới hơn mười ba tuổi,
(Tựa như) hoa đậu khấu trên ngọn cây mới nở vào đầu tháng hai.
Gió xuân thổi trên mười dặm đường Dương Châu,
Rèm ngọc đều cuốn lên, nhưng chẳng có ai giống như nàng.

Nhất tự sư bán tự sư 一字師,半字師

Đời Đường có một nhà sư tên là Tề Kỉ (齊己) rất thích làm thơ và rất khiêm nhường nhờ người khác chỉ giáo. Một lần, ông đã tự mình đem bài thơ “Tảo mai” của ông đến chỗ một nhà thơ rất nổi tiếng đương thời là Trịnh Cốc 鄭谷 (849-911) để được chỉ giáo. Trịnh Cốc đọc kỹ bài thơ của Tề Kỉ và sau đó nghiêm túc chỉ vào hai câu trong bài thơ: "Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai" rồi nói: “Sổ chi” phi “tảo” dã , vị nhược “nhất chi” giai " [数枝'非'早'也,未若'一枝'佳]( " Mấy cành" không phải là sớm , chưa hay bằng "một cành" ). Tề Kỷ bèn sửa thành: Tạc dạ nhất chi khai (Một cành đêm nở hoa) và nhận Trịnh Cốc làm "nhất tự sư " (thầy dạy một chữ).

Toàn bộ bài thơ “Tảo mai” sau khi được Trịnh Cốc chỉ giáo như sau:

早梅Tảo mai Mai nở sớm
萬木凍欲折,
孤根暖獨迴。
前村深雪裏,
昨夜一枝開。
風遞幽香出,
禽窺素艷來。
明年如應律,
先發望春臺。
Vạn mộc đống dục chiết,
Cô căn noãn độc hồi.
Tiền thôn thâm tuyết lý,
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương xuất,
Cầm khuy tố diễm lai.
Minh niên như ưng luật,
Tiên phát vọng xuân đài.
Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Vườn xuân sáng ánh tà.

Như vậy, chỉ cần thay đổi một chữ mà bài thơ trở nên hay hơn nhiều. Tề Kỉ tôn Trịnh Cốc làm thầy. Trịnh Cốc chỉ dạy có một chữ mà được làm thầy, nên có thành ngữ “nhất tự sư”. Về sau thành ngữ này được mở rộng thành “nhất tự sư, bán tự sư’ (一字師,半字師).

Ở Việt Nam chúng ta, có lẽ để giúp đọc thuận tai, ông cha ta đã thêm chữ “vi” vào rồi trở thành câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (一字為師,半字為師).

Yển miêu trợ trưởng 揠苗助長

Bài 5 (第五課 ): 揠苗助長 Yà Miáo Zhù Zhǎng (Yển miêu trợ trưởng)

Phần 1. Bài đọc

宋 人 有 閔 其 苗 之 不 長 而 揠 之 者 ,芒 芒 然 歸 ,謂 其 人 曰 :“今 日 病 矣 !予 助 苗 長 矣 !“其 子 趨 而 往 視 之 ,苗 則 槁 矣 !天 下 之 不 助 苗 長 者 寡 矣 。以 為 無 益 而 舍 之 者 ,不 耘 苗 者 也 。助 之 長 者 ,揠 苗 者 也 ;非 徒 無 益 ,而 又 害 之 。

Sòng rén yǒu mǐn qí miáo zhī bù zháng ér yà zhī zhě, máng máng rán guī, wèi qí rén yuē: "Jīn rì bìng yǐ! Yú zhù miáo zháng yǐ! " Qí zǐ qū ér wǎng shì zhī, miáo zé gǎo yǐ! Tiān xià zhī bù zhù miáo zhǎng zhě guǎ yǐ. Yǐ wéi wú yì ér shě zhī zhě, bù yún miáo zhě yě. Zhù zhī zhǎng zhě, yà miáo zhě yě; fēi tú wú yì, ér yòu hài zhī.

Phiên âm Hán Việt:

Tống nhân hữu mẫn kì miêu chi bất trưởng nhi yển chi giả , mang mang nhiên quy , vị kì nhân viết :" kim nhật bệnh hĩ ! dữ trợ miêu trưởng hĩ !" kì tử xúc nhi vãng thị chi , miêu tắc cảo hĩ ! thiên hạ chi bất trợ miêu trưởng giả quả hĩ 。 dĩ vi vô ích nhi xá chi giả , bất vân miêu giả dã 。 trợ chi trưởng giả , yển miêu giả dã ; phi đồ vô ích , nhi hựu hại chi 。

Phần 2. Từ ngữ

bìng 病 (bệnh) mệt mỏi
fēi 非 (phi) không
gǎo 槁 (cảo) khô
guǎ 寡 (quả) ít
guī 歸 (quy) trở về
hài 害 (hại) làm hỏng
máng máng 芒芒 (mang mang) mệt nhọc, bơ phờ
>> 芒 芒 然 歸 (mang mang nhiên quy) bơ phờ ra về
miáo 苗 (miêu) lúa non
mǐn 閔 (mẫn) lo lắng
qū 趨 (xúc) vội vã
shě 舍 (xả) bỏ, vứt đi
shì 視 (thị) nhìn, coi
wǎng 往 (vãng) đi đến
wèi 謂 (vị) nói
yà 揠 (yết, yển) kéo lên, nhổ lên
yì 益 (ích) có lợi ích
yòu 又 (hựu) lại
yú 予 (dư) ta, tôi
yún 耘 (vân) nhổ cỏ, làm cỏ
zé 則 (tắc) thì, do vậy
zháng 長 (trưởng) lớn
zhù 助 (trợ) giúp

Phần 3. Ngữ pháp

1. Từ danh từ hóa 者 (giả)

有……者, như đã giải thích ở Bài 3, từ danh từ hóa giúp cho cụm từ 閔其苗之不長而揠之者 trở thành cụm danh từ có nghĩa là 'người lo lúa non của mình không lớn mà kéo chúng lên'

2. Đại từ 其 (kì)

其 là một đại từ sở hữu, nghĩa là 'của nó, của anh ta, của bà ta, của ai đó'. Trong bài học này, 其 ám chỉ đến người đàn ông. 其苗 lúa non của ông ta, 其人 người nhà ông ta, 其子 con trai ông ta.

3. Từ kết thúc câu 矣 (hĩ)

矣 là một trợ từ xuất hiện ở cuối câu trần thuật chỉ cảm thán. (Từ này tương ứng với từ 啊 trong ngữ pháp tiếng Hán hiện đại)
今日病矣! Hôm nay tôi quá mệt rồi!

予助苗長矣! Tôi đã giúp lúa non lớn rồi!

苗則槁矣! Lúa non héo hết rồi!

天下之不助苗長者寡矣!Người không giúp lúa non lớn được trong thiên hạ ít thật!

4. Từ kết thúc câu 也 (dã)

也 là một trợ từ xuất hiện ở cuối câu để biểu thị phán đoán khẳng định.

以為無益而舍之者,不耘苗者也。 Người mà nghĩ việc đó vô ích mà từ bỏ chính là người không làm cỏ cho lúa non.

助之長者,揠苗者也。 Người giúp lúa non lớn chính là người kéo nó lên.

5. 非徒...,(而)又... (phi đồ … nhi hựu) không những … mà còn

非徒無益,而又害之 Không những vô ích mà còn gây hại.

Phần 4. Dịch nghĩa bài đọc

宋人有閔其苗之不長而揠之者,芒芒然歸,謂其人曰:“今日病矣!予助苗長矣!“其子趨而往視之,苗則搞矣!天下之不助苗長者寡矣。以為無益而舍之者,不耘苗者也。助之長者,揠苗者也;非徒無益,而又害之。

Nước Tống có người lo lúa non của mình không lớn mà kéo chúng lên, rồi phờ phạc trở về nhà, nói với người nhà rằng: “Hôm nay mệt quá rồi! Tôi đã giúp lúa non lớn lên rồi!”. Con trai ông ta vội vã đi xem, thì lúa non đã héo hết rồi! Người không giúp lúa non lớn được trong thiên hạ ít thật. Người mà nghĩ việc đó vô ích mà từ bỏ chính là người không làm cỏ cho lúa non. Người giúp lúa non lớn chính là người kéo nó lên; không những vô ích mà còn gây hại nữa.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 5

論 語 / 學而第一 / 第五句






使














Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 5

1. Âm Hán Việt

Tử viết ‘Đáo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì.’

2. Dịch nghĩa

Khổng tử nói: “Muốn cai trị một đất nước có ngàn cỗ xe, phải thận trọng trong mọi việc làm mà giữ chữ tín, của cải dùng tiết độ mà nghĩ thương yêu người, dùng dân làm gì phải tùy thời.”

Người dịch: Huỳnh Nhật Hà


Câu này nói đến những nguyên tắc cơ bản trong việc cai trị một đất nước lớn.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Tự tương mâu thuẫn 自相矛盾

Bài 4 (第四課): 自相矛盾 Zì Xiāng Máo Dùn (Tự tương mâu thuẫn)

Phần 1. Bài đọc

楚 人 有 鬻 盾 與 矛 者 ,譽 之 曰 :“吾 楯 之 堅 ,物 莫 能 陷 也 。”又 譽 其 矛 曰 :“吾 矛 之 利 ,於 物 無 不 陷 也 。”或 曰 :“以 子 之 矛 ,陷 子 之 盾 ,何 如 ?”其 人 弗 能 應 也 。夫 不 可 陷 之 盾 ,與 無 不 陷 之 矛 ,不 可 同 世 而 立 。

Chǔ rén yǒu yù dùn yǔ máo zhě, yù zhī yuē: "wú shǔn zhī jiān, wù mò néng xiàn yě. " Yòu yù qí máo yuē: "wú máo zhī lì, yú wù wú bù xiàn yě. " Huò yuē: "yǐ zǐ zhī máo, xiàn zǐ zhī dùn, hé rú?" Qí rén fú néng yìng yě. Fū bù kě xiàn zhī dùn, yǔ wú bù xiàn zhī máo, bù kě tóng shì ér lì.

Phiên âm Hán Việt:

Sở nhân hữu dục thuẫn dữ mâu giả ,dự chi viết : “ngô thuẫn chi kiên ,vật mạc năng hãm dã 。” Hựu dự kì mâu viết : “ngô mâu chi lợi ,ư vật vô bất hãm dã 。” Hoặc viết : “dĩ tử chi mâu ,hãm tử chi thuẫn ,hà như ?” Kì nhân phất năng ứng dã 。Phù bất khả hãm chi thuẫn ,dữ vô bất hãm chi mâu ,bất khả đồng thế nhi lập 。

Phần 2. Từ ngữ

dùn 盾 (thuẫn) / shǔn 楯 (thuẫn) cái thuẫn, cái mộc, cái khiên (binh khí thời xưa dùng để chống đỡ tên, mác, đao, thương, v.v.)
fú 弗 (phất) không
huò 或 (hoặc) người nào đó
jiān 堅 (kiên) mạnh, vững, chắc
lì 立 (lập) đứng, tồn tại
lì 利 (lợi) sắc, bén
máo 矛 (mao) cái mao (một thừ binh khí thời xưa như cái giáo, cán dài có mũi nhọn)
tóng 同 (đồng) cùng lúc
wù 物 (vật) sự việc
xiàn 陷 (hãm) đâm qua
yìng 應 (ứng) trả lời
yù 譽 (dự) khen ngợi
yù 鬻 (dục) bán

Phần 3. Ngữ pháp

1. Từ danh từ hóa 者 (giả)

有……者 (hữu … giả) như đã giải thích ở Bài 3, từ danh từ hóa (DTH) biến cụm từ 鬻盾與矛者 trở thành một cụm danh từ, có nghĩa là “người bán mâu và thuẫn”

2. Các từ phủ định 莫 (mạc), 不 (bất), 弗 (phất), 無 (vô)

Có 4 từ phủ định trong bài học này: 莫、不、弗 và 無.

2.1. 莫 (mạc) là đại từ bất định chỉ phủ định ám chỉ “không ai cả”, “chẳng gì cả”…

Ví dụ: 物莫能陷 (Vật mạc năng hãm) Không có gì đâm xuyên nó được.

Trong ngữ cảnh khác, 莫 có thể được hiểu là “chớ, đừng”.

Ví dụ: 君莫舞 (Quân mạc vũ) Anh chớ có múa.

2.2. 不 (bất): một từ phủ định phổ biến, nghĩa là không, chẳng

2.3. 弗 (phất): Trong bài học này 弗能 (phất năng) tương đương với 不能 (bất năng). Sự khác nhau giữa 不 và 弗 là ở chỗ 不 có thể tạo nghĩa phủ định cho cả động từ và tính từ trong khi 弗 chỉ có thể tạo nghĩa phủ định cho động từ mà thôi.

Ví dụ: 非議弗為 (Phi nghĩa phất vi) Chẳng phải nghĩa chẳng làm. >> Vi là động từ

2.4. 無 (vô): Từ này thực sự có hai trường hợp phủ định nhưng liên quan nhau. Trường hợp thứ nhất là từ trái nghĩa của động từ chỉ sự tồn tại有 (hữu), nghĩa là “có”: 無木 [vô mộc] "Không có cây nào." Trường hợp thứ hai được sử dụng để tạo các câu mệnh lệnh phủ định: 無來 [vô lai] "Đừng đến." Trong bài học này, nó được dùng kết hợp với từ phủ định khác là 不, tạo thành 無不 (vô bất) chỉ 'không có gì … là không'.

3. Giới từ 以 (dĩ)

Nó được dùng để tạo thành cụm giới từ khi kết hợp với danh từ hoặc đại từ đứng sau. Thông thường, cụm giới từ có vai trò như một phương tiện, một điều kiện hay một cách thức.

以子之矛,陷子之盾 (Dĩ tử chi mâu, hãm tử chi thuẫn) Dùng mâu của anh đâm thuẫn của anh.

4. Phân từ đầu câu 夫 (phù)

夫 là một phân từ nằm ở đầu câu. Nó không mang nghĩa từ vựng. Nó chỉ hàm ý câu đứng sau là sự tiếp tục cho các câu trước.

Phần 4. Dịch nghĩa bài đọc

Nước Sở có người bán thuẫn và mâu, người đó khen: “Thuẫn của tôi rất chắc chắn, không gì có thể đâm thủng được.” Lại khen mâu của mình: “Mâu của tôi rất sắc nhọn, không gì là không thể đâm thủng được.” Có người hỏi: “Lấy mâu của anh đâm thuẫn của anh thì thế nào?” Người đó không biết trả lời thế nào. Ôi thuẫn không có gì đâm thủng được, mà mâu không gì là không thể đâm thủng được, thì không thể nào cùng lúc tồn tại được.

Khắc chu cầu kiếm 刻舟求劍

Bài 3 (第三課): 刻舟求劍 Kè Zhōu Qiú Jiàn (Khắc chu cầu kiếm)

Phần 1. Bài đọc

楚 人 有 涉 江 者 ,其 劍 自 舟 中 墜 於 水 。遽 契 其 舟 ,曰 :“是 吾 劍 之 所 從 墜 。”舟 止 ,從 其 所 契 者 入 水 求 之 。舟 已 行 矣 ,而 劍 不 行 。求 劍 若 此 ,不 亦 惑 乎 !

Chǔ rén yǒu shè jiāng zhě, qí jiàn zì zhōu zhōng zhuì yú shuǐ. Jù qì qí zhōu, yuē: "shì wú jiàn zhī suǒ cóng zhuì. " Zhōu zhǐ, cóng qí suǒ qì zhě rù shuǐ qiú zhī. Zhōu yǐ xíng yǐ, ér jiàn bù xíng. Qiú jiàn ruò cǐ, bù yì huò hū!

Phiên âm Hán Việt:

Sở nhân hữu thiệp giang giả , kì kiếm tự chu trung trụy ư thủy 。 Cự khế kì chu , viết :“ thị ngô kiếm chi sở tòng trụy 。” Chu chỉ , tòng kì sở khế giả nhập thủy cầu chi 。 Chu dĩ hành hĩ , nhi kiếm bất hành 。 Cầu kiếm nhược thử , bất diệc hoặc hồ !

Phần 2. Từ ngữ

chǔ 楚 (Sở) nước Sở (hiện nay bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Triết Giang và phần phía nam tỉnh Hà Nam – Trung Quốc)
>> 楚人 (Sở nhân) người nước Sở
cǐ 此 (thử) này, thế này
cóng 從 (tùng) từ
huò 惑 (hoặc) nghi hoặc, không hiểu biết
jiàn 劍 (kiếm) gươm, kiếm
jiāng 江 (giang) sông
jù 遽 (cự) vội vã, lập tức
kè 刻 (khắc) khắc vào
qì 契 (khế) ước, làm dấu
qiú 求 (cầu) tìm
ruò 若 (nhược) giống như >> 若此 như thế này
shè 涉 (thiệp) băng qua, lội qua (sông)
shuǐ 水 (thủy) nước
wú 吾 (ngô) đại từ chỉ “tôi”
yǐ 已 (dĩ) đã
yì 亦 (diệc) cũng, quả thực
zhōu 舟 (chu) thuyền
zhuì 墜 (trụy) rơi
zì 自 (tự) từ

Phần 3. Ngữ pháp

1. Từ danh từ hóa 者 (giả)

* Từ 者 trong câu 楚人有涉江者 là từ danh từ hóa (DTH) giúp cho cụm từ 涉江者 trở thành một cụm danh từ, chỉ 'người đi qua sông'.

đi qua sông DTH

Câu 楚人有涉江者 có thể được dịch nghĩa là 'Trong người nước Sở, có một người đang đi qua sông'.

ĐaT khắc DTH

Câu 從其所契者 có thể được dịch là ‘từ chỗ đó một cái dấu được khắc lên’

2. Các giới từ 自 (tự)、於 (ư)、從 (tùng)

* Trong bài học này có 3 giới từ: 自、於、從. Trong đó 自 và 從 đều có nghĩa là “từ”, thì 於 có nghĩa là “ở. Nghĩa riêng biệt của một giới từ phụ thuộc vào ngữ cảnh xuất hiện giới từ đó.

自 舟中 từ chiếc thuyền
從 其所契者 từ chỗ ấy mà một cái dấu được khắc lên
於 水 ở dưới nước, ở dưới sông

3. Các từ có chức năng ngữ pháp 所 (sở), 之 (chi)

Phần 4. Dịch nghĩa bài đọc

Nước Sở có người đi qua sông. Bỗng thanh kiếm của người đó rơi xuống nước, người đó vội vàng khắc một cái dấu lên thuyền, nói: “đây là nơi kiếm ta rơi”. Thuyền đỗ lại, anh ta liền tìm đúng vết khắc đó lặn xuống nước tìm thanh kiếm. Thuyền đã di chuyển, mà kiếm thì không di chuyển. Tìm kiếm như vậy, chẳng phải là không hiểu biết gì sao?

* Thành ngữ Khắc chu cầu kiếm (khắc thuyền tìm kiếm) nói về người cố chấp, đầu óc hẹp hòi nhưng chỉ cho ý kiến của mình là đúng, không chịu suy xét, tìm hiểu sự việc.

* Câu chuyện về anh chàng khắc chu cầu kiếm có xuất xứ từ thiên Sát Kim, sách Lã Thị Xuân Thu 《 吕氏春秋 • 察今》 của Lã Bất Vi.

Huỳnh Nhật Hà (黃日河) biên soạn theo sách Long Văn Mặc Ảnh (龍文墨影) của cố giáo sư Gregory Chiang.

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 4

論語 / 學而第一 / 第四句



























Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 4


1. Âm Hán Việt

Tăng tử viết ‘ngô nhật tam tỉnh ngô thân ─ vị nhân mưu nhi bất trung hồ、dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ、truyền bất tập hồ’.


2. Dịch nghĩa

Mỗi ngày tôi tự nhắc nhở mình ba điều: Khi mưu tính việc cho người, tôi có trung thực hay không? Khi kết giao với bạn hữu, tôi có giữ chữ tín hay không? Khi dạy người khác làm việc gì, tôi có tự mình thực hành hay không?



Người dịch: Huỳnh Nhật Hà


Câu này nói về cách thức thầy Tăng Tử tự xét mình, để tránh phạm lỗi lầm áp đặt người khác.

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 3

論 語 / 學而第一 / 第三句










Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 3

1. Âm Hán Việt

Tử viết ‘Xảo ngôn lệnh sắc , tiển hĩ nhân.’

2. Dịch nghĩa

Khổng tử nói: “Người có lời nói khéo léo, sắc mặt giả dối, thì kẻ ấy ít có lòng nhân.”

Người dịch: Huỳnh Nhật Hà


Câu này ám chỉ người có vẻ bề ngoài giả dối thường đáng ngờ.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Xuân lộ thu sương nghĩa là gì?

春露秋霜 chūn lù qiū shuāng
>> Âm Hán Việt: Xuân lộ thu sương

1. Ý nghĩa: ví như ân trạch và uy nghiêm, thường dùng để tưởng nhớ tổ tiên

2. Xuất xứ: Thành ngữ Xuân lộ thu sương có xuất xứ từ thiên 19 Chiếu Sách (诏策第十九), sách Văn Tâm Điêu Long (文心雕龙) của tác giả Lưu Hiệp (刘勰) ở nước Lương thời Nam Triều (南朝 • 梁) có đoạn viết: “ 眚灾肆赦, 则文有春露之滋 ; 明罚敕法, 则辞有秋霜之烈”

Âm Hán Việt là: “sảnh tai tứ xá,tắc văn hữu xuân lộ chi tư;minh phạt sắc pháp,tắc từ hữu thu sương chi liệt”

Tạm dịch nghĩa như sau: ân xá tai vạ lỗi lầm thì trong văn ắt có đầy ân trạch (của vua); sắc pháp mà hình phạt sáng suốt thì trong từ ắt có thừa uy nghiêm.

Câu trên nằm trong đoạn văn sau đây trong thiên Chiếu Sách, sách Văn Tâm Điêu Long.

夫王言崇秘,大观在上,所以百辟其刑,万邦作孚。故授官选贤,则义炳重离之辉;优文封策,则气含风雨之润;敕戒恒诰,则笔吐星汉之华;治戎燮伐,则声有洊雷之威;眚灾肆赦,则文有春露之滋;明罚敕法,则辞有秋霜之烈:此诏策之大略也。

* Thành ngữ Xuân lộ thu sương thường xuất hiện trong những câu đối, trong những bức hoành phi, nó biểu hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, biểu hiện lòng tôn kính đối với ơn đức của tổ tiên.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Đình tiền bất khả thực tiêu tang

Tại sao không nên trồng chuối trước nhà?

Khi lý giải câu hỏi “Tại sao không nên trồng chuối trước nhà?”, có người cho rằng cây chuối chủ yếu sống nơi đất ẩm, tàu lá thường tả tơi, xơ xác sau những trận mưa to hoặc gió bão, có những buồng chuối quá nặng làm đổ gục cả cây, có thể vì thế người ta tránh không trồng chuối phía trước nhà. Người khác thì cho rằng cây chuối được ví như thân phận người đàn bà, mà ngày xưa người đàn bà không được tôn trọng cho nên không trồng cây chuối trước nhà. Cũng có người nói rằng cây chuối có ma nên không thể trồng trước nhà.

Thiết nghĩ những lý giải như trên có phần võ đoán. Thực ra, tục không trồng cây chuối trước nhà có từ rất lâu nên trong dân gian có câu tục ngữ “Chuối đằng sau, cau đằng trước”. Xét về phương diện chữ Hán, có câu 庭前不可植蕉桑 (Đình tiền bất khả thực tiêu tang), nghĩa là “Trước sân không nên trồng chuối và dâu”. Từ tiêu tang (蕉桑) đồng âm với từ tiêu tang (消喪), nghĩa là mất mát, tiêu tan. Chính vì cớ này mà khi nói đến tiêu tang (chuối và dâu) thì liên tưởng đến sự không may mắn, cho nên ông bà ta không trồng chuối và dâu trước nhà là lẽ như vậy.

Xét về phương diện tiếng Việt, người miền Nam thường đọc chữ “chuối” như chữ “chúi” (nghĩa là ngã xuống) cho nên từ chuối liên tưởng đến sự không may mắn, chính vì thế mà người miền Nam cũng không trồng chuối trước nhà.

Qua lý giải này, hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về một phong tục cổ truyền và giúp làm giàu thêm vốn từ chữ Hán của bạn.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 2

論 語 / 學而第一 / 第二句














































Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 2

1. Âm Hán Việt

Hữu tử viết ‘Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi háo phạm thượng giả, tiển hĩ, bất háo phạm thượng, nhi háo tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bản dư.’

2. Dịch nghĩa

Hữu Tử (học trò Khổng Tử) nói: Phàm những người có nết hiếu đễ mà thích làm trái ngược người trên thì thật ít thấy; người mà không thích xúc phạm người trên, mà lại ưa làm loạn, ta cũng chưa từng thấy. Người quân tử chú trọng cái gốc, gốc mà bền vững thì đạo từ đó sinh ra. Người giữ nết hiếu đễ, há chẳng phải là gốc của lòng nhân hay sao?”.


Người dịch: Huỳnh Nhật Hà


Câu này ý nói, hiếu thảo và biết đạo xử với anh là nền tảng của tất cả các chuẩn mực đạo đức.

Hữu Tử (518 tr.CN ~?), tên là Nhược (若), tự là Tử Hữu (子有). Người nước Lỗ thời Xuân Thu. Ông là một trong 72 học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử.

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 1

論 語 / 學而第一 / 第一句






























Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 1

1. Âm Hán Việt

Tử viết ‘Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ, hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ, nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ’.

2. Dịch nghĩa

Khổng Tử nói: “Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư? Có bạn từ phương xa tới đàm đạo, cũng chẳng vui sướng ư? Người đời không biết đến mình, cũng chẳng vì thế mà buồn, như vậy há chẳng phải là bậc quân tử sao?

Người dịch: Huỳnh Nhật Hà


Câu này nói về cả sự nghiệp học tập và thành tựu của một người học tập, ban đầu hoàn thiện kiến thức, về sau nhờ danh tiếng của mình mà kết giao nhiều bạn tốt, và sau cùng hoàn thiện chính mình.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Tinh Vệ điền hải 精衛填海

Bài 2 (第二課): 精衛填海 Jīng Wèi Tián Hǎi (Tinh Vệ Điền Hải)

Phần 1. Bài đọc

發 鳩 之 山 ,其 上 多 柘 木 ,有 鳥 焉 。其 狀 如 烏 ,文 首 ,白 喙 ,赤 足 ,名 曰 “精 衛 ”,其 鳴 自 詨 。是 炎 帝 之 少 女 ,名 曰 “女 娃 ”。女 娃 游 於 東 海 ,溺 而 不 返 ,故 為 精 衛 。常 銜 西 山 之 木 石 ,以 堙 於 東 海 。

Fā jiū zhī shān, qí shàng duō zhè mù, yǒu niǎo yān. Qí zhuàng rú wū, wén shǒu, bái huì, chì zú, míng yuē "jīng wèi", qí míng zì jiào. Shì yán dì zhī shào nǚ, míng yuē "nǚ wá". Nǚ wá yóu yú dōng hǎi, nì ér bù fǎn, gù wéi jīng wèi. Cháng xián xī shān zhī mù shí, yǐ yīn yú dōng hǎi.

Phiên âm Hán Việt:

Phát Cưu chi san , kì thượng đa chá mộc , hữu điểu yên 。 Kì trạng như ô , văn thủ , bạch uế , xích túc , danh viết “ tinh vệ ”, kì minh tự giảo。 Thị Viêm đế chi thiếu nữ , danh viết “ Nữ Oa ”。 Nữ Oa du ư Đông Hải , nịch nhi bất phản , cố vi tinh vệ 。 Thường hàm Tây san chi mộc thạch , dĩ nhân ư Đông Hải 。

Phần 2. Từ ngữ

bái 白 (bạch) trắng
chì 赤 (xích) đỏ
dì 帝 (đế) vua >> 炎帝 (Viêm đế), vua Viêm đế, một vị vua trong truyền thuyết Trung Quốc
dōng 東 (đông) phía đông >>東 海 (Đông Hải) biển Đông
Fā jiū 發鳩 (Phát Cưu), tên một ngọn núi ở tỉnh Sơn Tây
fǎn 返 (phản) trở lại
jiào 詨 (giảo) gọi
jīng wèi 精衛 (tinh vệ) chim Tinh Vệ
míng 鳴 (minh) tiếng kêu của loài chim
mù 木 (mộc) cây >>柘 木 (chá mộc) cây dâu chá (một thứ cây giống cây dâu chăn tằm được)
nì 溺 (nịch) chết đuối
niǎo 鳥 (điểu) chim
nǚ 女 (nữ) con gái
rú 如 (như) giống như
shǒu 首 (thủ) cái đầu >> 文首 (văn thủ) đầu có hoa văn sặc sỡ
tián 填 (điền) lấp
nǚ wā 女娃 (Nữ Oa) tên con gái vua Viêm đế
wū 烏 (ô) con quạ
xián 銜 (hàm) ngậm trong miệng
yīn 堙 (nhân) lấp
yóu 游 (du) đi chơi, bơi
zhuàng 狀 (trạng) hình dạng

Phần 3. Ngữ pháp

1. Chủ đề của câu

* Trong câu sau đây, phần được gạch chân là chủ đề của câu. Chủ đề (CĐ) là đối tượng trọng tâm được nói đến. Một khi nó được đề cập thì nó có thể được giản lược trong những câu tiếp theo trong đoạn văn.

發鳩之山,其上拓木,
CN ĐT TN ĐT TN Đại từ
Núi Phát Cưuđỉnh của nó (có) nhiều cây dâu chá chim ở đó

* Trong các câu sau đây, chủ đề đã được giới thiệu bởi câu trước, đó là 鳥. Tất cả những câu tiếp theo nói về loài chim này.

其狀如烏,文首,白喙,赤足,名曰“精衛”,其鳴自詨。
Hình dạng của nó như con quạ đầu sặc sỡ mỏ trắng chân đỏ tên là Tinh Vệ tiếng kêu của nó giống như tên của nó

* Trong câu 是炎帝之少女, chủ đề được hiểu ngầm là 鳥. Câu này giới thiệu một chủ đề khác là 少女 được giản lược trong câu 名曰“女娃”.

是炎帝之少女,名曰“女娃”。
(Con chim này) là cô con gái trẻ của vua Viêm đế, (cô ấy) tên là "Nữ Oa".

* Chủ đề đã được giới thiệu 娃 là chủ ngữ trong câu:

(女娃)溺而不返,(女娃)故為精衛。
(Nữ Oa) bị chết đuối và không trở về được, (Nữ Oa) do đó đã hóa thành chim Tinh Vệ.

* Câu cuối cùng 常銜西山之木石,以堙於東海 cũng nói về loài chim này. Vì vậy chủ đề được hiểu ngầm là 鳥.

常銜西山之木石,以堙於東海
(Con chim này) thường ngậm gỗ và đá từ núi Tây để lấp biển Đông Hải.

2. Các từ chức năng ngữ pháp 之,焉,於,故,以

2.1. Giới từ 之 (chi)

- của, thuộc về
>> dân chi phụ mẫu 民之父母 cha mẹ của dân

- không có nghĩa
>> bần khổ chi nhân 貧苦之人 người nghèo khó

2.2. Chỉ thị đại từ 焉 (yên): cái đó, ở đó, vào đó

>> Tâm bất tại yên 心不在焉 Tâm hồn ở những đâu đâu

2.3. Giới từ 於 (ư): ở, ở tại

>> Chu hành ư hải 舟行於海 Thuyền đi trên biển

2.4. Liên từ 故 (cố): cho nên

2.5. Giới từ 以 (dĩ): để

Phần 4. Dịch nghĩa bài đọc

Núi Phát Cưu có nhiều cây dâu chá. Có loài chim đậu trên đó, trông như con quạ, đầu có hoa văn sặc sỡ, mỏ trắng, chân đỏ, tên là Tinh Vệ, tiếng kêu như gọi tên nó. Đó là người con gái trẻ của vua Viêm đế, tên là Nữ Oa. Nữ Oa đi chơi ở biển Đông, bị chết đuối không về được, hóa thành chim Tinh Vệ, thường ngậm gỗ đá ở núi Tây để lấp biển Đông.

* Thành ngữ Tinh Vệ điền hải (Tinh Vệ lấp biển) nói về ý chí của người bị oan ức quyết trả thù

* Câu chuyện Tinh Vệ điền hải có xuất xứ từ thiên Bắc Sơn Kinh thuộc sách Nam Hải Kinh 《 山海经 • 北山经》là một bộ cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc.

Huỳnh Nhật Hà (黃日河) biên soạn theo sách Long Văn Mặc Ảnh (龍文墨影) của cố giáo sư Gregory Chiang.

Ma xử thành châm 磨杵成鍼

Bài 1 (第一課): 磨杵成鍼 Mó Chǔ Chéng Zhēn (Ma xử thành châm)

Phần 1. Bài đọc

李 白 少 讀 書 ,未 成 棄 去 。道 逢 老 嫗 磨 杵 ,白 問 其 故 ,曰 :“作 鍼 。”白 感 其 言 ,遂 卒 業 。

Lǐ Bái shào dú shū, wèi chéng qì qù. Dào féng lǎo yù mó chǔ, Bái wèn qí gù, yuē: "Zuò zhēn." Bái gǎn qí yán, suì zú yè.

Phiên âm Hán Việt:

Lí Bạch thiếu độc thư , vị thành khí khứ 。 Đạo phùng lão ẩu ma xử , Bạch vấn kì cố , viết :“ tác châm 。” Bạch cảm kì ngôn , toại tuất nghiệp 。

Phần 2. Từ ngữ

chǔ 杵 (xử) cái chày (sắt) >>磨杵 (ma xử) mài sắt
dào 道 (đạo) đường đi, trên đường đi
dú 讀 (độc) đọc >>讀書 (độc thư) đọc sách
féng 逢 (phùng) gặp
gǎn 感 (cảm) cảm hóa
gù 故 (cố) nguyên cớ
lǎo 老 (lão) già >>老嫗 (lão ẩu) bà già
qù 去 (khứ) đi
shào 少 (thiếu) trẻ
wèn 問 (vấn) hỏi
yán 言 (ngôn) lời nói
yè 業 (nghiệp) nghề nghiệp >>卒業 (tuất nghiệp) trọn nghiệp, tốt nghiệp
yuē 曰 (viết) nói, trả lời
zhēn 鍼(針) (châm) kim khâu
zuò 作 (tác) làm

Tập viết

ĐạoĐộcThưCảmLãoKhứThiếuVấnNgônNghiệpBinh

Phần 3. Ngữ pháp

1. Trật tự từ
* Trật tự từ trong chữ Hán dựa theo cấu trúc cơ bản: Chủ ngữ (CN) + Động từ (ĐT) + Tân ngữ (TN).

(李)白其故
CNĐTTN
Lí Bạchhỏi nguyên cớ của nó.

* Ngoài các thành phần cơ bản là CN, ĐT và TN, có thể có thành phần khác trong câu như Phó từ (PT).

李白
CNPTĐTTN
Lí Bạch hồi nhỏ đọc sách.

李白老嫗
CNPTĐTTN
Lí Bạchtrên đườnggặpbà lão.

* Trong một số câu, không có tân ngữ nhưng có một hoặc nhiều động từ (chuỗi động từ).

ĐTĐTĐT
Chưathànhbỏđi

PĐ: yếu tố phủ định

2. Câu tỉnh lược
* Câu trong Hán văn thường tỉnh lược một số chủ ngữ khi chủ ngữ được hiểu ngầm theo ngữ cảnh. Trong bài học này, chủ ngữ là Lí Bạch. Do đó Lí Bạch thường được tỉnh lược đi, hoặc họ Lí được tỉnh lược.

(李白)未成棄去。Lí Bạch chưa hoàn thành việc học đã bỏ đi.
(李白)道逢老嫗 Lí Bạch gặp bà lão trên đường đi.
(李)白問其故 Lí Bạch hỏi nguyên cớ sự việc đó.
(李)白感其言 Lí Bạch cảm hóa bởi lời nói của bà.
(李白)遂卒業 Lí Bạch sau đó đã hoàn thành việc học của mình.

* Một phép tỉnh lược chủ ngữ khác trong bài học này là danh từ 老嫗 'bà lão' và 'Tôi' trước động từ 作鍼 'làm kim khâu':

(老嫗)曰:“作鍼。” Bà lão nói: '(Tôi) đang làm kim khâu.'

3. Câu kiêm ngữ
* Câu kiêm ngữ là câu có hai phần, tân ngữ của phần thứ nhất là chủ ngữ của phần thứ hai. Tân ngữ có chức năng này gọi là kiêm ngữ (KN).

(李白)老嫗
CNPTĐTKNĐTTN
Lí Bạchtrên đườnggặpbà lãođang màisắt.

4. Đại danh từ 其 (kỳ)

của nó, của họ, của mình, của ai

>> Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự 先生不知何許人也, 亦不詳其姓字.
Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.

5. Phó từ 遂 (toại)

nhân, bèn, rồi thì, cuối cùng

>> Toại bất phục kiến 遂不復見 Rồi thì chẳng thấy nữa

Phần 4: Dịch nghĩa bài đọc

Lí Bạch thuở nhỏ đã không hoàn tất việc học của mình và rời khỏi trường học. Trên đường đi ông đã gặp một bà lão đang mài một thanh sắt. Lí Bạch rất ngạc nhiên nên hỏi bà lão tại sao làm vậy. Bà lão trả lời rằng bà sử dụng nó để làm kim khâu. Lí Bạch sau khi nghe những lời của bà lão thì rất cảm động, vì vậy học tập chăm chỉ và hoàn thành sự nghiệp học tập của mình.

Huỳnh Nhật Hà (黃日河) biên soạn theo sách Long Văn Mặc Ảnh (龍文墨影) của cố giáo sư Gregory Chiang.

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Danh mục 214 bộ thủ chữ Hán

Bộ thủ (部首) là một thành phần cốt yếu của từ điển tiếng Hán. Danh mục bộ thủ chữ Hán đóng vai trò na ná như một "bộ chữ cái" tiếng Hán. Mọi chữ tượng hình của tiếng Hán đều được phân vào các bộ thủ và những chữ thuộc cùng một bộ thủ lại được chia theo số nét (畫 / họa). Số nét thay đổi từ 1 đến 17. Những chữ thuộc cùng một bộ thủ được xếp theo số nét cộng thêm vào số nét của bộ thủ. Tuy nhiên đối với người chưa thạo thì không phải bao giờ cũng dễ nhận biết đúng số nét chữ.

Trong lịch sử ngôn ngữ Trung Hoa, đã có vài hệ thống bộ thủ. Hệ thống dưới đây là hệ thống bộ thủ Unicode, dựa trên 214 bộ thủ truyền thống trong tự điển Khang Hy. Sự khác nhau chủ yếu giữa các bộ thủ Unicode và các bộ thủ Khang Hy là hệ thống Unicode đã được mở rộng để thâu tóm không chỉ các chữ Hán phồn thể, mà cả các chữ Hán giản thể ra đời sau này và được dùng rộng rãi ở Trung Quốc hiện nay, ngoài ra còn bao gồm cả các chữ chỉ sử dụng ở Nhật Bản và Triều Tiên (Hàn Quốc).

1 nét
1.一, tên Hán Việt: nhất (bính âm: yi), ý nghĩa: (số) một
2.丨 tên Hán Việt: cổn (bính âm: kǔn), ý nghĩa: nét sổ
3.丶 tên Hán Việt: chủ (bính âm: zhǔ), ý nghĩa: điểm, chấm
4.丿 hoặc 乀 hoặc 乁 tên Hán Việt: phiệt (bính âm: piě), ý nghĩa: nét sổ xiên qua trái
5.乙 hoặc 乚 hoặc 乛 tên Hán Việt: ất (bính âm: yī), ý nghĩa: vị trí thứ 2 trong thiên can
6.亅 tên Hán Việt: quyết (bính âm: jué), ý nghĩa: nét sổ có móc
2 nét
7.二 tên Hán Việt: nhị (bính âm: ér), ý nghĩa: (số) hai
8.亠 tên Hán Việt: đầu (bính âm: tóu), ý nghĩa: không có nghĩa
9.人 hoặc kết hợp thành 亻 tên Hán Việt: nhân (bính âm: rén), ý nghĩa: người (hình người đứng)
10.儿 tên Hán Việt: nhân (bính âm: rén), ý nghĩa: người (hình người di)
11.入 tên Hán Việt: nhập (bính âm: rù), ý nghĩa: vào
12.八 tên Hán Việt: bát (bính âm: bā), ý nghĩa: (số) tám; hoặc kết hợp thành 丷
13.冂 tên Hán Việt: quynh (bính âm: jiǒng), ý nghĩa: vùng biên giới xa; hoang địa
14.冖 tên Hán Việt: mịch (bính âm: mì), ý nghĩa: trùm khăn lên, dùng khăn che
15.冫 tên Hán Việt: băng (bính âm: bīng), ý nghĩa: nước đá, băng
16.几 tên Hán Việt: kỷ (bính âm: jī), ý nghĩa: ghế dựa
17.凵 tên Hán Việt: khảm (bính âm: kǎn), ý nghĩa: há miệng
18.刀 tên Hán Việt: đao (bính âm: dāo), ý nghĩa: con dao, cây đao (vũ khí); hoặc kết hợp thành 刂
19.力 tên Hán Việt: lực (bính âm: lì), ý nghĩa: sức mạnh
20.勹 tên Hán Việt: bao (bính âm: bā), ý nghĩa: bao bọc
21.匕 tên Hán Việt: chủy (bính âm: bǐ), ý nghĩa: cái thìa, cái muỗng
22.匚 tên Hán Việt: phương (bính âm: fāng), ý nghĩa: tủ đựng
23.匸 tên Hán Việt: hệ (bính âm: xǐ), ý nghĩa: che đậy, giấu giếm
24.十 tên Hán Việt: thập (bính âm: shí), ý nghĩa: (số) mười
25.卜 tên Hán Việt: bốc (bính âm: bǔ), ý nghĩa: (xem) bói
26.卩 tên Hán Việt: tiết (bính âm: jié), ý nghĩa: đốt tre; hoặc cũng viết là 㔾
27.厂 tên Hán Việt: hán (bính âm: hàn), ý nghĩa: sườn núi, vách đá
28.厶 tên Hán Việt: khư, tư (bính âm: sī), ý nghĩa: riêng tư
29.又 tên Hán Việt: hựu (bính âm: yòu), ý nghĩa: lại nữa, một lần nữa
Các bộ thủ kết hợp hoặc giản thể có 2 nét
47.kết hợp 巜, dùng cho bộ thủ 巛 tên Hán Việt: xuyên (bính âm: chuān), ý nghĩa: sông ngòi
149.simplified 讠, dùng cho bộ thủ 言 tên Hán Việt: ngôn (bính âm: yán), ý nghĩa: nói
163.kết hợp 阝 (ở bên phải chữ), có 3 nét, nhưng trông giống như có 2 nét, dùng cho bộ thủ 邑 tên Hán Việt: ấp (bính âm: yì), ý nghĩa: vùng đất nhỏ, đất phong cho quan
170.kết hợp 阝 (ở bên trái chữ), có 3 nét, nhưng trông giống như có 2 nét, dùng cho bộ thủ 阜 tên Hán Việt: phụ (bính âm: fù), ý nghĩa: đống đất, gò đất
3 nét
30.口 tên Hán Việt: khẩu (bính âm: kǒu), ý nghĩa: cái miệng
31.囗 tên Hán Việt: vi (bính âm: wéi), ý nghĩa: vây quanh
32.土 tên Hán Việt: thổ (bính âm: tǔ), ý nghĩa: đất
33.士 tên Hán Việt: sĩ (bính âm: shì), ý nghĩa: kẻ sĩ
34.夂 tên Hán Việt: trĩ (bính âm: zhǐ), ý nghĩa:đến ở phía sau
35.夊 tên Hán Việt: tuy (bính âm: sūi), ý nghĩa: đi chậm
36.夕 tên Hán Việt: tịch (bính âm: xì), ý nghĩa: đêm tối
37.大 tên Hán Việt: đại (bính âm: dà), ý nghĩa: to lớn
38.女 tên Hán Việt: nữ (bính âm: nǚ), ý nghĩa: nữ giới, con gái, đàn bà
39.子 tên Hán Việt: tử (bính âm: zǐ), ý nghĩa: con; tiếng tôn xưng: «Thầy», «Ngài»
40.宀 tên Hán Việt: miên (bính âm: mián), ý nghĩa: 5B80= mái nhà, mái che
41.寸 tên Hán Việt: thốn (bính âm: cùn), ý nghĩa: đơn vị «tấc» (đo chiều dài)
42.小 tên Hán Việt: tiểu (bính âm: xiǎo), ý nghĩa: nhỏ bé
43.尢 hoặc trong một số kết hợp viết là尣 tên Hán Việt: uông (bính âm: wāng), ý nghĩa: yếu đuối
44.尸 tên Hán Việt: thi (bính âm: shī), ý nghĩa: xác chết, thây ma
45.屮 tên Hán Việt: triệt (bính âm: chè), ý nghĩa: mầm non, cỏ non mới mọc
46.山 tên Hán Việt: sơn, san (bính âm: shān), ý nghĩa: núi
47.巛 hoặc trong một số kết hợp viết là 巜 or 川 tên Hán Việt: xuyên (bính âm: chuān), ý nghĩa: sông ngòi
48.工 tên Hán Việt: công (bính âm: gōng), ý nghĩa: người thợ, công việc
49.己 tên Hán Việt: kỷ (bính âm: jǐ), ý nghĩa: bản thân mình
50.巾 tên Hán Việt: cân (bính âm: jīn), ý nghĩa: cái khăn
51.干 tên Hán Việt: can (bính âm: gān), ý nghĩa: thiên can, can dự
52.幺 tên Hán Việt: yêu (bính âm: yāo), ý nghĩa: nhỏ nhắn
53.广 tên Hán Việt: nghiễm (bính âm: ān), ý nghĩa: mái nhà
54.廴 tên Hán Việt: dẫn (bính âm: yǐn), ý nghĩa: bước dài
55.廿 tên Hán Việt: củng (bính âm: gǒng), ý nghĩa: chắp tay
56.弋 tên Hán Việt: dặc (bính âm: yì), ý nghĩa: bắn, chiếm lấy
57.弓 tên Hán Việt: cung (bính âm: gōng), ý nghĩa: cái cung (để bắn tên)
58.彐 hoặc trong một số kết hợp viết là 彑 tên Hán Việt: kệ (bính âm: jì), ý nghĩa: đầu con nhím
59.彡 tên Hán Việt: sam (bính âm: shān), ý nghĩa: lông dài, tóc dài
60.彳 tên Hán Việt: xích (bính âm: chì), ý nghĩa: bước chân trái
Các bộ thủ kết hợp hoặc giản thể có 3 nét
61.kết hợp 忄, dùng cho bộ thủ 心, âm Hán Việt: tâm
64.kết hợp 扌, dùng cho bộ thủ 手, âm Hán Việt: thủ
66.kết hợp 攵, dùng cho bộ thủ 攴, âm Hán Việt: phộc
85.kết hợp 氵, dùng cho bộ thủ 水, âm Hán Việt: thủy
94.kết hợp 犭, dùng cho bộ thủ 犬, âm Hán Việt: khuyển
118.kết hợp ⺮, có 6 nét, nhưng mỗi phần của nó có 3 nét, dùng cho bộ thủ 竹, âm Hán Việt: trúc
140.kết hợp 艹, dùng cho bộ thủ 艸, âm Hán Việt: thảo
162.kết hợp 辶, thực tế có 4 nét, nhưng đôi khi trông giống như có 3 nét, dùng cho bộ thủ 辵, âm Hán Việt: sước
163.kết hợp 阝 (ở bên phải chữ), có 3 nét, nhưng trông giống như có 2 nét, dùng cho bộ thủ 邑, âm Hán Việt: ấp
169.giản thể 门, dùng cho bộ thủ 門, âm Hán Việt: môn
170.kết hợp 阝 (ở bên trái chữ), có 3 nét, nhưng trông giống như có 2 nét, dùng cho bộ thủ 阜, âm Hán Việt: phụ
183.giản thể 飞, dùng cho bộ thủ 飛, âm Hán Việt: phi
184.giản thể 饣, dùng cho bộ thủ 食, âm Hán Việt: thực
187.giản thể 马, dùng cho bộ thủ 馬, âm Hán Việt: mã

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

9 quy tắc viết chữ Hán

Chữ Hán, đặc biệt những chữ nhiều nét, trông có vẻ phức tạp, nhưng xét kỹ thì một chữ Hán dù phức tạp đến mấy cũng chỉ gồm mấy nét chính và được viết theo thứ tự nhất định. Khi viết chữ Hán nhiều nét có hình dạng phức tạp có thể dễ nhầm lẫn. Để viết chữ Hán dễ dàng, nhanh và không nhầm lẫn, chúng ta tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
1. Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải 三-order.gif
Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.

Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.

Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần. Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).

Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ品 và chữ 星.
2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau 十-order.gif
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng 聿-order.gif
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗.

Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác) 文-order.gif
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.

Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc 水-order.gif
Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.
6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong 回-order.gif
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh 口-order.gif
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng 道-order.gif
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng 玉-order.gif
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.

Biên soạn: Huỳnh Nhật Hà (黃日河)
Nguồn tham khảo: en.wikipedia.org

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Các nét viết của chữ Hán

Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như sau:
1. Nét ngang, viết từ trái qua phải
VideoChữ mẫu

Để xem lại Video, nhấp chuột phải rồi chọn "play"

2. Nét sổ đứng (dọc), viết từ trên xuống dưới
VideoChữ mẫu

3. Nét phẩy, viết từ trên phải xuống trái dưới
VideoChữ mẫu

4. Nét mác, viết từ trên trái xuống phải dưới
VideoChữ mẫu

5. Nét chấm
VideoChữ mẫu

6. Nét hất
VideoChữ mẫu

7. Nét ngang có móc
VideoChữ mẫu

8. Nét sổ đứng (dọc) có móc
VideoChữ mẫu

9. Nét cong có móc
VideoChữ mẫu

10. Nét mác có móc
VideoChữ mẫu

11. Nét sổ đứng (dọc) kết hợp gập phải
VideoChữ mẫu

12. Nét ngang kết hợp nét gập đứng
VideoChữ mẫu

13. Nét đứng kết hợp với bình câu và móc
VideoChữ mẫu

14. Nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm
VideoChữ mẫu

15. Nét ngang kết hợp với nét gập có móc
VideoChữ mẫu

16. Nét ngang kết hợp nét phẩy
VideoChữ mẫu

17. Nét phẩy kết hợp nét gập phải
VideoChữ mẫu

18. Nét sổ dọc kết hợp nét hất
VideoChữ mẫu

19. Nét sổ với 2 lần gập và móc
VideoChữ mẫu

20. Nét ngang kết hợp nét phẩy và nét cong có móc
VideoChữ mẫu

21. Nét ngang kết hợp gập cong có móc
VideoChữ mẫu

22. Nét ngang kết hợp sổ cong
VideoChữ mẫu

23. Nét ngang với 3 lần gập và móc
VideoChữ mẫu

24. Nét ngang kết hợp nét mác có móc
VideoChữ mẫu

25. Nét ngang với 2 lần gập và phẩy
VideoChữ mẫu

26. Nét sổ đứng kết hợp nét gập và phẩy
VideoChữ mẫu

27. Nét sổ đứng với 2 lần gập
VideoChữ mẫu

28. Nét ngang với 2 lần gập
VideoChữ mẫu

29. Nét ngang với 3 lần gập
VideoChữ mẫu

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Cách cấu tạo chữ Hán

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.

Chữ Hán được hình thành theo các cách chính sau đây:

1. Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.


2. Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.


3. Chữ Hội Ý (會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.


4. Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".


5. Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Lạc (樂) cũng có nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là "già" nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú. Như vậy chữ được hình thành theo phương pháp dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).


6. Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm (dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới mà không cần phải tạo ra chữ mới) được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).


Trên đây là giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).

Nguồn gốc chữ Hán

Chữ Hán (漢字 <汉字> [Hán tự]), hay còn gọi là chữ Nho, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

1. Nguồn gốc chữ Hán

Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như:
  • Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh mattroi.jpg (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
  • Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh mattrang1.jpg (Ai Cập vẽ Chutuonghinh mattrang2.jpg), sau thành chữ 月;
  • Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ Chutuong hinhnuoc.jpg, Xuyên/ Sông;
  • Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinhdien.jpg, sau thành chữ 田;
  • Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh moc.jpg, sau thành chữ 木;
  • Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh khau.jpg (Ai Cập cũng vẽ Chutuonghinh khau2.jpg), sau thành chữ 口.
Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như:
  • Chutuonghinh mattroi.jpg-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;
  • Chutuonghinh mattrang1.jpg-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: Chutuonghinh sao.jpg.
Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như Chutuonghinh khau2.jpg chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình Chutuonghinh khau2.jpg không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,...

Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).

2. Chữ Hán ở các nước

Trung Quốc

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:

- Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại

- Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)

- Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)

Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư

Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字).

Bán đảo Triều Tiên

Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏn'gŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hancha) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.

Nhật Bản

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự:

1.Chữ Hán (hay Kanji 漢字)
2.Chữ mềm (hay Hiragana ひらがな)
3.Chữ cứng (hay Katakana カタカナ)
4.Chữ La Tinh (hay Romaji ローマ字).

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀) (Âm Độc)) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀) (Huấn Độc)). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (Nhật: 国字 (國字) (Quốc Tự)), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.

Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu).

Việt Nam

Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).

Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.

Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán chuẩn trong văn thư để tỏa lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông.

Nguồn tham khảo: vi.wikipedia.org