THIÊN XIX - TỬ TRƯƠNG -子張第十九
[19.1]
子張曰:「士見危致命,見得思義,祭思敬,喪思哀,其可已矣。」
XIX.1
Tử Trương viết: “Sĩ kiến nguy trí mệnh, kiến đắc tư nghĩa, tế tư kính, tang tư ai, kì khả dĩ hĩ.
Dịch. – Tử Trương nói: “Kẻ sĩ mà thấy nguy thì không tiếc sinh mạng, thấy được giàu sang thì nghĩ đến nghĩa lí, khi tế tự, nghĩ đến thành kính, gặp việc tang, nghĩ đến sót thương, như vậy là khá rồi”.
Tử Trương viết: “Sĩ kiến nguy trí mệnh, kiến đắc tư nghĩa, tế tư kính, tang tư ai, kì khả dĩ hĩ.
Dịch. – Tử Trương nói: “Kẻ sĩ mà thấy nguy thì không tiếc sinh mạng, thấy được giàu sang thì nghĩ đến nghĩa lí, khi tế tự, nghĩ đến thành kính, gặp việc tang, nghĩ đến sót thương, như vậy là khá rồi”.
[19.2]
子張曰:「執德不弘,信道不篤,焉能為有?焉能為亡?」
XIX.2
Tử Trương viết: “Chấp đức bất hoằng, tín đạo bất đốc, yên năng vi hữu? Yên năng vi vô?”.
Dịch. – Tử Trương nói: “Người giữ đức mà không kiên cường[1], tin nghĩa lí (đạo) mà không dốc lòng, thì đời có họ hay không có họ cũng vậy thôi”.
Tử Trương viết: “Chấp đức bất hoằng, tín đạo bất đốc, yên năng vi hữu? Yên năng vi vô?”.
Dịch. – Tử Trương nói: “Người giữ đức mà không kiên cường[1], tin nghĩa lí (đạo) mà không dốc lòng, thì đời có họ hay không có họ cũng vậy thôi”.
[19.3]
子夏之門人,問「交」於子張。子張曰:「子夏云何?」對曰:「子夏曰:『可者與之,其不可者拒之。』」子張曰:「異乎吾所聞:『君子尊賢而容眾,嘉善而矜不能。』我之大賢與,於人何所不容。我之不賢與,人將拒我,如之何其拒人也!」
XIX.3
Tử Hạ chi môn nhân vấn giao ư Tử Trương. Tử Trương viết: “Tử Hạ vân hà?”. Đối viết: “Tử Hạ viết: “Khả giả dữ chi, kì bất khả giả, cự chi”. Tử Trương viết: “Dị hồ ngô sở văn: Quân tử tôn hiền nhi dong chúng, gia thiện nhi căng bất năng. Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dung? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà, kì sự nhân dã”.
Dịch. – Học trò Tử Hạ hỏi Tử Trương về việc kết bạn. Tử Trương hỏi: “Thầy Tử Hạ dạy như thế nào?”. Đáp: “Thầy Tử Hạ bảo: “Nếu là người khá thì mình kết bạn. Không khá thì nên cự tuyệt”. Tử Trương nói: “Tôi nghe khác vậy: Người quân tử tôn trọng người hiền mà dung nạp mọi người, khen người lương thiện mà thương kẻ bất tài. Ta là bậc đại hiền ư thì ai mà không dung nạp được? Còn như ta mà bất hiền thì người ta cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?”.
Tử Hạ chi môn nhân vấn giao ư Tử Trương. Tử Trương viết: “Tử Hạ vân hà?”. Đối viết: “Tử Hạ viết: “Khả giả dữ chi, kì bất khả giả, cự chi”. Tử Trương viết: “Dị hồ ngô sở văn: Quân tử tôn hiền nhi dong chúng, gia thiện nhi căng bất năng. Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dung? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà, kì sự nhân dã”.
Dịch. – Học trò Tử Hạ hỏi Tử Trương về việc kết bạn. Tử Trương hỏi: “Thầy Tử Hạ dạy như thế nào?”. Đáp: “Thầy Tử Hạ bảo: “Nếu là người khá thì mình kết bạn. Không khá thì nên cự tuyệt”. Tử Trương nói: “Tôi nghe khác vậy: Người quân tử tôn trọng người hiền mà dung nạp mọi người, khen người lương thiện mà thương kẻ bất tài. Ta là bậc đại hiền ư thì ai mà không dung nạp được? Còn như ta mà bất hiền thì người ta cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?”.
[19.4]
子夏曰:「雖小道,必有可觀者焉;致遠恐泥,是以君子不為也。」
XIX.4
Tử Hạ viết: “Tuy tiểu đạo, tất hữu khả quan giả yên. Trí viễn khủng nệ, thị dĩ quân tử bất vi dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Tuy làm nghề nhỏ, cũng đáng xem xét. Nhưng nếu đi sâu vào nghề đó thì e hoá ra câu nệ, cho nên người quân tử không làm”.
Tử Hạ viết: “Tuy tiểu đạo, tất hữu khả quan giả yên. Trí viễn khủng nệ, thị dĩ quân tử bất vi dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Tuy làm nghề nhỏ, cũng đáng xem xét. Nhưng nếu đi sâu vào nghề đó thì e hoá ra câu nệ, cho nên người quân tử không làm”.
[19.5]
子夏曰:「日知其所亡,月無忘其所能,可謂好學也已矣!」
XIX.5
Tử Hạ viết: “Nhật tri kì sở vô, nguyệt vô vong kì sở năng, khả vị hiếu học dã dĩ hĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Mỗi ngày biết thêm được điều chưa biết, mỗi tháng không quên những điều mình đã biết, như vậy có thể gọi là ham học”.
Tử Hạ viết: “Nhật tri kì sở vô, nguyệt vô vong kì sở năng, khả vị hiếu học dã dĩ hĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Mỗi ngày biết thêm được điều chưa biết, mỗi tháng không quên những điều mình đã biết, như vậy có thể gọi là ham học”.
[19.6]
子夏曰:「博學而篤志,切問而近思;仁在其中矣。」
XIX.6
Tử Hạ viết: “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư, nhân tại kì trung hĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Học rộng mà vẫn giữ chí hướng, hỏi điều thiết thực mà nghĩ đến việc gần (việc thực hành những điều đó), đạo nhân ở trong đó”.
Tử Hạ viết: “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư, nhân tại kì trung hĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Học rộng mà vẫn giữ chí hướng, hỏi điều thiết thực mà nghĩ đến việc gần (việc thực hành những điều đó), đạo nhân ở trong đó”.
[19.7]
子夏曰:「百工居肆以成其事;君子學以致其道。」
XIX.7
Tử Hạ viết: “Bách công cư tứ dĩ thành kì sự, quân tử học dĩ trí kỳ đạo”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Thợ trăm nghề phải ở tại chợ (chỗ có xưởng thợ) mới làm được đồ vật. (Cũng vậy) người quân tử phải học tập rồi mới thấy được đạo”.
Tử Hạ viết: “Bách công cư tứ dĩ thành kì sự, quân tử học dĩ trí kỳ đạo”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Thợ trăm nghề phải ở tại chợ (chỗ có xưởng thợ) mới làm được đồ vật. (Cũng vậy) người quân tử phải học tập rồi mới thấy được đạo”.
[19.8]
子夏曰:「小人之過也必文。」
XIX.8
Tử Hạ viết: “Tiểu nhân chi quá dã tất văn”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình”.
Tử Hạ viết: “Tiểu nhân chi quá dã tất văn”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình”.
[19.9]
子夏曰:「君子有三變:望之儼然;即之也溫;聽其言也厲。」
XIX.9
Tử Hạ viết: “Quân tử hữu tam biến: Vọng chi nghiễm nhiên, tức chi dã ôn, thính kì ngôn dã lệ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Người quân tử có ba vẻ biến hoá: Ở xa thì có vẻ trang trọng, đến gần thì có vẻ ôn hoà, nghe lời nói thấy nghiêm”.
Tử Hạ viết: “Quân tử hữu tam biến: Vọng chi nghiễm nhiên, tức chi dã ôn, thính kì ngôn dã lệ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Người quân tử có ba vẻ biến hoá: Ở xa thì có vẻ trang trọng, đến gần thì có vẻ ôn hoà, nghe lời nói thấy nghiêm”.
[19.10]
子夏曰:「君子信而後勞其民;未信,則以為厲己也。信而後諫;未信,則以為謗己也。」
XIX.10
Tử Hạ viết: “Quân tử tín nhi hậu lao kì dân, vị tín tắc dĩ vi lệ kỉ dã. Tín nhi hậu gián, vị tín, tắc dĩ vi báng kỉ dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Người quân tử phải được dân tin rồi sau mới bắt dân làm việc khó nhọc được, nếu chưa được dân tin thì họ cho là làm khổ họ. Phải được người trên tin rồi mới can ngăn, nếu chưa được người trên tin thì họ cho là huỷ báng họ”.
Tử Hạ viết: “Quân tử tín nhi hậu lao kì dân, vị tín tắc dĩ vi lệ kỉ dã. Tín nhi hậu gián, vị tín, tắc dĩ vi báng kỉ dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Người quân tử phải được dân tin rồi sau mới bắt dân làm việc khó nhọc được, nếu chưa được dân tin thì họ cho là làm khổ họ. Phải được người trên tin rồi mới can ngăn, nếu chưa được người trên tin thì họ cho là huỷ báng họ”.
[19.11]
子夏曰:「大德不踰閑;小德出入可也。」
XIX.11
Tử Hạ viết: “Đại đức bất du nhàn, tiểu đức xuất nhập khả dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Không được vượt qua đại tiết[2], còn tiểu tiết thì tuỳ tiện, ở trong phạm vi hay ra ngoài cũng được” (vì không phạm đến đại tiết).
Tử Hạ viết: “Đại đức bất du nhàn, tiểu đức xuất nhập khả dã”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Không được vượt qua đại tiết[2], còn tiểu tiết thì tuỳ tiện, ở trong phạm vi hay ra ngoài cũng được” (vì không phạm đến đại tiết).
[19.12]
子游曰:「子夏之門人小子,當洒掃,應對,進退,則可矣。抑末也;本之則無,如之何?」子夏聞之曰:「噫!言游過矣!君子之道,孰先傳焉?孰後倦焉?譬諸草木,區以別矣。君子之道,焉可誣也?有始有卒者,其惟聖人乎!」
XIX.12
Tử Du viết: “Tử Hạ chi môn nhân tiểu tử đương sái tảo, ứng đối, tiến thoái, tắc khả hĩ, ức mạt dã, bổn chi tắc vô, như chi hà?”. Tử Hạ văn chi, viết: “Y! Ngôn du quá hĩ. Quân tử chi đạo, thục tiên truyền yên? Thục hậu quyện yên? Thí chư thảo mộc, khu dĩ biệt hĩ. Quân tử chi đạo, yên khả vu dã? Hữu thủy hữu tốt giả, kì duy thánh nhân hồ?”.
Dịch. – Tử Du nói: “Học trò thầy Tử Hạ, làm việc vẩy nước, quét tước, ứng đối, tới lui thì được, nhưng đó chỉ là cái ngọn, còn gốc không có, thì sao học nên được?”. Tử Hạ nghe vậy, bảo: “Ngôn Du (Tử Du) nói sai rồi. Đạo của người quân tử, cái gì nên dạy trước? Cái gì để sau mà không dạy[3]? Ví như cây cỏ, có nhiều loại khác nhau. Đạo của người quân tử đâu có thể vu hoặc được?”. (giấu điều chánh mà dạy điều phụ). Biết theo thứ tự, điều nào dạy trước, điều nào dạy sau, chứ nếu cùng dạy một lúc cả ngọn lẫn gốc thì chỉ thánh nhân mới theo được[4]”.
Dịch. – Tử Du nói: “Học trò thầy Tử Hạ, làm việc vẩy nước, quét tước, ứng đối, tới lui thì được, nhưng đó chỉ là cái ngọn, còn gốc không có, thì sao học nên được?”. Tử Hạ nghe vậy, bảo: “Ngôn Du (Tử Du) nói sai rồi. Đạo của người quân tử, cái gì nên dạy trước? Cái gì để sau mà không dạy[3]? Ví như cây cỏ, có nhiều loại khác nhau. Đạo của người quân tử đâu có thể vu hoặc được?”. (giấu điều chánh mà dạy điều phụ). Biết theo thứ tự, điều nào dạy trước, điều nào dạy sau, chứ nếu cùng dạy một lúc cả ngọn lẫn gốc thì chỉ thánh nhân mới theo được[4]”.
[19.13]
子夏曰:「仕而優則學;學而優則仕。」
XIX.13
Tử Hạ viết: Sĩ nhi ưu tắc học, học nhi ưu tắc sĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Làm quan mà thừa thì giờ, sức khoẻ thì nên học, học mà thừa thì giờ, sức khoẻ thì nên làm quan”.
Tử Hạ viết: Sĩ nhi ưu tắc học, học nhi ưu tắc sĩ”.
Dịch. – Tử Hạ nói: “Làm quan mà thừa thì giờ, sức khoẻ thì nên học, học mà thừa thì giờ, sức khoẻ thì nên làm quan”.
[19.14]
子游曰:「喪致乎哀而止。」
XIX.14
Tử Du viết: “Tang trí hồ ai nhi chỉ”.
Dịch. – Tử Du nói: “Tang lễ mà (biểu lộ) hết lòng thương xót là đủ rồi”.
Chú thích. – Có thể hiểu là không nên bày vẽ loè loẹt, hoặc không nên thương xót đến mức huỷ hoại thân thể.
Tử Du viết: “Tang trí hồ ai nhi chỉ”.
Dịch. – Tử Du nói: “Tang lễ mà (biểu lộ) hết lòng thương xót là đủ rồi”.
Chú thích. – Có thể hiểu là không nên bày vẽ loè loẹt, hoặc không nên thương xót đến mức huỷ hoại thân thể.
[19.15]
子游曰:「吾友張也,為難能也;然而未仁。」
XIX.15
Tử Du viết: “Ngô hữu Trương dã, vi nan năng dã, nhiên nhi vị nhân”.
Dịch. – Tử Du nói: “Bạn tôi là Tử Trương (đức đã cao) khó mà giữ được như anh ấy, nhưng chưa phải là bậc nhân”. (Có lẽ vì tính phóng khoáng, thiên lệch, thái quá – Coi cuốn Khổng tử - chương IV).
Tử Du viết: “Ngô hữu Trương dã, vi nan năng dã, nhiên nhi vị nhân”.
Dịch. – Tử Du nói: “Bạn tôi là Tử Trương (đức đã cao) khó mà giữ được như anh ấy, nhưng chưa phải là bậc nhân”. (Có lẽ vì tính phóng khoáng, thiên lệch, thái quá – Coi cuốn Khổng tử - chương IV).
[19.16]
曾子曰:「堂堂乎張也!難與並為仁矣。」
XIX.16
Tăng Tử viết: “Đường đường hồ Trương dã. Nan dữ tịnh vi nhân hĩ”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Tử Trương thật có vẻ đàng hoàng, nhưng khó làm chung việc nhân với anh ấy được”.
Tăng Tử viết: “Đường đường hồ Trương dã. Nan dữ tịnh vi nhân hĩ”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Tử Trương thật có vẻ đàng hoàng, nhưng khó làm chung việc nhân với anh ấy được”.
[19.17]
曾子曰:「吾聞諸夫子:『人未有自致者也必也,親喪乎!』」
XIX.17
Tăng Tử viết: “Ngô văn chư phu tử: Nhân vị hữu tự trí giả dã, tất dã thân tang hồ?”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Ta nghe thầy ta nói: Người ta trong các việc khác chưa biểu lộ được hết tình cảm tự nhiên, chỉ trong việc tang cha mẹ là biểu lộ được hết thôi”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Ta nghe thầy ta nói: Người ta trong các việc khác chưa biểu lộ được hết tình cảm tự nhiên, chỉ trong việc tang cha mẹ là biểu lộ được hết thôi”.
[19.18]
曾子曰:「吾聞諸夫子:『孟莊子之孝也,其他可能也,其不改父之臣與父之政,是難能也。』」
XIX.18
Tăng Tử viết: “Ngô văn chư phu tử: Mạnh Trang tử chi hiếu dã, kì tha khả năng dã; kì bất cải phụ chi thần dữ phụ chi chính, thị nan năng dã”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Ta nghe thầy ta nói: Ông Mạnh Trang tử (một đại phu nước Lỗ) có những điều hiếu khác mà người ta làm được, chỉ có điều này là không thay bề tôi và chính trị của cha là khó mà làm được”.
Tăng Tử viết: “Ngô văn chư phu tử: Mạnh Trang tử chi hiếu dã, kì tha khả năng dã; kì bất cải phụ chi thần dữ phụ chi chính, thị nan năng dã”.
Dịch. – Tăng tử nói: “Ta nghe thầy ta nói: Ông Mạnh Trang tử (một đại phu nước Lỗ) có những điều hiếu khác mà người ta làm được, chỉ có điều này là không thay bề tôi và chính trị của cha là khó mà làm được”.
[19.19]
孟氏使陽膚為士師,問於曾子。曾子曰:「上失其道,民散久矣!如得其情,則哀矜而勿喜。」
XIX.19
Mạnh thị sử Dương Phu vi sĩ sư, vấn ư Tăng tử. Tăng tử viết: “Thượng thất kì đạo, dân tán cửu hĩ. Như đắc kì tình, tắc ai căng nhi vật hỉ”.
Dịch. – Họ Mạnh dùng Dương Phu (một môn sinh của Tăng tử) làm pháp quan. Dương Phu đến hỏi Tăng tử. Tăng tử bảo: “Người trên bỏ chính đạo, dân chúng đã phóng túng, không giữ phép từ lâu rồi. Nếu xét được thực tình của người phạm tội thì nên thương xót họ chứ đừng nên mừng” (về tài minh quyết của mình).
Mạnh thị sử Dương Phu vi sĩ sư, vấn ư Tăng tử. Tăng tử viết: “Thượng thất kì đạo, dân tán cửu hĩ. Như đắc kì tình, tắc ai căng nhi vật hỉ”.
Dịch. – Họ Mạnh dùng Dương Phu (một môn sinh của Tăng tử) làm pháp quan. Dương Phu đến hỏi Tăng tử. Tăng tử bảo: “Người trên bỏ chính đạo, dân chúng đã phóng túng, không giữ phép từ lâu rồi. Nếu xét được thực tình của người phạm tội thì nên thương xót họ chứ đừng nên mừng” (về tài minh quyết của mình).
[19.20]
子貢曰:「紂之不善,不如是之甚也。是以君子惡居下流,天下之惡皆歸焉。」
XIX.20
Tử Cống viết: “Trụ chi bất thiện, bất như thị chi thậm dã. Thị dĩ quân tử ố cư hạ lưu, thiên hạ chi ác giai qui yên”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Những tội ác của vua Trụ không đến nỗi quá lắm như người ta truyền. Sở dĩ người quân tử không muốn ở chung với đám hạ lưu (mà mang tiếng) vì bao nhiêu tội ác trong thiên hạ đều dồn về đó”.
Tử Cống viết: “Trụ chi bất thiện, bất như thị chi thậm dã. Thị dĩ quân tử ố cư hạ lưu, thiên hạ chi ác giai qui yên”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Những tội ác của vua Trụ không đến nỗi quá lắm như người ta truyền. Sở dĩ người quân tử không muốn ở chung với đám hạ lưu (mà mang tiếng) vì bao nhiêu tội ác trong thiên hạ đều dồn về đó”.
[19.21]
子貢曰:「君子之過也,如日月之食焉。過也,人皆見之;更也,人皆仰之。」
XIX.21
Tử Cống viết: “Quân tử chi quá dã, như nhật nguyệt chi thực yên: Quá dã, nhân giai kiến chi; canh dã nhân giai ngưỡng chi”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Người quân tử có lỗi thì như nhật thực, nguyệt thực: có lỗi thì ai cũng thấy, mà khi sửa lỗi thì ai cũng ngưỡng vọng”.
Tử Cống viết: “Quân tử chi quá dã, như nhật nguyệt chi thực yên: Quá dã, nhân giai kiến chi; canh dã nhân giai ngưỡng chi”.
Dịch. – Tử Cống nói: “Người quân tử có lỗi thì như nhật thực, nguyệt thực: có lỗi thì ai cũng thấy, mà khi sửa lỗi thì ai cũng ngưỡng vọng”.
[19.22]
衛公孫朝問於子貢曰:「仲尼焉學?」子貢曰:「文武之道,未墜於地,在人。賢者識其大者,不賢者識其小者,莫不有文武之道焉。夫子焉不學,而亦何常師之有!」
XIX.22
Vệ Công tôn Triều vấn ư Tử Cống, viết: “Trọng Ni yên học?”. Tử Cống viết: “Văn Võ chi đạo, vị trụy ư địa, tại nhân. Hiền giả chí kì đại giả, bất hiền giả, chí kì tiểu giả, mạc bất hữu Văn Vũ chi đạo yên. Phu tử yên bất học? Nhi diệc hà thường sư chi hữu?”.
Dịch. – Công tôn Triều (đại phu nước Vệ) hỏi Tử Cống: “Ông Trọng Ni học với ai?”. Tử Cống đáp: “Đạo của vua Văn vua Võ (nhà Chu) chưa mất, còn có người bảo tồn được. Người hiền ghi được những điều trọng đại, người bất hiền nhớ được những điều nhỏ nhặt, không đâu không có đạo của vua Văn vua Võ. Thầy tôi gặp đâu mà không học, hà tất phải học riêng một thầy nào?”.
Dịch. – Công tôn Triều (đại phu nước Vệ) hỏi Tử Cống: “Ông Trọng Ni học với ai?”. Tử Cống đáp: “Đạo của vua Văn vua Võ (nhà Chu) chưa mất, còn có người bảo tồn được. Người hiền ghi được những điều trọng đại, người bất hiền nhớ được những điều nhỏ nhặt, không đâu không có đạo của vua Văn vua Võ. Thầy tôi gặp đâu mà không học, hà tất phải học riêng một thầy nào?”.
[19.23]
叔孫武叔語大夫於朝曰:「子貢賢於仲尼。」子服景伯以告子貢。子貢曰:「譬之宮牆:賜之牆也及肩,窺見屋家之好;夫子之牆數仞,不得其門而入,不見宗廟之美,百官之富。得其門者或寡矣!夫子之云,不亦宜乎!」
XIX.23
Thúc tôn Võ Thúc ngứ đại phu ư triều viết: “Tử Cống hiền ư Trọng Ni”. Tử Phục Cảnh Bá dĩ cáo Tử Cống. Tử cống viết: “Thí chi cung tường. Tứ chi tường dã cập kiên khuy kiến thất gia chi hảo. Phu tử chi tường sổ nhận, bất đắc kì môn nhi nhập, bất kiến tôn miếu chi mĩ, bách quan chi phú. Đắc kì môn giả hoặc quả hĩ. Phu tử chi vân, bất diệc nghi hồ?”.
Dịch. – Thúc tôn Võ Thúc (một đại phu nước Lỗ) nói với các quan đại phu ở triều: “Ông Tử Cống tài giỏi hôn ông Trọng Ni”. Tử Phục Cảnh Bá thuật lại lời đó với Tử Cống. Tử Cống nói: “Lấy bức tường cung thất làm thí dụ. Bức tường của Tứ tôi cao tới vai, nên người ở ngoài thấy được những cái đẹp trong nhà. Bức tường của thầy tôi cao mấy nhận (mỗi nhận thời đó bảy tám thước, mỗi thước một gang tay), nếu không qua cửa mà vào thì không thấy được những cái đẹp trong tôn miếu, sự kiến trúc các điện phong phú ra sao. Hoặc giả ít người qua được cửa. Vậy lời của ông Thúc tôn Võ Thúc không hợp rồi (sai rồi)”.
Thúc tôn Võ Thúc ngứ đại phu ư triều viết: “Tử Cống hiền ư Trọng Ni”. Tử Phục Cảnh Bá dĩ cáo Tử Cống. Tử cống viết: “Thí chi cung tường. Tứ chi tường dã cập kiên khuy kiến thất gia chi hảo. Phu tử chi tường sổ nhận, bất đắc kì môn nhi nhập, bất kiến tôn miếu chi mĩ, bách quan chi phú. Đắc kì môn giả hoặc quả hĩ. Phu tử chi vân, bất diệc nghi hồ?”.
Dịch. – Thúc tôn Võ Thúc (một đại phu nước Lỗ) nói với các quan đại phu ở triều: “Ông Tử Cống tài giỏi hôn ông Trọng Ni”. Tử Phục Cảnh Bá thuật lại lời đó với Tử Cống. Tử Cống nói: “Lấy bức tường cung thất làm thí dụ. Bức tường của Tứ tôi cao tới vai, nên người ở ngoài thấy được những cái đẹp trong nhà. Bức tường của thầy tôi cao mấy nhận (mỗi nhận thời đó bảy tám thước, mỗi thước một gang tay), nếu không qua cửa mà vào thì không thấy được những cái đẹp trong tôn miếu, sự kiến trúc các điện phong phú ra sao. Hoặc giả ít người qua được cửa. Vậy lời của ông Thúc tôn Võ Thúc không hợp rồi (sai rồi)”.
[19.24]
叔孫武叔毀仲尼。子貢曰:「無以為也!仲尼不可毀也。他人之賢者,丘陵也,猶可踰也;仲尼,日月也,無得而踰焉。人雖欲自絕,其何傷於日月乎?多見其不知量也!」
XIX.24
Thúc tôn Võ Thúc hủy Trọng Ni. Tử Cống viết: “Vô dĩ vi dã. Trọng Ni bất khả hủy dã. Tha nhân chi hiền giả, khâu lăng dã, do khả du dã. Trọng Ni nhật nguyệt dã, vô đắc nhi du yên. Nhân tuy dục tự tuyệt, kì hà thương ư nhật nguyệt hồ? Đa. Kiến kì bất tri lượng dã”.
Dịch. – Thúc tôn Võ Thúc chê Trọng Ni. Tử Cống nói: “Đừng nên làm vậy. Thầy Trọng Ni không thể huỷ báng được. Tài đúc của người khác cao như cái gò, cái đống, còn có thể qua được. Người ta dù muốn tự cách tuyệt (mà huỷ báng) thì có hại gì cho mặt trời, mặt trăng đâu! Chỉ tỏ rằng mình không biết lượng cao thấp mà thôi”.
Thúc tôn Võ Thúc hủy Trọng Ni. Tử Cống viết: “Vô dĩ vi dã. Trọng Ni bất khả hủy dã. Tha nhân chi hiền giả, khâu lăng dã, do khả du dã. Trọng Ni nhật nguyệt dã, vô đắc nhi du yên. Nhân tuy dục tự tuyệt, kì hà thương ư nhật nguyệt hồ? Đa. Kiến kì bất tri lượng dã”.
Dịch. – Thúc tôn Võ Thúc chê Trọng Ni. Tử Cống nói: “Đừng nên làm vậy. Thầy Trọng Ni không thể huỷ báng được. Tài đúc của người khác cao như cái gò, cái đống, còn có thể qua được. Người ta dù muốn tự cách tuyệt (mà huỷ báng) thì có hại gì cho mặt trời, mặt trăng đâu! Chỉ tỏ rằng mình không biết lượng cao thấp mà thôi”.
[19.25]
陳子禽謂子貢曰:「子為恭也,仲尼豈賢於子乎?」子貢曰:「君子一言以為知,一言以為不知,言不可不慎也!夫子之不可及也,猶天之不可階而升也。夫子之得邦家者。所謂『立之斯立,道之期行,綏之期來,動之斯和。其生也榮,其死也哀』;如之何其可及也?」
XIX.25
Trần Tử Cầm vị Tử Cống viết: “Tử vi cung dã? Trọng Ni khởi hiền ư tử hồ?”. Tử Cống viết: “Quân tử nhất ngôn dĩ vi trí, nhất ngôn dĩ vi bất trí, ngôn bất khả bất thận dã. Phu tử chi bất khả cập dã, do thiên chi bất khả giai nhi thăng dã. Phu tử chi đắc bang gia giả, sở vị lập chi tư lập, đạo chi kì hành, tuy chi tư lai, động chi tư hòa. Kì sinh dã vinh, kì tử dã ai, như chi hà kì khả cập dã?”.
Dịch. – Trần Tử Cầm (Trần Cang) nói với Tử Cống: “Anh khiêm cung đấy thôi. Thầy Trọng Ni làm sao tài đức hơn anh được?”. Tử Cống bảo: “Người quân tử nói ra một lời mà người ta cho mình là khôn, hay không khôn, cho nên không thể không thận trọng lời nói. Thầy chúng ta không ai bì kịp được, cũng như trời không thể bắt thang mà lên được. Nếu thầy chúng ta được cầm quyền một nước hay một nhà (ấp của đại phu), thì như người xưa nói, gây dựng cho dân, dân sẽ tự lập, dắt dẫn dân, dân sẽ biết đường mà đi, vỗ yên dân, dân sẽ qui phụ, cổ võ dân, dân sẽ hiệp lực với nhau. Khi sống được mọi người tôn kính. Khi chết được mọi người thương xót. Ai có thể bì kịp với thầy chúng ta được?”.
THIÊN XX - NGHIÊU VIẾT-堯曰第二十
Trần Tử Cầm vị Tử Cống viết: “Tử vi cung dã? Trọng Ni khởi hiền ư tử hồ?”. Tử Cống viết: “Quân tử nhất ngôn dĩ vi trí, nhất ngôn dĩ vi bất trí, ngôn bất khả bất thận dã. Phu tử chi bất khả cập dã, do thiên chi bất khả giai nhi thăng dã. Phu tử chi đắc bang gia giả, sở vị lập chi tư lập, đạo chi kì hành, tuy chi tư lai, động chi tư hòa. Kì sinh dã vinh, kì tử dã ai, như chi hà kì khả cập dã?”.
Dịch. – Trần Tử Cầm (Trần Cang) nói với Tử Cống: “Anh khiêm cung đấy thôi. Thầy Trọng Ni làm sao tài đức hơn anh được?”. Tử Cống bảo: “Người quân tử nói ra một lời mà người ta cho mình là khôn, hay không khôn, cho nên không thể không thận trọng lời nói. Thầy chúng ta không ai bì kịp được, cũng như trời không thể bắt thang mà lên được. Nếu thầy chúng ta được cầm quyền một nước hay một nhà (ấp của đại phu), thì như người xưa nói, gây dựng cho dân, dân sẽ tự lập, dắt dẫn dân, dân sẽ biết đường mà đi, vỗ yên dân, dân sẽ qui phụ, cổ võ dân, dân sẽ hiệp lực với nhau. Khi sống được mọi người tôn kính. Khi chết được mọi người thương xót. Ai có thể bì kịp với thầy chúng ta được?”.
THIÊN XX - NGHIÊU VIẾT-堯曰第二十
[20.1]
堯曰:「咨!爾舜!天之曆數在爾躬,允執其中!四海困窮,天祿永終。」舜亦以命禹。曰:「予小子履,敢用玄牡,敢昭告于皇皇后帝:有罪不敢赦,帝臣不蔽,簡在帝心!朕躬有罪,無以萬方;萬方有罪,罪在朕躬。」「周有大賚,善人是富。」「雖有周親,不如仁人;百姓有過,在予一人。謹權量,審法度,修廢官,四方之政行焉。興滅國,繼絕世,舉逸民,天下之民歸心焉。所重民:食、喪、祭。寬則得眾,信則民任焉。敏則有功,公則說。」
XX.1
Nghiêu viết: “Tư! Nhĩ Thuấn, thiên chi lịch số tại nhĩ cung, doãn chấp kì trung. Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung”. Thuấn diệc dĩ mệnh Vũ.
Viết: “Dư tiểu tử Lí, cảm dụng huyền mẫu, cảm chiêu cáo vu hoàng hoàng hậu Đế: Hữu tội bất cảm xá. Đế thần bất tế, giản tại Đế tâm. Trẫm cung hữu tội, vô dĩ vạn phương; vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung”.
Nghiêu viết: “Tư! Nhĩ Thuấn, thiên chi lịch số tại nhĩ cung, doãn chấp kì trung. Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung”. Thuấn diệc dĩ mệnh Vũ.
Viết: “Dư tiểu tử Lí, cảm dụng huyền mẫu, cảm chiêu cáo vu hoàng hoàng hậu Đế: Hữu tội bất cảm xá. Đế thần bất tế, giản tại Đế tâm. Trẫm cung hữu tội, vô dĩ vạn phương; vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung”.
*
Chu hữu đại lại, thiện nhân thị phú. Tuy hữu chu thân, bất như nhân nhân. Bách tính hữu quá, tại dư nhất nhân”.
Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ, tu phế quan, tứ phương chi chính hành yên. Hưng diệt quốc, tu phế quan, kế tuyệt thế, cử dật dân, thiên hạ chi dân qui tâm yên. Sở trọng: Dân, thực, tang, tế. Khoan tắc đắc chúng, tín tắc dân nhiệm yên, mẫn tắc hữu công, công tắc duyệt”.
Dịch. – (Khi nhường ngôi cho ông Thuấn) vua Nghiêu bảo: “Hỡi ông Thuấn, mệnh trời tuần hoàn, nay ngôi vua về ông; ông nên thành thực giữ đạo trung chính. Nếu dân trong bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ mất hẳn đấy. (Về sau) vua Thuấn lại truyền những lời đó cho vua Vũ.
Chú thích. – Vua Nghiêu, nhà Đào Đường: 2356-2255; vua Thuấn, nhà Hữu Ngu: 2255-2205; vua Vũ: 2205-2197, sáng lập nhà Hạ, (cho nên cũng gọi ông là Hạ Vũ). Sau, nhà Hạ suy, bị chư hầu ông Lí đánh đuổi, lên ngôi, hiệu là Thành Thang (1766-1753), lập nhà Thương (cũng gọi là nhà Ân: 1766-1122). Chúng ta nhận thấy câu đầu có vần: cung, trung, cùng, chung; chắc viết khá trễ vào giữ thời Chiến Quốc.
Chu hữu đại lại, thiện nhân thị phú. Tuy hữu chu thân, bất như nhân nhân. Bách tính hữu quá, tại dư nhất nhân”.
Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ, tu phế quan, tứ phương chi chính hành yên. Hưng diệt quốc, tu phế quan, kế tuyệt thế, cử dật dân, thiên hạ chi dân qui tâm yên. Sở trọng: Dân, thực, tang, tế. Khoan tắc đắc chúng, tín tắc dân nhiệm yên, mẫn tắc hữu công, công tắc duyệt”.
Dịch. – (Khi nhường ngôi cho ông Thuấn) vua Nghiêu bảo: “Hỡi ông Thuấn, mệnh trời tuần hoàn, nay ngôi vua về ông; ông nên thành thực giữ đạo trung chính. Nếu dân trong bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ mất hẳn đấy. (Về sau) vua Thuấn lại truyền những lời đó cho vua Vũ.
Chú thích. – Vua Nghiêu, nhà Đào Đường: 2356-2255; vua Thuấn, nhà Hữu Ngu: 2255-2205; vua Vũ: 2205-2197, sáng lập nhà Hạ, (cho nên cũng gọi ông là Hạ Vũ). Sau, nhà Hạ suy, bị chư hầu ông Lí đánh đuổi, lên ngôi, hiệu là Thành Thang (1766-1753), lập nhà Thương (cũng gọi là nhà Ân: 1766-1122). Chúng ta nhận thấy câu đầu có vần: cung, trung, cùng, chung; chắc viết khá trễ vào giữ thời Chiến Quốc.
*
(Khi lên ngôi – có sách giảng là nhân một lần đảo vũ) vua Thành Thang cáo với Trời: “Đứa tiểu tử (con nhỏ) này tên là Lí, mạo muội dùng con bò đực đen để tế, mạo muội cáo bạch với Thượng Đế chí tôn chí cao rằng: “Kẻ có tội (có sách bảo đây ám chỉ vua Kiệt), tiểu tử không dám tha. Nhưng kẻ bề tôi của Thượng Đế ai thiện, ai ác, tiểu tử không dám giấu, vì lòng Thượng Đế rõ rồi. Bản thân trẫm[1]
(Khi lên ngôi – có sách giảng là nhân một lần đảo vũ) vua Thành Thang cáo với Trời: “Đứa tiểu tử (con nhỏ) này tên là Lí, mạo muội dùng con bò đực đen để tế, mạo muội cáo bạch với Thượng Đế chí tôn chí cao rằng: “Kẻ có tội (có sách bảo đây ám chỉ vua Kiệt), tiểu tử không dám tha. Nhưng kẻ bề tôi của Thượng Đế ai thiện, ai ác, tiểu tử không dám giấu, vì lòng Thượng Đế rõ rồi. Bản thân trẫm[1]
*
(Sau khi Võ vương diệt Trụ) nhà Chu được trời thưởng lớn, nên có nhiều người thiện[2]. (Và những người này được Võ vương phong làm vua chư hầu). Khi phong Tề Thái công[3]) Võ vương bảo: “Tuy có người thân thích rất gần, cũng không bằng có người nhân đức. Trăm họ có lỗi, đều tại một mình ta (không biết giáo hoá).
(Võ vương) định lại cẩn thận cái cân và đồ đo lường, chế định pháp độ, không phục lại những quan chức đã bị (vua Trụ) bãi bỏ, chính lệnh trong thiên hạ được thi hành. Ông phục hưng những nước chư hầu đã bị diệt, cho người nối tiếp những dòng họ đã bị tuyệt, đề bạt những người ẩn dật có tài đức nên nhân dân khắp nơi qui phục. Ông coi trọng những việc này nhất: Thương dân[4], lương thực, tang lễ, tế tự. Ông khoan hậu nên được lòng người, thành thực nên được trăm họ tín nhiệm, cần mẫn nên thành công, công bình nên mọi người vui vẻ.
Chú thích. – Bài này có thể là ý của Khổng tử, người sau chép lại, thiếu liên lạc mà đoạn cuối có mấy câu: “Khoan tắc đắc chúng, tín đắc dân nhiệm, mẫn tắc hữu công” trùng với bài XVII.6.
(Sau khi Võ vương diệt Trụ) nhà Chu được trời thưởng lớn, nên có nhiều người thiện[2]. (Và những người này được Võ vương phong làm vua chư hầu). Khi phong Tề Thái công[3]) Võ vương bảo: “Tuy có người thân thích rất gần, cũng không bằng có người nhân đức. Trăm họ có lỗi, đều tại một mình ta (không biết giáo hoá).
(Võ vương) định lại cẩn thận cái cân và đồ đo lường, chế định pháp độ, không phục lại những quan chức đã bị (vua Trụ) bãi bỏ, chính lệnh trong thiên hạ được thi hành. Ông phục hưng những nước chư hầu đã bị diệt, cho người nối tiếp những dòng họ đã bị tuyệt, đề bạt những người ẩn dật có tài đức nên nhân dân khắp nơi qui phục. Ông coi trọng những việc này nhất: Thương dân[4], lương thực, tang lễ, tế tự. Ông khoan hậu nên được lòng người, thành thực nên được trăm họ tín nhiệm, cần mẫn nên thành công, công bình nên mọi người vui vẻ.
Chú thích. – Bài này có thể là ý của Khổng tử, người sau chép lại, thiếu liên lạc mà đoạn cuối có mấy câu: “Khoan tắc đắc chúng, tín đắc dân nhiệm, mẫn tắc hữu công” trùng với bài XVII.6.
[20.2]
子張問於孔子曰:「何如,斯可以從政矣?」子曰:「尊五美,屏四惡,斯可以從政矣。」子張曰:「何謂五美?」子曰:「君子惠而不費;勞而不怨;欲而不貪;泰而不驕;威而不猛。」子張曰:「何謂惠而不費?」子曰:「因民之所利而利之,斯不亦惠而不費乎?擇可勞而勞之,又誰怨!欲仁而得仁,又焉貪!君子無眾寡,無小大,無敢慢,斯不亦泰而不驕乎!君子正其衣冠,尊其瞻視,儼然人望而畏之,斯不亦威而不猛乎!」子張曰:「何謂四惡?」子曰:「不教而殺謂之虐;不戒視成謂之暴;慢令致期謂之賊;猶之與人也,出納之吝,謂之有司。」
XX.2
Tử Trương vấn ư Khổng Tử viết: “Hà như, tư khả dĩ tòng chính hĩ”. Tử viết: “Tôn ngũ mĩ, bính tứ ác, tư khả dĩ tòng chính hĩ”. Tử trương viết: “Hà vị ngũ mĩ?”. Tử viết: “Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh”. Tử Trương viết: “Hà vị huệ nhi bất phí?”. Tử viết: “Nhân dân chi sở lợi nhi lợi chi, tư bất diệc huệ nhi bất phí hồ? Trạch khả lao nhi lao chi, hựu thùy oán? Dục nhân nhi đắc nhân, hựu yên tham? Quân tử vô chúng quá, vô tiểu đại, vô cảm mạn, tư bất diệc thái nhi bất kiêu hồ? Quân tử chính kì y quan, tôn kì chiêm thị, nghiễm nhiên nhân vọng nhi uy chi, tư bất diệc uy nhi bất mãnh hồ?”. Tử Trương viết: “Hà vị tứ ác?”. Tử viết: “Bất giáo nhi sát, vị chi ngược; bất giới thị thành, vị chi bạo; mạn lệnh trí kì, vị chi tặc; do chi dữ nhân dã, xuất nạp chi lận, vị chi hữu ti”.
Dịch. – Tử Trương hỏi Khổng tử: “Thế nào thì có thể tòng chính (gánh việc được) được?”. Khổng tử đáp: “Phải trọng năm điều tốt, trừ bốn điều xấu thì có thể tòng chính được”. Tử Trương hỏi: “Thế nào là năm điều tốt?”. Khổng tử đáp: “Người quân tử ban ân huệ cho dân mà không hao tốn, khiến dân làm việc khó nhọc mà dân không oán, có lòng muốn mà dân không tham, thư thái mà không kiêu căng, uy nghiêm mà không dữ tợn”. Tử Trương hỏi: “Thế nào mà ban ân huệ cho dân mà không hao tốn?...”. Khổng tử đáp: “Nhân cái lợi của dân mà làm lợi cho dân (chẳng hạn dân ở miền núi, miền biển… cái lợi của núi, của biển, khuếch trương những lợi đó cho dân) thì chẳng phải là ban ân huệ cho dân mà không hao tốn ư? Chọn việc phải làm và lúc nào đáng làm mà khiến cho dân làm, như vậy thì ai oán? Muốn có điều nhân mà được điều nhân thì còn gì mà tham? Người quân tử đối với dân, chẳng kể là đám đông hay ít, người lớn hay người nhỏ (có người dịch là chẳng kể việc lớn hay việc nhỏ), không dám khinh thường, trễ biếng, như vậy chẳng phải là thư thái mà không kiêu căng ư? Người quân tử mũ áo chỉnh tề, nhìn ngó đoan chính, dáng mạo trang trọng, ai trông thấy cũng kính sợ, như vậy chẳng phải uy nghiêm mà không dữ tợn ư?”. Tử Trương hỏi: “Thế nào là bốn điều xấu?”. Khổng tử đáp: “Không giáo hoá dân, để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược; không cắt đặt, răn bảo trước mà muốn có thành tích, như vậy là hung bạo; khi ra lệnh thì không bảo là cấp bách rồi đột nhiên bắt dân phải làm xong trong một kì hạn gấp, như vậy là hại dân; khi cho dân cái gì mà so đo bỏn xẻn với dân, như vậy là có thói nhỏ nhen của một viên chức thấp (hữu ti)”
Tử Trương vấn ư Khổng Tử viết: “Hà như, tư khả dĩ tòng chính hĩ”. Tử viết: “Tôn ngũ mĩ, bính tứ ác, tư khả dĩ tòng chính hĩ”. Tử trương viết: “Hà vị ngũ mĩ?”. Tử viết: “Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh”. Tử Trương viết: “Hà vị huệ nhi bất phí?”. Tử viết: “Nhân dân chi sở lợi nhi lợi chi, tư bất diệc huệ nhi bất phí hồ? Trạch khả lao nhi lao chi, hựu thùy oán? Dục nhân nhi đắc nhân, hựu yên tham? Quân tử vô chúng quá, vô tiểu đại, vô cảm mạn, tư bất diệc thái nhi bất kiêu hồ? Quân tử chính kì y quan, tôn kì chiêm thị, nghiễm nhiên nhân vọng nhi uy chi, tư bất diệc uy nhi bất mãnh hồ?”. Tử Trương viết: “Hà vị tứ ác?”. Tử viết: “Bất giáo nhi sát, vị chi ngược; bất giới thị thành, vị chi bạo; mạn lệnh trí kì, vị chi tặc; do chi dữ nhân dã, xuất nạp chi lận, vị chi hữu ti”.
Dịch. – Tử Trương hỏi Khổng tử: “Thế nào thì có thể tòng chính (gánh việc được) được?”. Khổng tử đáp: “Phải trọng năm điều tốt, trừ bốn điều xấu thì có thể tòng chính được”. Tử Trương hỏi: “Thế nào là năm điều tốt?”. Khổng tử đáp: “Người quân tử ban ân huệ cho dân mà không hao tốn, khiến dân làm việc khó nhọc mà dân không oán, có lòng muốn mà dân không tham, thư thái mà không kiêu căng, uy nghiêm mà không dữ tợn”. Tử Trương hỏi: “Thế nào mà ban ân huệ cho dân mà không hao tốn?...”. Khổng tử đáp: “Nhân cái lợi của dân mà làm lợi cho dân (chẳng hạn dân ở miền núi, miền biển… cái lợi của núi, của biển, khuếch trương những lợi đó cho dân) thì chẳng phải là ban ân huệ cho dân mà không hao tốn ư? Chọn việc phải làm và lúc nào đáng làm mà khiến cho dân làm, như vậy thì ai oán? Muốn có điều nhân mà được điều nhân thì còn gì mà tham? Người quân tử đối với dân, chẳng kể là đám đông hay ít, người lớn hay người nhỏ (có người dịch là chẳng kể việc lớn hay việc nhỏ), không dám khinh thường, trễ biếng, như vậy chẳng phải là thư thái mà không kiêu căng ư? Người quân tử mũ áo chỉnh tề, nhìn ngó đoan chính, dáng mạo trang trọng, ai trông thấy cũng kính sợ, như vậy chẳng phải uy nghiêm mà không dữ tợn ư?”. Tử Trương hỏi: “Thế nào là bốn điều xấu?”. Khổng tử đáp: “Không giáo hoá dân, để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược; không cắt đặt, răn bảo trước mà muốn có thành tích, như vậy là hung bạo; khi ra lệnh thì không bảo là cấp bách rồi đột nhiên bắt dân phải làm xong trong một kì hạn gấp, như vậy là hại dân; khi cho dân cái gì mà so đo bỏn xẻn với dân, như vậy là có thói nhỏ nhen của một viên chức thấp (hữu ti)”
[20.3]
子曰:「不知命,無以為君子也。不知禮,無以立也。不知言,無以知人也。」
XX.3
Tử viết: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã; bất tri lễ, vô dĩ lập dã; bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không biết mệnh trời thì không phải là người quân tử; không biết lễ thì không biết cách đi đứng ở đời (hoặc không biết lập thân trong chính đạo); không biết phân biệt lời nói của người thì không hiểu người”.
Dịch. – Khổng tử nói: “Không biết mệnh trời thì không phải là người quân tử; không biết lễ thì không biết cách đi đứng ở đời (hoặc không biết lập thân trong chính đạo); không biết phân biệt lời nói của người thì không hiểu người”.
NHỮNG CÂU THƯỜNG DẪN
I
1. Hữu bằng tự viễn phương lai…
3. xảo ngôn lệnh sắc.
4. nhất nhật tam tĩnh ngô thân.
14. thực vô cầu bão…
16. bất hoạn nhân chi bất kỉ tri.
II.
1. vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần…
2. tư vô tà
3. thập ngũ chí ư học…
11. ôn cố tri tân
12. quân tử bất khí
15. học nhi bất tư tắc võng…
17. Tri chi vi tri chi…
24. kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã.
III.
1. thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn (bát dật)
4. lễ dữ kì xa ninh kiệm.
7. quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ.
12. tế như tại.
13. hoạch tội ư thiên, vô sở cầu đảo.
14. Ngô tòng Chu.
21. Kí vãng bất cữu.
IV.
8. triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.
14. bất hoạn mạc tri kỉ.
15. ngô đạo nhất dĩ quán chi.
16. quân tử dụ ư nghĩa.
19. phụ mẫu tại, bất viễn du.
25. đức bất cô, tất hữu lân.
V.
9. hủ mộc bất khả điêu dã.
14. bất sỉ hạ vấn.
19. tam tư nhi hậu hành? Tái tư khả hĩ.
25. lão giả an chi.
VI.
19. trung nhân dĩ hĩ thượng khả hĩ ngứ thượng.
20. kính nhi viễn chi.
21. trí giả nhạo thuỷ…
23. cô bất cô…
28. kỉ dục lập nhi lập nhân năng cận thủ thí.
VII.
1. thuật nhi bất tác.
8. cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản.
11. tòng ngô sở hiếu.
15. phú quí như phù vân.
16. gia ngã sổ niên…
18. bất tri lão chi tương chí.
19. sinh nhi tri chi.
21. tam nhân hành tất hữu ngã sư.
34. Khâu chi đảo dã cửu dĩ hĩ.
36. quân tử thản đãng đãng.
VIII.
4. nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện.
9. dân khả sử do chi.
13. nguy bang bất nhập – bang vô đạo phú thả quí yên sỉ dã.
14. bất tại kì vị bất mưu kì chính.
IX.
4. Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
12. cầu thiện giá nhi cô chư.
13. hà lậu chi hữu.
16. thệ giả như tư phù.
17. vị kiến hiếu đức như hiếu sắc.
22. hậu sinh khả uý.
25. thất phu bất khả đoạt chí.
27. tri tùng bách chi hậu điêu.
XI.
11. vị năng sự nhân yên năng sự quỉ.
14. thăng đường, vị nhập thất…
15. quá do bất cập.
XII.
2. kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân.
5. tử sinh hữu mệnh – tứ hải chi nội giai huynh đệ.
7. dân vô tín bất lập.
8. tứ bất cập thiệt (như: nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy).
9. bách tín bất túc, quân thục dữ túc?
13. tất dã sử vô tụng hồ.
24. dĩ văn hữu hội, dĩ hữu phụ nhân.
XIII.
3. danh chính ngôn thuận.
15. nhất ngôn khả dĩ hưng bang.
17. dục tốc bất đạt, kiến tiểu lợi…
23. hoà nhi bất đồng.
XIV.
33. kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã.
39. tri kì bất khả vi nhi vi chi.
XV.
1. quân tử cố cùng.
2. vô vi nhi trị.
7. thất nhân thất ngôn.
8. sát thân dĩ thành nhân.
11. vô viễn lự tất hữu cận ưu.
19. tật một thế nhi danh bất xưng.
23. kỉ sở bất dục.
26. tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu.
28. nhân năng hoằng đạo…
38. hữu giáo vô loại.
39. đạo bất đồng bất tương vi mưu.
40. từ đạt nhi dĩ hĩ.
XVI.
1. bất hoạn quả nhi hoạn bất quân – dục chi nhi tất vi chi từ.
7. lão giới chi tại đắc.
9. sinh nhi tri chi.
13. bất học Thi vô dĩ ngôn.
XVII.
1. nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dư.
2. tính tương cận, tập tương viễn.
3. thượng trí, hạ ngu bất di.
4. cát kê, yên dụng ngưu đao.
14. vô sở bất chí.
19. thiền hà ngôn tai.
25. nữ tử nan dưỡng.
XVIII.
7. đạo chi bất hành dĩ tri chi hĩ.
8. vô khả vô bất khả.
10. vô cầu bị.
XIX.
20. quân tử ố cư hạ lưu.
25. quân tử nhất ngôn dĩ vi trí.
XX.
1. doãn chấp kì trung; vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung.
2. huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán. Bất giáo nhi sát, vị chi ngược.
I
1. Hữu bằng tự viễn phương lai…
3. xảo ngôn lệnh sắc.
4. nhất nhật tam tĩnh ngô thân.
14. thực vô cầu bão…
16. bất hoạn nhân chi bất kỉ tri.
II.
1. vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần…
2. tư vô tà
3. thập ngũ chí ư học…
11. ôn cố tri tân
12. quân tử bất khí
15. học nhi bất tư tắc võng…
17. Tri chi vi tri chi…
24. kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã.
III.
1. thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn (bát dật)
4. lễ dữ kì xa ninh kiệm.
7. quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ.
12. tế như tại.
13. hoạch tội ư thiên, vô sở cầu đảo.
14. Ngô tòng Chu.
21. Kí vãng bất cữu.
IV.
8. triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.
14. bất hoạn mạc tri kỉ.
15. ngô đạo nhất dĩ quán chi.
16. quân tử dụ ư nghĩa.
19. phụ mẫu tại, bất viễn du.
25. đức bất cô, tất hữu lân.
V.
9. hủ mộc bất khả điêu dã.
14. bất sỉ hạ vấn.
19. tam tư nhi hậu hành? Tái tư khả hĩ.
25. lão giả an chi.
VI.
19. trung nhân dĩ hĩ thượng khả hĩ ngứ thượng.
20. kính nhi viễn chi.
21. trí giả nhạo thuỷ…
23. cô bất cô…
28. kỉ dục lập nhi lập nhân năng cận thủ thí.
VII.
1. thuật nhi bất tác.
8. cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản.
11. tòng ngô sở hiếu.
15. phú quí như phù vân.
16. gia ngã sổ niên…
18. bất tri lão chi tương chí.
19. sinh nhi tri chi.
21. tam nhân hành tất hữu ngã sư.
34. Khâu chi đảo dã cửu dĩ hĩ.
36. quân tử thản đãng đãng.
VIII.
4. nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện.
9. dân khả sử do chi.
13. nguy bang bất nhập – bang vô đạo phú thả quí yên sỉ dã.
14. bất tại kì vị bất mưu kì chính.
IX.
4. Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
12. cầu thiện giá nhi cô chư.
13. hà lậu chi hữu.
16. thệ giả như tư phù.
17. vị kiến hiếu đức như hiếu sắc.
22. hậu sinh khả uý.
25. thất phu bất khả đoạt chí.
27. tri tùng bách chi hậu điêu.
XI.
11. vị năng sự nhân yên năng sự quỉ.
14. thăng đường, vị nhập thất…
15. quá do bất cập.
XII.
2. kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân.
5. tử sinh hữu mệnh – tứ hải chi nội giai huynh đệ.
7. dân vô tín bất lập.
8. tứ bất cập thiệt (như: nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy).
9. bách tín bất túc, quân thục dữ túc?
13. tất dã sử vô tụng hồ.
24. dĩ văn hữu hội, dĩ hữu phụ nhân.
XIII.
3. danh chính ngôn thuận.
15. nhất ngôn khả dĩ hưng bang.
17. dục tốc bất đạt, kiến tiểu lợi…
23. hoà nhi bất đồng.
XIV.
33. kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã.
39. tri kì bất khả vi nhi vi chi.
XV.
1. quân tử cố cùng.
2. vô vi nhi trị.
7. thất nhân thất ngôn.
8. sát thân dĩ thành nhân.
11. vô viễn lự tất hữu cận ưu.
19. tật một thế nhi danh bất xưng.
23. kỉ sở bất dục.
26. tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu.
28. nhân năng hoằng đạo…
38. hữu giáo vô loại.
39. đạo bất đồng bất tương vi mưu.
40. từ đạt nhi dĩ hĩ.
XVI.
1. bất hoạn quả nhi hoạn bất quân – dục chi nhi tất vi chi từ.
7. lão giới chi tại đắc.
9. sinh nhi tri chi.
13. bất học Thi vô dĩ ngôn.
XVII.
1. nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dư.
2. tính tương cận, tập tương viễn.
3. thượng trí, hạ ngu bất di.
4. cát kê, yên dụng ngưu đao.
14. vô sở bất chí.
19. thiền hà ngôn tai.
25. nữ tử nan dưỡng.
XVIII.
7. đạo chi bất hành dĩ tri chi hĩ.
8. vô khả vô bất khả.
10. vô cầu bị.
XIX.
20. quân tử ố cư hạ lưu.
25. quân tử nhất ngôn dĩ vi trí.
XX.
1. doãn chấp kì trung; vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung.
2. huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán. Bất giáo nhi sát, vị chi ngược.
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét