Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÊ PHÁN

         Ở HAI QUYỂN SÁCH VỀ PHONG THỦY VIỆT NAM
                                     HOÀNG TUẤN PHỔ
Thành nhà Hồ, cổng phía Nam gắn với câu chuyện 
đường đá Hoa Nhai
Thị trường sách nước ta những năm gần đây bày bán ê hề những ấn phẩm một thời bị xếp vào loại duy tâm, thần bí, mê tín, dị đoan: tử vi, tướng số, bói toán, xem ngày tốt xấu, phong thủy...Cũng có một ít “hàng thật”, đa số “hàng rởm”. 

Ví dụ sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông của Mộng Bình Sơn (2) hay sách Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học của Ngô Nguyên Phi (1)...
Sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông (280 trang, khổ 13x29) thuộc dạng biên khảo, không đề cập vấn đề phong tục và thổ ngơi của một địa phương mà lại xoay quanh chuyện phong thủy của hai thầy địa lý nổi tiếng trong dân gian: Cao Biền (người Tàu) và Tả Ao (người Việt).
Mộng Bình Sơn viết: “Cao Biền là một nhân vật rất giỏi về khoa địa lý”, “đây không phải là truyền thuyết mà là một dữ kiện lịch sử có chi trong sử liệu” (2.tr27). Sự thật, Cao Biền sinh ra trong gia đình nhiều đời làm tướng. Bản thân Cao Biền tinh thông võ nghệ, ham đọc sách. Biền xuất thân coi giữ cấm binh, có công được phong làm Phòng ngự sứ ở Trần Châu. Năm 864, quân Nam Chiếu đánh cướp Giao Châu (Việt Nam), Cao Biền đang giữ chức Kiêu vệ tướng quân được vua Đường Ý tông sai sang Giao Châu dẹp giặc. Hoàn toàn không phải vì ông ta giỏi phong thủy nên vua Đường Trung tông sai sang Việt Nam để tìm long huyệt lớn kết phát tốt thì yểm phá và lập bản tấu trình về Tàu cho vua Đường biết, như Mộng Bình Sơn viết. Cao Biền giết hàng vạn dân Nam Chiếu, thu lại Giao Châu, được vua Đường phong làm Tiết độ sứ Giao Châu. Năm 875, vua Đường gia phong Cao Biền chức Kiểm hiệu Thượng thư hữu bộc xạ, gọi về Trung Quốc, sai làm Tiết độ sứ nơi khác. Trong 13 năm ở Việt Nam, Cao Biền chuyên lo chính sự, đắp thành Đại La, mở mang giao thông, đường thủy, giữ cho dân quận một cõi được yên. Chính sử Trung Quốc cũng như Việt Nam không có dòng nào viết về tài phong thủy của Cao Biền và nhiệm vụ nghiên cứu phong thủy mà vua Đường giao cho. Mộng Bình Sơn đã lượm lặt những mẩu chuyện dân gian về Cao Biền rồi lại mập mờ nói là “dữ kiện lịch sử có ghi trong sử liệu” để đánh lừa người đọc không có đủ điều kiện khảo cứu sử sách. Mộng Bình Sơn không hiểu hay cố tình không hiểu việc dân gian nước ta hư cấu một Cao Biền có tài phong thủy với dụng ý tố cáo âm mưu thâm độc của phong kiến xâm lược phương Bắc, đề cao khí thiêng sông núi Việt Nam đã làm cho Cao Biền phải chịu thất bại thảm hại. Điều này có thể thấy rõ trong hai quyển sách cổ: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái có chép mấy mẩu chuyện về Cao Biền nhưng chỉ chứng tỏ ông là một pháp sư phù thủy, không trừ thủ đoạn tàn bạo nào, để yểm trấn thần thiêng nước ta, kết quả, Biền bị thần núi Tản Viên nhổ nước bọt mà bỏ đi !
Mộng Bình Sơn trong Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông, đặc biệt đề cao tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự”, xem là công trình lớn của Cao Biền khảo cứu về phong thủy Việt Nam. Nhưng chúng ta có thể tin chắc cuốn sách nói trên của Cao Biền do người đời sau biên soạn, mượn danh Cao Biền để lòe bịp thiên hạ. Chứng cứ là những địa danh, tên những cuộc đất phong thủy trong cuốn sách, thời Cao Biền chưa hề có. Ví dụ: Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh,...
-Vùng đất Thanh Oai (Hà Tây) đời Đường là Đỗ Động thuộc huyện Long Biên. Năm 966, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc chiếm cứ đất này. Đời Lý, Thanh Oai là tên một hương thuộc châu Quốc Oai. Thời Lê Thánh tông, Thanh Oai là huyện thuộc phủ Ứng Hòa...
-Tên Chương Đức và đơn vị huyện mang tên Chương Đức từ đời Trần trở về trước chưa có. Đời Lê Thánh tông mới đặt huyện Chương Đức, lệ vào phủ Ứng Hòa, nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
-Vùng đất Sơn Minh xưa là đất Đường Lâm, thuộc châu Phong cũ. Tên Sơn Minh xuất hiện đời Lý. Nhà Minh đổi làm Sơn Định. Đời Lê Thánh tông lấy lại tên Sơn Minh thuộc phủ Ứng Hòa, sau là huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây,...
Mộng Bình Sơn muốn chứng minh sách Tấu thư địa lý cảo tự chính thực của Cao Biền lại bịa ra chuyện Thượng thư Hoàng Phúc trong đội quân xâm lược nhà Minh, “rất giỏi về địa lý” mang theo quyển Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự sang Việt Nam để xét duyệt lại và tiếp tục hủy phá những cuộc đất có long huyệt lớn, nhằm mục đích “tận diệt phong thổ Việt Nam”, và không cho phát sinh ra những bậc vương tướng, những anh hùng yêu nước chống lại chính sách đô hộ của Trung Hoa (2.tr.54). Hẳn Mộng Bình Sơn cũng biết rằng Thượng thư Hoàng Phúc phải “trói mình nộp thân” (Bình Ngô đại cáo) cho nghĩa quân Lam Sơn, nếu không nhờ chính sách khoan dung của Lê Thái tổ, liệu có thoát khỏi tội chết bỏ xác nơi đất Việt ?
Về nhân vật Tả Ao, Mộng Bình Sơn viết: “Cuộc đời hoạt động của cụ Tả Ao về hai ngành y lý và địa lý cũng không thấy một tài liệu nào lưu lại, chỉ thấy những mẩu chuyện vui cười về cụ Tả Ao đi tầm long điểm huyệt trong dân gian do người đời sau sáng trước tác (!) không có giá trị khảo cứu (!)...” (2.tr.65). Thế mà, Mộng Bình Sơn, không rõ lại có tài liệu nào để căn cứ và đưa ra một bản “Thân thế và tiểu sử của cụ Tả Ao” và khẳng định “thân thế và tiểu sử của cụ Tả Ao lưu lại như vậy” !? (2.tr 56-62). Sự thật, cái gọi là “thân thế và tiểu sử về cụ Tả Ao” đó chỉ là một truyện kể dân gian trong “kho tàng truyện cổ tích”. Chính Mộng Bình Sơn cũng tự mình mâu thuẫn với mình: ở trang 57, ông khẳng định Thánh địa lý Tả Ao “sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh” nhưng đến trang 257, nói về thành nhà Hồ, ông lại viết: “Thành này do cụ Tả Ao Nguyễn Đức Hiên tìm ra, dựa trên một cuộc đất phát vương, cuộc đất đó nằm trên phủ Quảng Xương” ! Thế nhưng Quảng Xương là huyện và cách xa thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đến 60 km!)
Mộng Bình Sơn giới thiệu ba tập sách quý của cụ Tả Ao: Địa lý Tả Ao toàn thư, Địa đạo diễn ca, Dã đàm Tả Ao, cũng không có cơ sở nào để tin chắc do chính cụ Tả Ao Nguyễn Đức Hiên soạn. Ngay cả quyển Địa lý Tả Ao chân truyền (khắc in năm 1919) cũng không thể chắc là “chân truyền”. Nói riêng về Địa đạo diễn ca gồm 120 câu thơ Nôm, người viết trình độ rất kém và không có hơi hướng cổ văn. Cả “ba tập sách quý” ấy thực chất chỉ là loại sách “vỡ lòng” của những người mới theo học nghề phong thủy, do thầy địa lý hạng bét biên soạn. Theo tôi, Tả Ao chỉ là cái tên phiếm chỉ, mượn tên làng Tả Ao, xã Tả Ao (Hà Tĩnh) để chỉ về một ông tổ nghề địa lý của làng Tả Ao. Trước năm 1945, trong nhân dân ta, các cụ vẫn truyền tụng thầy địa lý Tả Ao giỏi phong thủy, cũng như thầy đồ Nghệ “hay chữ dữ đòn”. Thực tế thầy địa lý Tả Ao không có ai là thánh sư, thầy đồ xứ Nghệ cũng chẳng có ai làm đại sư hay thần tổ.
Mộng Bình Sơn soạn sách phong thủy nhưng kiến văn rất lơ mơ về khoa phong thủy. Ông viết: “...Sách địa lý rất hiếm, ngay ở trên đất Trung Hoa là nơi sáng tác ra nó cũng khó tìm” (2, tr.20). Rồi ông đổ tội cho vua chúa Trung Quốc, nào là đốt sách chôn sống học trò (Tần Thủy Hoàng) nào là hoàng tộc giữ độc quyền không cho phổ biến, đó là những tội do Mộng Bình Sơn tưởng tượng. Nên biết, Tần Thủy Hoàng không đốt loại sách bói toán và sách bói toán, tướng số phong thủy không hề hiếm ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, qua các triều đại, nhiều học giả công khai tranh luận về phong thủy và có lúc xã hội đầy rẫy yêu ngôn, loạn thư. Đến đây, chúng ta có thể kết luận: Mộng Bình Sơn và sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông không hề có “triết Đông” hay “triết Tây” gì cả. Thậm chí, cả cái mục “Đất nước Việt Nam, vùng địa linh nhân kiệt”, Mộng Bình Sơn cũng chỉ tập hợp một ít tài liệu “hổ lốn”, văn không ra văn, sử không ra sử. Ví dụ Mộng Bình Sơn viết về Thanh Hóa: “Vị trí Thanh Hóa từ đời Lý Trần cho đến nay hình thể không thay đổi mấy” (2, tr.258). Thế là Mộng Bình Sơn không đọc sử, hay có đọc mà không nhớ? Ông đã không hiểu về núi Chí Linh, về Lam Sơn, nhưng cứ viết bừa rằng “Lam Sơn là nơi khởi nghĩa, nhưng ở đất này cũng như ở một Lũng Nhai không có bài phú, bài văn nào của những tác giả đương thời, riêng Chí Linh được hai bài phú, đủ biết Chí Linh quan trọng như thế nào” (2, tr.260) (Tôi không dám viện dẫn dài dòng những tài liệu thơ văn đương thời viết về Lam Sơn và Chí Linh sơn, xin bạn đọc giở lại Hoàng Việt thi văn tuyển sẽ rõ).
Ngô Nguyên Phi với bộ sách Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học tỏ ra “uyên bác” hơn Mộng Bình Sơn. Tiếc rằng phần lớn sách, Ngô Nguyên Phi không làm việc “nghiên cứu phong thủy” mà chỉ tập hợp, in ra những tài liệu Dịch học, Thiên văn lịch pháp, Độn giáp, Âm dương ngũ hành, La bàn, Lý khí, là những nội dung từ lâu đã không còn xa lạ đối với bạn đọc Việt Nam.
Đáng chú ý nhất của bộ sách là vấn đề Phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học, cụ thể ở tập II, Ngô Nguyên Phi bàn về “Phong thủy trên đất nước Việt Nam”. Hy vọng đây chính là chỗ người viết sách có ít nhiều đầu tư nghiên cứu và tư duy sáng tạo. Nhưng Ngô Nguyên Phi lại tỏ ra rất hời hợt, non kém, chẳng những ôm đồm, nhầm lẫn về tư liệu mà con đưa ra những suy diễn hết sức chủ quan, nông cạn, những ý kiến kỳ lạ đến kỳ quái !
Ví dụ: về thành nhà Hồ đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu nhưng Ngô Nguyên Phi cứ nhắm mắt viết bừa:
-“Thành tọa lạc ở động Ân Tôn (?) xưa kia là các ấp Hoa Nhai, Tây Nhai, Phương Nhai, Đông Môn”. Xin hỏi: Ân Tôn hay An Tôn ? Xưa kia là thời điểm nào, trước hay sau khi xây thành ? Tây Nhai, Phương Nhai, Hoa Nhai là tên phố, sau khi xây thành mới mở phố xá để phục vụ quý tộc, quan lại, binh lính. Còn địa danh Đông Môn cũng phải đến lúc nhà Hồ sụp đổ mới xuất hiện ấp Đông Môn, rồi làng Đông Môn.
-Những địa danh soạn giả viết lầm (khó đổ lỗi cho nhà in) thì nhiều lắm, như mô tả thành Tây Đô, soạn giả viết: “ Phía hữu thành có quận Hoàng Sách, ven bờ sông Mã chạy đến núi Ân Tôn (?) ở hướng đông. Hai phí tả hữu đều dài vài vạn trượng” (1, tr.586-587). Đọc đi đọc lại vẫn không hiểu ý soạn giả muốn nói gì, tại sao động An Tôn hóa thành động Ân Tôn (chữ Ân Tôn nhắc lại nhiều lần). Hay huyện Vĩnh Lộc (và cả tỉnh Thanh Hóa) làm gì có quận Hoàng Sách ? Lại còn “tả hữu đều dài đến vài vạng trượng” là thế nào ? Tra tìm các sách địa chí, thấy Đại Nam nhất thống chí phần tỉnh Thanh Hóa (biên soạn đời Thành Thái-Duy Tân) chép câu ấy là: “Phía hữu từ tổng Quan Hoàng huyện Cẩm Thủy, theo sông Mã đi sang phía đông, thẳng đến núi An tôn, bao la mấy vạn trượng...”. Phải viết như thế mới đúng !
Nghiên cứu phong thủy thànhTây Đô (thành nhà Hồ), Ngô Nguyên Phi viết: “Kể về địa thế thì có sông Bái ôm phía đông, sông Mã ấp phía tây (?) lại có sông Lương hơi nhỏ chạy từ Ai Lao sang thọc thẳng về hướng thành”. Về núi, “phía ngoài một lớp là Lôi Dương, Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn. Các dãy núi ấy vòng bọc bao quanh như triều phục” ! (1,tr.587)
Thế là “nhà nghiên cứu phong thủy” không cho sông Lương gặp sông Mã ở ngã ba Giàng, bắt phải “thọc thẳng về hướng thành” ! Ông cũng thay quyền tạo hóa, bắt tất cả các thế núi, hướng núi thiên hình vạn trạng ở tận Đông Sơn, Nông Cống, thậm chí ở xa như Ngọc Sơn-Tĩnh Gia giáp Nghệ An, cách Vĩnh Lộc tới cả trăm cây số đều phải quay đầu triều phục thành nhà Hồ ! Không thể tin nổi, Ngô Nguyên Phi còn liều mạng viết: “Đó là Tây Đô, sử gọi là thành nhà Hồ, dựa trên một cuộc đất phát vương, cuộc đất đó nằm trên phủ Quảng Xương” !?. Trong thực tế, Quảng Xương chưa bao giờ là đơn vị “phủ” và nếu “cuộc đất phát vương” “nằm trên phủ Quảng Xương” thì tại sao thành nhà Hồ lại “chạy về” huyện Vĩnh Lộc-nơi cách xa địa danh Quảng Xương tới 60 km ?
Ngô Nguyên Phi viết tiếp về “Cung sơn” và “Tiễn lộ”:
Khi thành xây xong, Trần Khát Chân là “người tinh thông địa lý” không muốn cho đế nghiệp họ Hồ lâu dài nên bày ra cách đắp một con đường ngay trước Cung Sơn chạy thẳng đến trước Tây Đô như một mũi tên gọi là đường Tiễn lộ. Ngô Nguyên Phi phân tích:
-“Đứng về mặt phong thủy học nhận xét thì tiệc làm “tiễn lộ” đó rất tệ hại”.
-“Trước nhất, mũi tên ấy thọc thẳng ngay điện vua. Mũi tên lại đã được giăng sẵn rồi, chỉ cần bay ra thôi. Ý nghĩa tượng trưng cho sự gấp gáp và nguy hiểm”.
-“Trong phong thủy học, một cuộc đất kết phải có tiền Án, hậu Chẩm (trước án, sau gối): có Án sơn trước mặt thì phía sau phải có Chẩm sơn mới đúng. Chẩm sơn đã có rồi thì cần gì phải tiễn lộ nữa?” (1, tr.585-586).
Trước hết, cần phải nhấn mạnh chuyện Trần Khát Chân đắp đường Hoa Nhai (tiễn lộ) chỉ là truyền thuyết dân gian. Thành nhà Hồ là một đồ án hoành chỉnh do Thái sử Đỗ Tỉnh, một kiến trúc sư có tài phục trách và trong chỉnh thể ấy không thể không có đường hố Hoa Nhai. Đường Hoa Nhai là một trục dài thẳng, đoạn thứ nhất từ điện Hoàng Nguyên (điện Kính Thiên không phải nơi vua ở) đến cửa Đoan Môn; đoạn thứ hai từ cửa Đoan Môn đến thẳng đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn (tên núi Cung Sơn do thầy địa lý đặt). Hai bên đường này vốn là phố xá và có nhiều đường ngõ hẹp cắt ngang. Vì vậy, nếu đường Hoa Nhai nếu là cái tên (Tiễn Lộ) thì nó đã bị chặt đứt từng khúc. Mũi tên ấy không thể bắn thẳng đến tận điện vua ở (điện vua Hồ ở phía sau điện Kính Thiên). Khoa phong thủy từ đời Hán-Đường đã thịnh hành phép yểm trừ “quỷ môn”, “tử huyệt”. Giả sử Đốn Sơn là hình cây cung, đường Hoa Nhai là mũi tên, thì Đỗ Tỉnh với chứ quan Thái sử lệnh (coi thiên văn địa lý), khi dùng đường Hoa Nhai làm đường phố, xây đàn Nam Giao ở Đốn Sơn (tình cờ hoặc hữu ý) đã dùng phép trấn trị (đàn Nam Giao thờ trời đất) khiến cung tên hoàn toàn mất tác dụng. Mặt khác, chúng ta cũng nên nhớ rằng nhà Thượng tướng Trần Khát Chân ở trên núi Đốn Sơn (tức Cung Sơn) đáng nhẽ phải vững như bàn thạch, thế mà nhà Hồ chưa đổ, ông đã bị chém rơi đầu tại chính Đốn Sơn !? Tóm lại, chuyện Cung Sơn-Tiễn Lộ là truyền thuyết do dân gian hư cấu, nói lên trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta xưa, nhằm ca ngợi Trần Khát Chân, chê bai Hồ Quý Ly. Câu chuyện mang màu sắc phong thủy, hoàn toàn không phải nhà Hồ đổ do tính quyết định về mặt phong thủy của Tây Đô. Chỉ có thầy địa lý hạng bét mới tin rằng đó là câu chuyện thật, từng xảy ra trong lịch sử, mới vận dụng nó để lòe bịp người dân thường.
Nhìn chung, Mộng Bình Sơn cũng như Ngô Nguyên Phi đều chung một ngòi bút cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Hai soạn giả lại có một số trang giống nhau như in, khiến người đọc không khỏi thắc mắc, không rõ ai “cóp” của ai, hay là họ tuy hai mà một, tuy một mà hai ? (Đề nghị bạn đọc xem các trang từ 252 đến 260 của sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông và các trang từ 584 đến trang 591 của sách Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học. Đặc biệt, những trang sách phụ lục “Bản mệnh tượng đối của cá nhân qua 12 con giáp”, chỉ gây tác dụng xấu, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm, khiến con người dễ mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, là chỗ dựa để bọn đồng cốt, bói toán nhảm nhí, tán dóc kiếm ăn.
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc, cố nhiên phải qua chọn lọc và phê phán. Sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông cũng như sách Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học (và nhiều sách phong thủy khác) đã núp dưới chiêu bài triết lý, khoa học, bảo tồn văn hóa để đánh lừa người đọc, truyền bá các ngón nghề thần bí, mên tín, cả môn “coi đất” mà từ xưa nhân dân ta đã chế diễu: “Hòn đất mà biết nói năng...” !
H.T.P

(Bài đã đăng trên Tạp chí Văn Hóa dân gian-Viện nghiên cứu văn hóa dân gian-Viện khoa học xã hội Việt Nam-số 4-2007)
Chú thích:
1.Ngô Nguyên Phi, Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
2. Mộng Bình Sơn, Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.



Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

NĂM ĐẶT TÊN ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THANH HÓA mốc 1029 hay 1082 ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đền Đồng Cổ ở Đan Nê-An Định-Thanh Hóa
Nước Việt Nam ta, tỉnh Thanh Hoá là một trong số rất ít tỉnh nhà nước phong kiến đặt cho nhiều tên nhất: Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hoá, Thanh Hoa,  Thanh Hoá…

Về cương vực (địa giới), từ bộ Cửu Chân thời Hùng vương đến Ái Châu nhà Lương, Ái Châu nhà Đường đều chưa thật ổn định. Đến đời nhà Lý, tên Thanh Hoá ra đời, địa giới bắt đầu dần dần đi vào ổn định và thật sự ổn định vào đầu đời Thiệu Trị, trong những năm 1841-1843 cho đến thời thuộc Pháp.
          Thời vua nhà Lý dài 217 năm (1010-1226), triều đình đặt tên Thanh Hoá với tư cách một địa danh hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương từ bao giờ ? Hai bộ sử lớn nước ta được xem là chính sử, quốc sử: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục đều không ghi chép rõ. Vì thế mới thành vấn đề phải trao đổi ý kiến, phải bàn luận.
          Tháng 11/2011, Sở Văn hoá TT Du lịch Thanh Hoá phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học “Thanh Hoá đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương khởi đầu và diễn biến”. Theo bản báo cáo Đề dẫn hội thảo khoa học của ông Nguyễn Văn Tuấn, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở văn hoá TT và Du lịch Thanh Hoá, trong 17 báo cáo tham luận, có nhiều ý kiến khác nhau căn bản trên những tư liệu tham khảo khác nhau hoặc có giống nhau nhưng không cùng kiến giải.
Đọc tài liệu kỷ yếu Hội thảo của Hội khoa học lịch sử Việt Nam-Sở văn hoá văn hoá TTDL Thanh Hoá (Ấn hành 24-12-2011) chúng ta thấy riêng vấn đề “Tên gọi Thanh Hoá đặt ra từ bao giờ ?” nổi lên hai nhóm tác giả:
Nhóm thứ nhất: NNC Hoàng Tuấn Phổ, PGSTS Đỗ Bang - ThS Trần Văn Quyến (Huế), PGSTS Lâm Bá Nam (Hà Nội) cho rằng tên Thanh Hoá đặt ra năm 1029, đời vua Lý Thái tông (gọi tắt là Nhóm 1029)
Nhóm thứ hai: PGSTS Nguyễn Minh Tường, PGSTS Nguyễn Hải Kế, PGSTS Trịnh Khắc Mạnh, PGSTS Lê Đình Sĩ,v.v…(15 tác giả) nhất trí: tên Thanh Hoá được nói đến từ năm 1082 đời vua Lý Nhân tông ( gọi tắt là Nhóm 1082).
          Căn cứ tài liệu chủ yếu của Nhóm 1029: phần khảo cứu chú giải của Quốc sử quán triều Nguyễn, một công trình công phu nghiêm túc, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, và một số công trình khác: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, do GS Hà Văn Tấn chú thích về mục Thanh Hoá, Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng,.v.v…Nhóm 1082 luận cứ trên cơ sở mấy tấm bia đá đời Lý Nhân tông ở Thanh Hoá: Bia chùa Báo Ân núi An Hoạch, Bia chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng, sách Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn,v.v…
          Luận điểm của Nhóm 1029 bị Nhóm 1082 (qua nội dung tham luận và tranh luận tại hội thảo) bác bỏ, vì: 1/Khi đưa ra niên đại 1029, Quốc sử quán triều Nguyễn không cho biết căn cứ vào tài liệu nào. 2/ Tại sao từ sau 1029 quốc sử vẫn còn nhắc đến tên Ái Châu mỗi khi xảy ra sự việc quan trọng ? Dường như đã tính trước được sự phản biện này, trong tham luận của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ đã lần lượt giải thích thoả đáng: 1/Cách làm việc của Quốc sử quán triều Nguyễn rất công phu nghiêm túc, rất đáng tin cậy, theo cách khảo cứu, chú thích thời xưa, có nhiều trường hợp không phải cần dẫn chứng tư liệu. Ngay như GS Hà Văn Tấn, một nhà khoa học nổi tiếng chú thích Dư địa chí của Nguyễn Trãi, mục Thanh Hoá, ghi rõ là “Năm Thiên thành thứ 2 (1029) đổi làm phủ Thanh Hoá” mà có nói theo tài liệu nào đâu ! Nghĩa là nhà khảo cứu xét thấy trong “chú thích” lại phải làm thêm “khảo cứu”, “chú thích” nữa thì không cần thiết. Cách chú thích khoa học nhất là ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. Lẽ nào một nhà khoa học đầu ngành lịch sử Việt Nam rất giỏi về thư tịch học, Thạch học, văn bản học như GS Hà Văn Tấn không biết đến cả mấy tấm bia thời Lý ở Thanh Hoá và cuốn sách biên khảo của Hoàng Xuân Hãn về mấy tấm bia này ?
2/ Từ sau 1029, Ái Châu đổi làm Thanh Hoá, một số sự kiện như đánh giặc Đãn Nãi, vẫn dùng địa danh Ái Châu, tên một đơn vị hành chính tương đương quận, huyện vẫn còn dùng cùng với quận Cửu Chân, thuộc phủ Thanh Hóa từ 1029.
Có thể nhận thấy rõ, những cứ liệu làm luận điểm của Nhóm 1082 chỉ được Nhóm 1029 nhắc đến trong tham luận của mình như một loại sự kiện xảy ra được nhắc đến tên Thanh Hoá, không phải là sự kiện đặt tên Thanh Hoá bắt đầu từ đó. Ví dụ:
Bia chùa Báo Ân núi An Hoạch, tác giả Chu Văn Thường viết về Lý Thường Kiệt: “Chí Nhâm Tuất chi tuế, hoàng đế đặc gia Thanh Hoá nhất quân, tứ công phong ấp…” Dịch nghĩa: “Đến năm Nhâm Tuất (1082) nhà vua đặc biệt ban thêm cho một quân Thanh Hoá, cho ông làm phong ấp…” (Thơ văn Lý - Trần). Đối chiếu Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm Nhâm Tuất, kỷ Lý Nhân tông, chỉ ghi chép mỗi một sự kiện: “Nhâm Tuất, năm thứ 7 (1082) mùa xuân, đem công chúa Khâm Thánh gả cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh”. Ngoài ra không còn sự kiện nào khác. Sự kiện Lý Thường Kiệt được vua nhà Lý đặc biệt cho giữ thêm việc trông coi Thanh Hoá và cuối đời Lý Nhân tông. Đối chiếu văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn chép: “Anh Vũ Chiêu Thắng sơ, bao thiên tử nghĩa đệ, tri Ái Châu Cửu Chân quận ( ) Thanh Hoá trấn chư quân sự, phong thực Việt Thường vạn hộDịch: Đầu năm Anh Vũ Chiêu Thắng, (1076-1084), Thái uý được phong làm em nuôi vua, trông nom mọi việc quân ở các châu thuộc trấn Thanh Hoá, quận Cửu Chân, châu Ái và phong cho thái ấp một vạn hộ ở Việt Thường (Thơ văn Lý - Trần). Như vậy, đầu năm Anh Vũ Chiêu Thắng phải là năm 1076, không thể là năm 1082 vì năm 1082 đã sang khoảng cuối niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng, chỉ còn hai năm (1082-1084) là hết niên hiệu. Có lẽ các nhà khoa học đã lầm lẫn chữ và chữ bao. Theo đúng mặt chữ Hán, chữ () này là bắt đầu, đầu tiên (niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng) tức là năm 1076, còn chữ bao() này là bao phong, khen ngợi mà phong cho là Thiên tử nghĩa đệ(em nuôi vua), bị nhầm là chữ bao() là bao bọc, bao gồm, rồi ghép hai chữ sơ, bao trong câu Anh Vũ Chiêu Thắng sơ, bao thiên tử nghĩa đệ lại thành Anh Vũ Chiêu Thắng sơ baovà hiểu sai lệch thành khoảng những năm đầu Anh Vũ Chiêu Thắng. Tuy nhiên cho dù cách hiểu này là đúng thì những năm đầu cũng chỉ vào khoảng 1076 – 1078, từ 1079 đến 1081đã là khoảng giữa niên hiệu. Các tác giả không thể suy diễn theo ý muốn chủ quan của mình.
          Chúng ta cũng cần xem lại con số 19 năm Lý Thường Kiệt làm quan ở Thanh Hoá. Chức Tri Ái Châu quận Thanh Hoá trấn chư quân châu sự không phải là chức trọng nhậm mà là chức kiêm nhiệm. Chức quan chính của ông là ở Kinh đô. Đặc biệt từ sau Lý Thái tông mất, Lý Nhân tông nối ngôi còn nhỏ, mới 7 tuổi, Thái sư Lý Đạo Thành đang giúp đỡ chính sự, lấy chức Tả giám nghị đại phu ra coi châu Nghệ An. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn rằng: Có lẽ vì Nhân tông nghe lời mẹ đẻ (Ỷ Lan) giết thái hậu Thượng Dương, Đạo Thành vì can ngăn phải ra trấn bên ngoài (Đại Việt sử ký toàn thư). Năm Giáp Dần (1074), Đạo Thành được làm Thái phó Bình chương, tức là tạm quyền Tể tướng (Thái uý bình chương). Năm Ất Sửu (1085), Lê Văn Thịnh làm Thái sư tể tướng, Lý Thường Kiệt vẫn giúp nhà vua trông coi chính sự, quân đội và đánh giặc. Cho nên, các bia Báo Ân, Linh Xứng đã chép những chữ như đặc gia (đặc biệt ban thêm), gia kính (kính trọng mà ban thêm) chức trông coi việc quân ở Thanh Hoá.
          Nếu so sánh về số đông, các nhà khoa học thuộc về nhóm 1082 đông hơn nhóm 1029 nhiều lần. Tuy nhiên, khoa học không thuộc về số đông ! Thực tế cho thấy, vấn đề Danh xưng Thanh Hoá, mốc năm 1082, tư liệu trích dẫn thiếu chính xác, lập luận nhiều suy diễn, trong khi năm 1029 có căn cứ khoa học hơn ./.

(Nghe, đọc từ Hội thảo khoa học “Thanh Hoá đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương khởi đầu và diễn biến”)



Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ

MT NGHI ÁNTRONG LCH S THI LÊ SƠ
HOÀNG TUẤN PHỔ
Lê Thái t thu sinh thi, theo s sách có  ba bà v: Trnh Th Ngc L được phong làm Thn phi; Phm Th Nghiêu được phong làm Hu phi; Phm Th Ngc Trn chc phong Hin phi. Theo quy đnh thi by gi, v vua ngoài chính cung hoàng hu có 3 bc phi, 9 bc tn.

 Sách “Đi Vit thông s” chép: “Thái t không lp chính tht (v c ) ch có my người là Qun vương mu Trnh Thn phi và Phm Hu phi cùng hoàng hu (bà Ngc Trn) mà thôi”. Gn đây, mt s tài liu nói rng Thái t còn ly bà A, bà B nhưng chưa đ đ tin cy. Và, du Thái t lp đ 3 bc phi, 9 bc tn thì bà Trnh Th Ngc L vn là người đng đu danh sách vi chc phong Thn phi.
Có l vì con trai là quc vương Tư T b trut ngôi, ri phế b làm thường dân, tiu s bà Ngc L ghi chép quá sơ sài, ch đ vài ba dòng. Riêng mc “Thế th” nhà Lê, nhân vt Tư T trong “Đi Vit thông s”, Lê Quý Đôn chép tương đi rõ ràng: Tư T theo vua cha đi đánh gic Ngô, tính dũng cm, ham giết gic. Năm 1426 được trao chc Th trung. Năm 1427 giao thêm chc Tư đ. Cui năm y, Tư T đi vi Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin đ thc hin hoà ước vi Vương Thông. Năm Thun Thiên th nht (1428) Tư T được phong làm Hu tướng quc, tước Qun vương. Kế theo, nhà vua sai Nhp ni kim hiu Bình chương s Lê Vn, Nhp ni Đi tư mã Lê Ngân, Nhp ni Thiếu phó Lê Văn Linh, mang kim sách lp Tư T làm Quc vương tm coi vic nước, và lp con th là Nguyên Long làm Hoàng thái t. Năm 1432, Thái t sai Quc vương Tư T đem quân đi đánh châu Mường L (sau đi Phc L) bc hàng tù trưởng Đèo Cát Hãn và con y là Đèo Mnh Vượng ri đem quân v. Lúc by gi nhà vua mt mi vì nhiu bnh, chính s ln ca nhà nước đu giao cho Tư T quyết đnh…
Như vy, TháI t sinh năm 1385, ly bà Ngc L mun nht năm 1405 (20 tui) và sinh Tư T mun nht năm 1410. Nhng mc thi gian y hết sc quan trng vì chúng gián tiếp nói lên công lao ca bà Ngc L trong cuc kháng chiến chng quân Minh xâm lược.
Thái t cưới bà Ngc L đu tiên, nhưng chưa đnh bà chính tht. Tuy nhiên vi chc phong Thn phi cao nht trong ba bc phi, thì bà  không phi là chính cũng như chính. Bà Ngc L là người cai qun mi vic trong nhà khi chng làm ph đo và cai qun mi vic trong cung khi chng lên ngôi vua. Lê Triu ngc ph cho biết thu niên thiếu Lê Li chăm lo sách đèn, là bn hc vi Nguyn Thn, Lê An, tui trưởng thành, vua gi chc ph đo Kh Lam, làm “quân trưởng” mt phương. Thơ Nguyn Trãi hay nhc ti 10 năm nghin ngm binh thư, binh pháp ca Lê Li. Tt yếu bà  Ngc L phi lo quán xuyến mi vic gia đình. Đây là mt gia đình đc bit ln: hàng ngàn khonh rung, hàng ngàn gia nhân. Trong s hàng ngàn gia nhân này, nhiu người vn là hào kit bn phương trn tránh gic Minh hoc mang chí ln cu dân cu nước t hp v đây, núp dưới danh nghĩa làm thuê, tôi t, đ che mt đch. H ngày cày rung, đêm luyn võ.  Mt trong nhng đa danh ni tiếng nht ghi đm du n trong lch s là đng Chiêu Nghi. Trnh Kh, Vũ Uy, Trương Lôi, Trương Chiến…được Lê Li thu dng làm con nuôi, ni danh là nhng nông phu cày rung gii, đu là nhng võ tướng kit hit đng dưới c nghĩa quân Lam Sơn, ch huy đi quân thiết đt xông pha chiến trn, vào sinh ra t, dũng cm đi đu. Nhng tài danh ca đt nước như Trn Nguyên Hãn, Phm Văn Xo, Bùi Quc Hưng, Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú, Nguyn Xí, Nguyn Chích..tìm đến t nghĩa, vic tiếp đãi không th tuỳ tin. Đành rng nhiu người t cày rung ly thóc go mà ăn nhưng còn trâu bò, cày cuc, ging má, bão lt, nng hn…Cái ăn li cái mc. Nht là vn đ lương thc chun b cho nghĩa quân khi khi nghĩa. Nhà h Lê trên đt Lam Sơn phi tích lu my đi, ít nht là t c bà Trnh Th Ngc Thương, mu thân ca đc Thái t. Bà Ngc L được tiếp nhn mt gia tư giàu có nhưng ming ăn núi l, nếu không biết làm cho ca ci sinh sôi, Thái t không th rnh tay, yên lòng mưu đ đi s và pht c đi nghĩa dng nên nghip ln.
Bà Ngc L xng đáng là mt ni tướng vào bc tài gii nht trong lch s.
Tháng Giêng năm Mu Tut (1418) nghĩa quân Lam Sơn khi binh, tháng tư năm y, quân Minh nh k phn thn dn đường, đánh thng vào hu c Lam Sơn, bà Phm Th Nghiêu b ni quan nhà Minh là Mã Kỳ bt. Theo hu đc Thái t còn li là bà Ngc L và bà Ngc Trn. Năm 1424, bà Ngc Trn mt Ngh An. Trong ni cung ch còn li bà Ngc L. Sau mười năm ln li núi sông cùng chng nm gai nếm mt, năm 1428, cuc chiến toàn thng, con trai Tư T được sách lp làm quc vương “tm coi vic nước”, bà Ngc L mi được phong chc Quc thái mu. Năm 1433 (năm năm sau) Quc vương Tư T b giáng xung Qun vương, bà Ngc L cũng b giáng theo làm Qun mu. Năm 1438, vua Thái tông phế trut Qun vương Tư T làm th dân, bà Ngc L ch còn li chc Thn phi !
          Ti sao bà Ngc L không b đui làm thường dân ?
          Vua Thái tông và đám qun thn xu nnh thương tình bà chăng ? Có l không phi ! Hn bi công lao bà ln quá, quá ln mà bn thân không làm điu gì sai trái ? Đáng tiếc cũng đáng bun là trong s 28 v vua thi Lê sơ được Lê Quý Đôn chép vào mc “Lit truyn” ch có bà Ngc L b thit thòi nht: Cuc đi mt ph n, công lao dường y ch được tóm gn trong vài dòng ch ! Nhà s hc không có tài liu chăng, hay ông không dám chép nhiu hơn ?
          Bà Ngc L và con trai Tư T là hai tn thm kch, hai s phn, đng thi là hai nghi án liên quan vi nhau trong lch s thi Lê sơ.
          Cui đi, đc Thái t sinh nhiu bnh tt nên mt mi, m yếu liên miên, quyn giám quc giao cho Quc vương Tư T, mt người khí cht cng rn, tng tri chiến trn, lp công nơi chiến trường, li cùng Lưu Nhân Chú vào ra hang hùm sói khiến tướng gic Vương Thông thành Đông Quan phi khut phc. Đám b tôi cy công hãn mã mun lng quyn, chuyên quyn không ni, bí mt ra vào tm đin, đt điu nói xu Tư T vi vua, nhm đánh đ Quc vương đ thay vào Nguyên Long, mt chú bé mi mười mt tui. Quc s chép: By gi nhà vua mt mi vì nhiu bnh, chính s ln đu giao cho Quc vương quyết đnh. Nhưng vương mc chng điên cung, giết ba các tỳ thiếp, dn dn không hp ý vua. Năm th 6 (1433) vua gi Thiếu uý Lê Khôi hi v vic lp người ni ngôi, Lê Khôi bàn nên lp Nguyên Long. By gi nhà vua mi quyết. Trong t chiếu, Tư T b kết ti: “Không trung hiếu vi cha m, ngược đãi qun thn, khinh nhn tri đt, không theo đo ca các đng tiên vương”.
          Như vy, ti ca Quc vương Tư T quá ln, vua giáng xung Qun vương còn là nh ! Nhưng ti sao mi “mc chng điên cung, giết ba các tỳ thiếp”, bng dưng sinh ra lm ti to ln tày tri đến thế ? Phi chăng trong lúc quá mt mi, đu óc kém sáng sut, li luôn b ám nh bi mng m v chuyn bà Hin phi Ngc Tn trách móc không thc hin đúng li ha khi bà tun tiết, nên mun b trưởng Tư T thay thế con th Nguyên Long ? Ti sao nhà vua mun phế mà không dám quyết phi nh vào ý kiến ca Lê Khôi mi dám quyết ? Vì Tư T không có ti hoc không đáng ti. Gi s Tư T mc nhng ti tày tri đúng như trên thì vua cn gì phi hi ai ? S thc, Thiếu uý Lê Khôi đưa đón ý vua, chung quanh vua còn có đám qun thn tài thêu dt, gii nnh hót như bn tiu nhân Lê Quc Khí, chuyên hãm hi người hin lương mà chính vua cũng đã nhn ra nên ban lnh t nay v sau cm không được dùng. Sau này, Th tướng Lê Sát mun dùng li Lê Quc Khí nhưng vì đã có lnh cm ca Thái t nên đành phi thôi. Ti sao Lê Sát mun dùng li Lê Quc Khí ? Phi chăng bi “đng khí tương cu” ? Ai dám chc trong v giáng trut Tư T không có bàn tay Lê Sát ?
          Sau khi lên ngôi, Nguyên Long vn chưa yên lòng v Tư T. S chép: “Có 3 người th n chy đến tâu vi vua Thái tông rng: Qun vương (Tư T) nói nhiu điu càn by, quái g, t ra không thun. Nhà vua ni gin, bo các văn võ đi thn và bá quan không được vãng lai ti nơi ca Qun vương. Còn Qun vương nếu không có người ti gi thì không được vào triu. Nếu ai dám tư tình dn vào ca hoc trăm quan có ai dám t ý đến nhà Qun vương thì b ti nng”. Lúc này vua Nguyên Long mi 12 tui. Liu có phi là ý t ca vua hay do đám bi thn đng đu là Lê Sát, ph chính Th tướng mm li ? Tư T Qun vương tr thành tên ti phm b giam lng. Dĩ nhiên li nói ca ba tên th n chưa th đáng tin. Nhưng đi vi người chp pháp chuyên quyn ch cn “chng”, không cn “cung” mà chng đây, phi lý thay, ch là li nói “khu thit vô bng” !
Tuy nhiên, Tư T theo danh nghĩa vn là Qun vương. Tư T chưa chết, h còn chưa ăn ngon ng yên. Nhưng mun giết Tư T cũng khó. Cái khó nht là h s búa rìu dư lun. Phi giết bng cách khác. Và năm 1438, Qun vương Tư T b phế b làm dân thường ! Sau đó ông mt ! Ông t t ? Ông b ng đc ? Hay m bnh ? Hoc ông chết đói ? Ai quan tâm đến mt gã thường dân t c vô thân, sinh vô gia cư, t vô đa táng ? Nhưng dù sao đó cũng là git máu ca Tiên đế, sinh thi ngài có đui làm dân thường đâu ? Người ta buc phi truy phong k thường dân Tư T làm Qun Ai vương ! Cũng đ che ming thế gian ! Và biết đâu, c vì h s cái linh hn oan khut Tư T sng khôn chết thiêng s báo oán tr thù !
          Trong nhng năm tháng cui đi mình, bà Ngc L sng thế nào ? Không có tài liu ghi chép. Chúng ta có th hình dung ni đau kh, s phn ut ca bà. Tư T là con trai duy nht, rt rut đ ra ca đc Lê Thái t và bà. Hai m con bà đu có công đáng k vào s nghip gii phóng dân tc và xây dng đt nước. Bà làm gì nên ti ? Con bà cũng làm gì nên ti ? Con bà sng d chết d thì bà cũng d sng d chết ! Sau khi con bà chết thì bà sng chng bng chết ! Tuy nhiên bà vn sng đến niên hiu Thái Hoà (1443-1453) tc là sau khi xy ra v án L Chi viên (1442) mt thi gian. K ra ông vua này cũng l, lúc sng, nào Quc vương, nào đi thn phi chu ti chết, sau khi nhm mt xuôi tay, ông còn gián tiếp gây cnh thm sát c ba h công thn Nguyn Trãi và Nguyn Th L! Vua Nhân tông lên ngôi kế v, nhưng hy vng gì u chúa còn bng bế trên tay mt s thu t hay gii ni oan tình ?!
          Vn đ gn sáu trăm năm sau hu thế chúng ta đt ra là “Liu Tư T có b oan khut tht không” ?
          Có my điu đáng chú ý nht:
          1. S lun ti “tin hu bt nht”, trước ch là “mc chng điên, giết ba các tỳ thiếp, dn dn không hp ý vua” sau nâng lên “Không trung hiếu vi cha m, ngược đãi qun thn, khinh nhn tri đt, không theo đo ca các đng tiên vương” đ dn đến án phế lp ngôi Hoàng đế, phế trut Quc vương h xung Qun vương.
          2. Lch triu hiến chương, mc Nhân vt ca nhà s hc Phan Huy Chú cho biết Tư T mc ti “hoang dâm phóng túng” nên b trut ngôi.
          3. Tư T b qun chế rt ngt, ba th n hn là do vua sai ti, vua mun bt nói gì tt h phi nói, đ to cái c phế b làm dân thường. Ba điu đó nói lên v án Quc vương Tư T rt m ám, đáng gi là mt nghi án ca lch s đương thi. Bà Quc mu Trnh Th Ngc L do đó b liên lu theo đ chết dn chết mòn ti nơi nào không rõ, đến ni c ngày tháng năm bà t giã cõi đi oan khut cũng chng được biết đến !
          Cuc Hi tho này do h Lê t chc du hơi mun còn hơn không, đ tr li s công bng cho mt bà m Vit Nam trong lch s đã gn 600 năm chu oan trái, bt công. Hu thế chúng ta không quên công đc tri cao bin rng ca Lê Thái t tt phi biết đến và nh công lao vt v gian nan khôn xiết ca Bà. Bà phi được khôi phc chc danh Quc mu như đc Thái t đã ban phong và xng đáng vi s th phng hương khói muôn đi./.